Hình III.3: Khu vực làng nghề làm bột xã Tân Phú Đông, thị xã Sa Đéc

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 48)

Thủy sinh vật ở Tràm Chim khá phong phú về thành phần loài và sinh vật lượng. Có 174 loài tảo, 110 loài động vật nổi, 26 loài động vật đáy. Sự biến động về thành phần loài và sinh vật lượng của thủy sinh vật có tính chất chu kỳ. Sự phong phú của chúng vào thời kỳ cuối mùa mưa đầu mùa khô hàng năm nhưng đến cuối mùa khô đầu mùa mưa thì trở nên nghèo nàn. Sự biến động này phù hợp với sự biến động có tính chất chu kỳ của pH nước ở Tràm Chim.

Phiêu sinh thực vật

Vườn Quốc gia Tràm Chim có tổng cộng 349 loài phiêu sinh thực vật hiện diện trên các thủy vực khác nhau. Các loài này thuộc vào 8 lớp:

• Euglenophyceae (Nhởn tảo) : 80 loài

• Chlorophyceae (Lục tảo) : 134 loài

• Bacillariophyceae (Khuê tảo) : 75 loài

• Xanthophyceae (Hoàng tảo) : 6 loài

• Dinophyceae (Song chiên tảo) : 7 loài

• Chrysophyceae (Kim tảo) : 3 loài

• Raphidophyceae : 1 loài

Các lớp có nhiều loài là: Chlorophyceae, Euglenophyceae, Bacillariophyceae, Cyanophyceae. Bốn lớp này chiếm 95% các loài. Các chi có nhiều loài:

• Trachelomonas (Euglenophyceae) : 31 loài

• Cosmarium (Chlorophyceae) : 29 loài

• Oscillatoria (Cyanophyceae) : 21 loài

• Phacus (Euglenophyceae) : 21 loài

• Euglena (Euglenophyceae) : 19 loài

• Closterium (Chlorophyceae) : 16 loài

• Eunotica (Bacillariophyceae) : 14 loài

Với 349 loài phiêu sinh thực vật hiện diện trong các thủy vực đã thể hiện một mức độ đa dạng về thành phần loài khá cao. Có một sự thay đổi lớn trong thành phần loài phiêu sinh vật trên tất cả các thủy vực khi chuyển từ mùa mưa sang mùa khô.

Khuê tảo bám

Vườn Quốc gia Tràm Chim có tổng cộng 150 loài khuê tảo bám trên các thủy vực. Sự đa dạng thành phần các loài khuê tảo bám khá cao so với các khu vực tương tự. Tuy nhiên, độ nhiễm phèn và nhiễm bẩn hữu cơ là hai khuynh độ môi trường quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố của khuê tảo bám trên các thủy vực, trong đó khuynh độ về độ nhiễm phèn có tầm quan trọng cao hơn. Chỉ số đa dạng sinh học căn cứ trên thành phần khuê tảo bám giảm đi một ít khi độ phèn của nước tăng lên.

Phiêu sinh động vật

Vườn Quốc gia Tràm Chim có tổng cộng 96 loài phiêu sinh động vật trên các thủy vực khác nhau. Các loài được phân ra 5 nhóm như sau:

• Protozoa (đơn bào động vật) : 8 loài

• Rotatoria (luân trùng) : 40 loài

• Cladocera (giáp xác râu ngành) : 30 loài

• Copepoda (giáp xác chân chèo) : 15 loài

• Ostracoda : 3 loài

Động vật đáy

Vườn Quốc gia Tràm Chim có tổng cộng 29 loài động vật đáy. Các loài động vật đáy này thuộc về 3 nhóm:

• Pisces (Cá) : 8 loài

• Mollusca (Nhuyễn thể) : 15 loài

• Crustacea (Giáp xác) : 6 loài

Mollusca là nhóm phong phú nhất về số lượng loài, chiếm gần 50% tổng số loài động vật đáy. Trong các Mollusca, lớp Gastropoda (chân bụng) có 9 loài và lớp Pelecypoda (chân rìu) có 6 loài. Có một sự gia tăng đáng kể về số lượng cá thể và số loài Giáp xác trong mùa mưa so với mùa khô. Các kênh mới đào và các kênh trong vùng lõi là các thủy vực khá nghèo nàn về số lượng loài động vật đáy trong mùa khô. Các thủy vực phong phú về số lượng loài là đồng cỏ Năn, lung Sen, kênh cũ, ruộng lúa và ao nuôi cá.

