Khái quát về các cách chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếngViệt

Một phần của tài liệu Hoán dụ trong tiếng Anh và việc chuyển dịch hoán dụ tiếng Anh sang tiếng Việt (Trang 69)

(Trên tư liệu nghĩa hoán dụ các từ ngữ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người)

1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC CÁCH CHUYỂN DỊCH TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG VIỆT

Trong cuộc sống hiện nay, một hoạt động diễn ra thường nhật và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người đó chính là hoạt động dịch thuật. Trong tác phẩm “Language Structure and Translation” [64], Nida cho rằng quá trình chuyển dịch phải trải qua các giai đoạn sau:

Ngôn ngữ gốc Bản dịch ngôn ngữ đích (Source language) (Target language translation)

Phân tích Tái cấu trúc

(Analysis) (Restructuring)

Chuyển Transfer

Thông qua sơ đồ này ta thấy rằng ba giai đoạn của quá trình chuyển dịch là phân tích, chuyển và cuối cùng là tái cấu trúc. Trước khi chuyển dịch hoán dụ trong ngôn ngữ gốc (source language viết tắt SL) thì phải phân tích về cấu trúc, nét nghĩa sau đó chuyển sang ngôn ngữ đích (target language, viết tắt là TL) thì việc tái cấu trúc hoán dụ cần được tiến hành để tránh sự lệ thuộc vào từ, ngữ gốc của hoán dụ trong ngôn ngữ gốc. Tuy nhiên, để việc chuyển dịch hoán dụ từ SL sang TL cũng còn

chịu ảnh hưởng một số nhân tố giao tiếp khác nữa ví dụ như hoàn cảnh xã hội, đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng - đối tượng của các bộ môn khoa học khác như tâm lí học, ngữ văn học, dân tộc học…….

Trong cuốn “Nghiên cứu dịch thuật” của Hoàng Văn Vân [13], tác giả đã giới thiệu các kiểu dịch khác nhau của các tác giả:

- Catford đã phân chia dịch ra thành: dịch đầy đủ và dịch từng phần, dịch tổng thể và dịch hạn chế, dịch âm vị, dịch chữ viết, dịch chuyển tự, dịch giới hạn cấp độ và dịch không giới hạn cấp độ.

- Newman đưa ra cách phân chia loại hình dịch từ quan điểm của độc giả. Ông đã phân biệt hai loại là dịch ngữ nghĩa và dịch giao tiếp. - Khác với Catford và Newman, Larson đã chia dịch thành dịch nghĩa

đen và dịch đặc nghĩa.

1.1. Chuyển dịch tương đương

Trong tác phẩm “Text and Translation” [63], Newbert xem việc chuyển dịch tương đương (viết tắt là CDTĐ) tương đương như là một loại tín hiệu, và loại tín hiệu cần hội đủ cả ba yếu tố: đó là yếu tố cú pháp (syntactic), yếu tố ngữ nghĩa (semantic) và yếu tố ngữ dụng (pragmatic). Tác giả nhấn mạnh yếu tố cú pháp cần phải được ưu tiên xem xét rồi sau đó mới tính đến yếu tố ngữ nghĩa và yếu tố ngữ dụng sẽ điều kiện hóa (condition) và bổ sung (modify) cho hai yếu tố kia.

Tiếp thu quan điểm của Nida, Taber, Newman và đặc biệt là của Koller, Nguyễn Hồng Cổn đã đưa ra định nghĩa chuyển dịch tương đương như sau: “Tương đương dịch thuật (viết tắt là TDDT) là sự trùng hợp hay tương ứng trên một hoặc nhiều bình diện (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng) giữa các đơn vị dịch thuật của văn bản nguồn (viết tắt là VBN) và văn bản đích (viết tắt là VBĐ) với tư cách vừa là sản phẩm vừa là phương diện của dịch thuật như một quá trình giao tiếp”.

