Bệnh gan, thận mủ trên cá da trơn

Một phần của tài liệu Thông tin Khuyến nông Việt Nam 8 (2014) (Trang 26)

Bệnh gây ra do vi khuẩn Edwardsiella sp. Bệnh thường xảy ra trên cá da trơn nuôi lồng và nuôi ao. Cá bị bệnh có biểu hiện bơi lờ đờ, màu nhợt nhạt, xuất huyết trên cơ thể, đặc biệt khi mổ cá quan sát trên gan, thận có biểu hiện lốm đốm trắng nên bệnh còn được gọi với tên khác là bệnh gan, thận mủ ở cá da trơn. Đầu năm 2014, bệnh đã xảy ra trên cá lăng đen, lăng vàng (cá giống từ Trung Quốc) nuôi lồng, nuôi ao tại khu vực huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, gây chết nhanh và nhiều, có lồng nuôi tỷ lệ chết cấp tính từ 40 - 60% số lượng cá. Bệnh thường xảy ra ở cá lớn.

Do cá bị bệnh nhiễm khuẩn nên kháng sinh có thể điều trị bệnh này thành công nếu dùng đúng thuốc,

đúng liệu trình và phải dùng sớm, vì thuốc điều trị bệnh cho cá nuôi lồng chủ yếu thông qua đường tiêu hóa bằng cách trộn thuốc vào thức ăn nên khi điều trị cần đưa được thuốc vào cơ thể cá bệnh. Thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh là Florphenicol, Doxycycline liều dùng 30 - 50 mg/kg cá/ngày, sử dụng liệu trình 5 - 7 ngày

liên tục, cùng với việc bổ sung thuốc bổ nhằm nâng cao sức đề kháng cho cá nuôi như dùng β-Glucan, hoặc vitamin C. Với những đàn cá ăn ít cần tạo bể giả trong các lồng nuôi rồi hòa kháng sinh với liều 20 g/m3 nước tiến hành ngâm cá trong 12 giờ, làm liên tục trong 3 ngày liền. Lưu ý khi tắm thuốc cần tạo dòng trong bể giả hoặc phun mưa hoặc chạy máy sủi.

Một phần của tài liệu Thông tin Khuyến nông Việt Nam 8 (2014) (Trang 26)