Côn trùng thủy sinh

Vườn Quốc gia Tràm Chim với sự hiện diện của 24 loài côn trùng thủy sinh. Các loài này thuộc 5 bộ:

• Odonata : 10 loài

• Hemiptera : 7 loài

• Diptera : 3 loài

• Coleoptera : 3 loài

• Ephemeroptera : 1 loài

Số lượng loài côn trùng thủy sinh xuất hiện trong cả hai mùa chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số loài của hầu hết thủy vực. Thành phần loài côn trùng thủy sinh giữa các thủy vực cũng không có sự khác biệt đáng kể.

Nhìn chung, hệ sinh thái và đa dạng sinh học tỉnh Đồng Tháp khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều vụ cháy tại Vườn quốc gia Tràm Chim đã làm ảnh hưởng khá lớn đến tài nguyên và đa dạng sinh học của tỉnh. Sau những vụ cháy, các đồng cỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim đã được phục hồi. Nhiều loài như cỏ năng ống, năng kim, lúa ma... đã được phục hồi. Sự phục hồi các sinh cảnh đồng cỏ là kết quả của công tác quản lý thủy văn phù hợp với sinh thái đất ngập nước do Vườn Quốc Gia Tràm Chim tiến hành trong kế hoạch "Quản lý Nước và Lửa Tạm thời". Nhưng vấn đề lớn xảy ra là trong đầu năm 2007, vụ cháy lớn tại khu vực A1 đã làm thiêu rụi 21 ha rừng tràm và đồng cỏ, trong đó có cả rừng tràm tái sinh từ 3 - 10 năm.

Nguyên nhân chủ yếu là do việc giữ nước cao quanh năm trong Vườn quốc gia trong một thời gian dài để chống cháy rừng tràm. Việc giữ nước này không phù hợp với chế độ thủy văn luân phiên của hệ sinh thái đất ngập nước vùng Đồng Tháp Mười. Thực chất nó làm gia tăng rủi ro cháy rừng với cường độ cao vì sự tích lũy lá rụng thành lớp dày trong điều kiện yếm khí. Mặt khác, cây tràm bị ngâm trong nước lâu năm bị long gốc, nghiêng ngả và hình thành một lớp rễ chùm xung quanh gốc tạo điều kiện cho lửa leo lên thân và ngọn cây, có thể gây chết hàng loạt cây tràm.

III.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐỒNG THÁP III.2.1. Hiện trạng môi trường đất

Thâm canh, độc canh lúa là hình thức thường được áp dụng nhằm nâng cao hiệu suất cây lúa. Tuy nhiên, việc thâm canh, độc canh một loại cây trồng trên cùng

một mảnh đất (biểu hiện qua hình thức canh tác 3 vụ lúa/năm) sẽ dẫn đến nguồn dinh dưỡng bị khai thác quá mức, lượng phân bón không đủ bù đắp dẫn đến môi trường đất tại khu vực bị bạc màu, thoái hóa dần. Tiêu biểu nhất tại tỉnh Đồng Tháp là vùng độc canh lúa tại huyện Châu Thành, với 3 vụ lúa/năm nhưng người dân chỉ thu hoạch bình quân là 47,8 tạ/ha, thấp hơn nhiều so với năng suất bình quân của tỉnh là 53,63 tạ/ha. Đồng thời, biểu hiện môi trường đất cũng cho thấy tình hình thoái hóa đất đang diễn ra trong khu vực biểu hiện qua lớp đất mùn đã giảm rất nhiều so với trước đây và thấp hơn so với các vùng khác trong tỉnh.