Như vậy trong định nghĩa cũng như quan điểm của Nguyễn Hồng Cổn thì các bình diện để xét về chuyển dịch tương đương cụ thể hơn so với quan điểm của Newbert. Yếu tố cú pháp được xét trên hai bình diện là ngữ âm và ngữ pháp. Chính vì vậy, luận văn sử dụng cách nhìn nhận về chuyển dịch tương đương của Nguyễn Hồng Cổn để xem xét cách chuyển dịch hoán dụ từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

Dựa vào định nghĩa CDTĐ, Nguyễn Hồng Cổn phân biệt ra bốn bình diện TĐDT là tương đương ngữ âm, tương đương ngữ pháp, tương đương ngữ nghĩa và tương đương ngữ dụng [26]. Nếu thiếu một trong bốn bình diện TĐDT trên là tiêu chí để tác giả phân chia thành hai nhóm TĐDT đó là tương đương hoàn toàn và tương đương không hoàn toàn. Tương đương hoàn toàn có hai loại là:

- Tương đương hoàn toàn tuyệt đối là các TĐDT tương đương với nhau trên cả bốn bình diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.

Ở cấp độ từ, kiểu tương đương này thường là cách tái hiện từ mà ngôn ngữ đích vay mượn trực tiếp từ ngôn ngữ nguồn bằng cách phiên âm hay để nguyên dạng như đôla, photocopy, axit, internet, Paris….

Ở cấp độ câu, kiểu tương đương hoàn toàn tuyệt đối chỉ xảy ra khi ngôn ngữ đích và ngôn ngữ nguồn có quan hệ họ hàng rất gần gũi, hoặc có quan hệ tiếp xúc, vay mượn từ lâu đời.

Tuy nhiên, do các ngôn ngữ trên thế giới có hệ thống âm vị khác nhau nên việc tương đương hoàn toàn tuyệt đối là rất ít.

- Tương đương hoàn toàn tương đối là các TĐDT giống nhau trên ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.

Ở cấp độ từ, kiểu tương đương này là sự tương đương về nghĩa ngữ cảnh và phi ngữ cảnh của văn bản nguồn và văn bản đích.

Ở cấp độ câu, nếu chỉ xét tương đương về một vài đặc điểm của bình diện ngữ pháp như phạm trù từ loại của từ, trật tự từ, cấu trúc cú pháp, kiểu câu thì kiểu tương đương này khá phổ biến.

Tương đương không hoàn toàn, tức là các TĐDT chỉ tương ứng với nhau trên một hoặc hai bình diện. Trong loại này, Nguyễn Hồng Cổn chia ra thành bốn tiểu loại như sau:

- Tương đương ngữ pháp- ngữ nghĩa là loại TĐDT mà đơn vị dịch trong VBN và VBĐ chỉ tương đương với nhau về ngữ nghĩa và ngữ pháp nhưng không tương đương về bình diện ngữ dụng.

Ở cấp độ từ, trường hợp này xảy ra khi một từ trong ngôn ngữ nguồn được dịch bằng nhiều từ trong ngôn ngữ đích khác vê nghĩa biểu cảm nhưng tương đương về mặt phạm trù từ loại và ý nghĩa.

Ở cấp độ câu thì kiểu tương đương dịch thuật này thường xuất hiện trong các trường hợp như dịch các văn bản khoa học, hoặc dịch đuổi do đặc điểm của văn bản hoặc hạn chế về thời gian, người dịch có thể bỏ qua một số thông tin ngữ dụng tế nhị, khó dịch nhưng với các thông tin quan trọng như đích ngôn trung, giá trị thông báo, nếu lược bỏ sẽ làm tổn hại đến giao tiếp.

Kiểu dịch tương đương ngữ pháp- ngữ nghĩa thường được sử dụng khi dịch chú giải nghĩa nguyên văn của câu (như chú giải nghĩa nguyên văn của thành ngữ) chứ ít được dùng trong giao tiếp.

- Tương đương ngữ pháp- ngữ dụng là loại tương đương mà trong đó các đơn vị dịch của VBN và VBĐ chỉ tương đương với nhau về ngữ pháp và ngữ dụng nhưng không tương đương về bình diện ngữ nghĩa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở cấp độ từ, loại tương đương này xảy ra khi từ của ngôn ngữ nguồn được dịch bằng một từ trong ngôn ngữ đích khác về nghĩa sở biểu nhưng lại tương đương về phạm trù từ loại và nghĩa liên hội hay nghĩa biểu cảm.

Ở cấp độ câu, các đơn vị gốc và đơn vị đối dịch tương đương với nhau về các đặc trưng ngữ phá cơ bản (cấu trúc cú pháp, trật tự từ…) và giá trị ngôn trung nhưng không tương đương về nghĩa biểu hiện.

- Tương đương ngữ nghĩa- ngữ dụng là loại tương đương phổ biến nhất. Khi chuyển dịch một đơn vị dịch từ VBN sang VBĐ thì có sự tương đương về nghĩa biểu hiện và ngữ dụng (đích ngôn trung, giá trị thông báo…) nhưng lại không có sự tương ứng về bình diện ngữ pháp.

Loại tương đương này thường xuất hiện khi ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích khác xa nhau về loại hình và vì vậy độ dài của đơn vị dịch càng lớn thì khác biệt về ngữ pháp của loại tương đương này càng phức tạp.

- Tương đương thuần ngữ dụng là loại tương đương tự do nhất. Trong các trường hợp chuyển dịch mà chỉ tương đương về bình diện ngữ dụng (đích ngôn trung và giá trị thông báo) còn hầu như độc lập với tương đương ngữ pháp và ngữ nghĩa và nếu chúng ta cố liên kết chúng khi dịch thì đó chính là kiểu dịch từng từ (word for word translation). Kiểu tương đương này thường gặp khi dịch các câu có tính nghi thức và tính thành ngữ cao.

Tóm lại, thủ pháp chuyển dịch tương đương đóng một vai trò quan trọng trong quá trình dịch thuật vì nó không những là các tiêu chí để đánh giá chất lượng của văn bản dịch mà nó còn giúp những dịch giả có công cụ hiệu quả để chuyển dịch các văn bản thành công và chính xác hơn.

1.2. Chuyển dịch không tương đương

Trong tác phẩm “Translation” [49], Duff Alan cho rằng các từ ngữ mang tính thành ngữ (idiomatic expressions) là không thể chuyển dịch được (untranslationable). Đó là những lối nói ví von (similes), các lối nói ẩn dụ (metaphor), các tục ngữ (proverbs), các từ ngữ nghề nghiệp (jagons), các tiếng lóng (slang), các từ ngữ thường đàm (colloquialisms), các ngữ động từ (pharsal verbs). Chính vì vậy, Duff đã đưa ra một số giải pháp như sau [49]:

- Giữ lại từ hay ngữ gốc, hoặc để nó trong ngoặc kép “”, hoặc có giải thích nghĩa đen của từ hay từ ngữ đó ở trong ngoặc đơn ().

- Sử dụng một từ ngữ tương đương (idiomatic) ở ngôn ngữ đích.

- Chuyển dịch sang ngôn ngữ đích mà không cần phải tính đến tính chất thành ngữ của từ hay ngữ (non- idiomatic) trong ngôn ngữ gốc.

Để giải quyết vấn đề chuyển dịch không tương đương, Nguyễn Hồng Cổn cũng đã đưa ra một số thủ pháp chuyển dịch không tương đương như sau:

- Dịch với một từ cụ thể

Trong quá trình dịch khi một từ ở VBN không thể tìm được từ tương ứng ở VBĐ thì khi đó người dịch phải chọn lựa một từ có nghĩa cụ thể và chuẩn xác để thay thế khái niệm đó ở VBN. Ví dụ:

(192) Từ “eat” trong tiếng Anh có thể dịch thành nhiều từ khác nhau trong tiếng Việt tùy theo các ngữ cảnh khác nhau. Nếu trong tình huống lịch sự thì có thể dịch là xơi, ăn nhưng trong tình huống không lịch sự thì “eat” có thể dịch là tọng, đớp, nhồi…. Như vậy, trong những trường hợp như thế này, thì người dịch không thể chỉ dựa vào một từ trong VBN (tiếng Anh) để quyết định một từ tương ứng trong VBĐ (tiếng Việt). Vì vậy muốn có được một câu dịch chính xác và hoàn hảo thì người dịch phải dựa vào ngữ cảnh để đưa phương án dịch hay nhất và phù hợp nhất giữa từ trong VBN và từ tương đương trong VBĐ.

- Dịch bằng cách lựa chọn phương án tương đương

Thủ pháp dịch này được áp dụng trong các trường hợp nghĩa giống nhau nhưng hình ảnh khác nhau ở VBN và VBĐ. Ví dụ:

(193) A honey tongue, a heart of gall. (Khẩu phật, tâm xà)

Ở ví dụ trên ta thấy, về mặt nghĩa thì hai câu này tương đương với nhau nhưng cách dùng từ và hình ảnh là khác nhau. Trong tiếng Anh,

tongue (lưỡi) là bộ phận trên cơ thể người phát ra tiếng nói còn honey

nghĩa là mật ong như vậy khi hai từ nay kết hợp với nhau thì có ý nghĩa là những lời nói ngon ngọt, dễ nghe. Với cách lập luận như trên thì cụm từ a heart of gall (nghĩa là trái tim của vị đắng). Sự kết hợp của hai vế: a honey tonguea heart of gall thì chúng ta có thể hiểu nghĩa của câu này là: nói rất hay nhưng tim thì lại không tốt. Với ý nghĩa thực tại như vậy trong tiếng Việt thì người Việt lại dùng hình ảnh “khẩu Phật” để tương ứng với “honey tongue” “tâm xà” tương ứng với “a heart of gall”. Khi người dịch tìm được phương án dịch tương đương như thế này thì sẽ đảm bảo được sự chuyển tải ý nghĩa thực tại trong giao tiếp.

- Dịch bằng những khái niệm văn hóa

Thủ pháp dịch này được áp dụng trong những trường hợp không thể tìm được từ tương ứng trong VBĐ cho từ trong VBN. Người dịch phải tìm một khái niệm hay một cách diễn đạt có đặc trưng văn hóa, có nét nghĩa khác với từ ở VBN nhưng xét tổng thể trong VBĐ thì từ này có một ảnh hưởng tương tự với từ được thay thế ở VBN. Ví dụ:

(194) A black dog, a black horse, a black cat

(Chó mực, ngựa ô, mèo mun)

Trong trường hợp này cùng là một từ black (đen) trong VBN (tiếng Anh) nhưng khi chuyển dịch sang VBĐ (tiếng Việt) thì nó tương đương với những ba từ mực, ô, mun. Xuất hiện hiện tượng này là do cách thể hiện sắc thái văn hóa riêng và nó luôn thường trực trong tiềm thức người bản ngữ (ở đây là người Việt).

- Dịch bằng từ vay mượn kèm lời giải thích

Trong các trường hợp từ ngữ ở VBN mới mẻ và xa lạ đối VBĐ, thì thủ pháp này được áp dụng để xử lý. Cách dịch này tạo ra từ mới trong VBĐ tương đương với từ trong VBN chứ không muốn vay mượn từ nguyên gốc trong VBN. Người dịch có quyền lựa chọn tạo ra khái niệm

mới hay vay mượn từ nguyên gốc nhưng phải xét thêm yếu tố khái niệm đó có quá mới với VBĐ hay không. Ví dụ: sanwich (bánh mỳ kẹp thịt).

Khi dịch sang tiếng Việt, người dịch có thể dùng nguyên từ đó nhưng cần có thêm lời giải thích. Đối với các từ viết tắt cũng tương tự như vậy. Chẳng hạn như từ WTO (world trade organization) gần đây được xuất hiện phổ biến trên các thông tin đại chúng. Trong tiếng Anh từ này thường được viết tắt nhưng khi chuyển dịch sang tiếng Việt thì luôn luôn có kèm theo lời giải thích như sau: WTO (tổ chức thương mại thế giới). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dịch bằng một đoạn văn

Thủ pháp chuyển dịch này được sử dụng khi một từ trong VBN hoặc một khái niệm hoặc một hình ảnh không có ở VBĐ hoặc trong VBĐ có khái niệm giống VBN nhưng ý nghĩa chuyển tải không giống với mục đích mà VBN sử dụng. Ví dụ:

(195) Pregnant women should avoid smoking. (Phụ nữ mang thai tránh thuốc lá)

Trong ví dụ này nếu người dịch chỉ chuyển dịch như trên thì người đọc thấy rất khó hiểu: “phụ nữ mang thai nên tránh hút thuốc lá hay khói thuốc lá”. Vì trong tiếng Việt cần làm rõ hai khái niệm hút thuốc lá và khói thuốc lá nên trong câu dịch này nên thêm là: “Phụ nữ mang thai nên tránh hút thuốc lá và khói thuốc lá” thì sẽ chuyển tải được đầy đủ ý nghĩa trong VBN (tiếng Anh).

- Dịch bằng cách lược bỏ từ không cần thiết

Trong các trường hợp dịch trong một từ hay một câu không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa của VBĐ thì thủ pháp này được áp dụng. Cách này sẽ giúp cho người dịch có được văn bản dịch thành công mà lại rất phù hợp với VBĐ. Ví dụ:

(196) She also told him plainly that he had too many men about him and that his court was like a riotous inn.

Cách dịch hay nhất khi chuyển tải sang tiếng Việt là: “Cô nàng nói với vua cha rằng, ông có quá nhiều cận về rồi và triều đình của ông tựa như một nhà trọ hỗn loạn”. Trong câu dịch này, từ plainly đã bị bỏ qua khi chuyển dịch sang tiếng Việt. Sự khác biệt giữa “she also told him plainly” và “she also told him” là rất nhỏ và không làm mất đi sự nhấn mạnh mà người nói muốn thể hiện nên việc dịch lược bớt từ như vậy không ảnh hưởng gì đến nghĩa của câu.

Để giúp người đọc có một cách nhìn tổng quát về các thủ pháp dịch thuật, sau đây là bảng tổng kết về các kiểu tương đương dịch thuật và các bình diện tương đương:

Các kiểu tương đương

Các bình diện tương đương

Ngữ âm Ngữ pháp Ngữ nghĩa Ngữ dụng Có tương đương Hoàn toàn Tuyệt đối + + + + Tương đương - + + + Không hoàn toàn Ngữ nghĩa- Ngữ dụng - - + + Ngữ nghĩa- Ngữ pháp - + + - Ngữ dụng- Ngữ pháp + - - + Thuần ngữ dụng - - - +

2. CÁC CÁCH CHUYỂN DỊCH HOÁN DỤ CÓ PHẠM TRÙ LÀ TỪ CHỈ BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƢỜI TỪ TIẾNG ANH SANG TIẾNG VIỆT

Trong phần này, luận văn sẽ tập trung khảo sát các từ ngữ hoán dụ được dịch tương đương trong các câu dịch ở VBĐ (tiếng Việt) với các từ ngữ hoán dụ có chứa từ chỉ bộ phận cơ thể người trong VBN (tiếng Anh), bất kể các từ ngữ được dịch tương đương ở tiếng Việt có phải là hoán dụ hay không phải là hoán dụ. Dựa trên cơ sở lý thuyết về tương đương dịch thuật (đã trình bày ở phần 1 chương này), luận văn đã cố gắng nhận diện các kiểu chuyển dịch tương đương hay không tương đương mà người dịch đã sử dụng. Trong các đối chiếu dưới đây, không phải là phương án chuyển dịch nào cũng là phù hợp và chính xác nhất, nhưng để thể hiện sự tôn trọng đối với các dịch giả trong các nguồn tư liệu mà chúng tôi sử dụng nên chúng tôi giữ nguyên văn cách dịch của các dịch giả và trong

Một phần của tài liệu Hoán dụ trong tiếng Anh và việc chuyển dịch hoán dụ tiếng Anh sang tiếng Việt (Trang 69)