Bên cạnh đó, đây là tỉnh có truyền thống nông nghiệp lâu đời nên việc sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp là khá phổ biến. Trong năm qua toàn tỉnh đã canh tác 453.977 ha lúa, 9.976 ha rau đậu và 9.853 ha cây công nghiệp hàng năm. Do chủ động trong canh tác, bố trí mùa vụ nên hầu như đất đai được canh tác quanh năm, sâu bệnh có điều kiện tồn tại và phát triển liên tục. Do đó, việc người dân sử dụng hóa chất thuốc BVTV là điều khá phổ biến. Theo khảo sát, trong nông nghiệp người dân sử dụng thuốc như sau:

- Trong trồng lúa: + Thuốc cỏ: 1 lần/vụ

+ Thuốc trừ sâu: 1 - 2 lần/vụ + Thuốc trị bệnh: 2 - 4 lần/vụ - Với hoa màu:

+ Thuốc trừ sâu: 5 - 7 lần/vụ + Thuốc trị bệnh: 1 - 2 lần/vụ - Với cây ăn trái:

+ Cam, quýt: 15 - 20 lần/vụ + Xoài: 10 - 15 lần/vụ + Nhãn: 6 - 8 lần/vụ

Với diện tích canh tác và lượng thuốc dùng như trên, nếu giảm được lượng thuốc này thì không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn có lợi về mặt môi trường. Mặt khác vấn đề giải quyết lượng bao bì, chai lọ chứa TBVTV cũng rất đáng được quan tâm trong giai đoạn hiện nay: người dân mang về nhà tận dụng hoặc được vứt bừa bãi trên đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường.

Trong những năm gần đây, người dân đã biết áp dụng nhiều biện pháp thiết thực như: IPM, luân canh, xen canh... đã góp phần giúp hạn chế bớt tình hình ô nhiễm môi trường. Đặc biệt là hiện nay người nông dân đã biết sử dụng thuốc BVTV có tính phân hủy nhanh trong môi trường đất nên đã góp phần rất lớn trong việc giảm thiểu nồng độ các hóa chất độc hại tồn dư trong thiên nhiên. Tuy nhiên, tại một số khu vực, tình hình lạm dụng phân bón và thuốc BVTV vẫn còn xảy ra phổ biến gây tồn dư các hóa chất độc hại trong môi trường đất, nhất là tại khu vực trồng hoa kiểng.

Bên cạnh đó, việc canh tác nông nghiệp trên vùng đất phèn đã vô tình làm giải phóng lớp phèn tiềm tàng trong đất. Các hoạt động cày xới đất đã khiến các ion có độc tính (như Al3+, Fe3+…) tiềm tàng trong đất được chuyển từ thể tiềm tàng sang dạng hoạt động, gây hại cho môi trường đất và cây trồng. Hiện tượng này chỉ xảy ra ở một

số nơi, đồng thời kết hợp với quá trình tháo chua rửa phèn nên hàm lượng các chất độc hại này được chuyển vào môi trường nước, cân bằng lại nồng độ phèn hoạt động trong môi trường đất.

III.2.2. Hiện trạng môi trường nước

III.2.2.1. Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước trên địa bàn tỉnh

a. Nước thải sinh hoạt đô thị

Bảng III.4: Ước tính lượng nước thải sinh hoạt đô thị năm 2006

Đô thị 2006 (người)Dân số năm

Nhu cầu dùng nước

(m3/ngđ)

Lưu lượng nước thải năm

2006 (m3/ngđ)

Tổng cộng 287.871 26.752 21.401

Đô thị cấp tỉnh 186.100 18.610 14.888 Đô thị cấp huyện 101.771 8.142 6.513

Hiện nay, lượng nước thải sinh hoạt này hầu như không được thu gom triệt để và xử lý trước khi thải ra môi trường. Tất cả hầu như đều được thải trực tiếp ra môi trường, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước.

Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại các đô thị, đặc biệt là thành phố Cao Lãnh cho thấy nước thải đô thị có hàm lượng BOD5 và tổng Coliform vượt so với TCVN 5945-2005 (Mức I), nhất là tổng Coliform có giá trị rất cao vượt gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.

Bảng III.5: Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt tại thành phố Cao Lãnh

STT Thông số Đơn vị tính Đợt 1 Đợt 2 TCVN 5945-2005(Mức A) 1 Nhiệt độ 0C 30,1 29,5 <40 2 pH - 7,41 7,52 6 - 9 3 EC µS/cm 1.221 10,9 - 4 TDS mg/L 514 490 500 5 BOD5 mg/L 189 176 30 6 COD mg/L 245 221 50 7 DO mg/L 1,45 1,67 - 8 SS mg/L 107 84 500 9 Amoniac mg/L 5,27 4,63 1 10 Clorua mg/L 172 137 500

11 Photpho tổng mg/L 6,74 5,28 4

12 Dầu mỡ mg/L 0,51 0,44 10

13 Tổng Coliform MPN/100ml 9.300 24.000 3000

Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường, 2006 b. Nước thải y tế

Hiện nay, 3 bệnh viện lớn của tỉnh Đồng Tháp đã xây dựng và đưa vào vận hành trạm xử lý nước thải y tế. Tuy nhiên, qua kết quả quan trắc chất lượng nước thải tại bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp do Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh thực hiện năm 2005 và 2006 cho thấy: nước thải y tế sau xử lý có tổng Coliform, dầu động thực vật, COD đạt giá trị cho phép xả thải, song các giá trị BOD, SS, N tổng, P tổng, Amoniac, tổng Coliform đều chưa đạt giá trị cho phép xả thải. Điều này cho thấy, tuy có hệ thống xử lý nước thải nhưng chất lượng nước thải sau xử lý vẫn chưa đạt, vì vậy các cơ quan chức năng cần nên kiểm tra, xem xét quy trình công nghệ xử lý và phương thức vận hành nhằm điều chỉnh kịp thời.

Bảng III.6: Kết quả quan trắc chất lượng nước thải bệnh viện Đa Khoa Đồng Tháp Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả quan trắc TCVN 5945- 2005 (A) 3/2005 6/2005 3/2006 pH 8,3 8,5 7,9 6 - 9 SS mg/L 4 98 67 50 BOD mg/L 30 16 33 30 COD mg/L 46 32 48 50 Dầu động thực vật mg/L - - 0,56 10 N tổng mg/L 7 20 16,2 15 P tổng mg/L 5,5 3,5 4,2 4 Amoniac mg/L - - 0,87 5 Coliform TB/100ml 230 4.600 230 3.000

Nguồn: Báo cáo quan trắc môi trường, Sở TN&MT

Bên cạnh đó, ngoài 3 bệnh viện lớn, tỉnh còn 9 bệnh viện nằm tại các huyện vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải. Tất cả lượng nước thải này đều được thải trực tiếp ra môi trường gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường nước xung quanh khu vực.

c.1. Hiện trạng môi trường tại các làng nghề, sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Hình III.3: Khu vực làng nghề làm bột xã Tân Phú Đông, thị xã Sa Đéc

Trên địa bàn tỉnh hiện có 276 doanh nghiệp và 14.124 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề thủ công như: các cơ sở sản xuất gạch ngói, các cơ sở lau bóng gạo, các cơ sở xay xát và một số chủ hộ nuôi cá ao …

Đến nay, tỉnh Đồng Tháp đã công nhận 37 làng nghề thủ công nghiệp truyền thống. Các làng nghề đã giải quyết việc làm cho trên 50.000 lao động, chiếm 10% lực lượng lao động nông thôn. Hình thức phổ biến hiện nay là nuôi heo kết hợp với sản xuất bột, mỗi hộ nuôi với quy mô nhỏ trung bình từ 1 – 10 con/hộ. Hầu hết các hộ chăn nuôi chỉ quan tâm đến chuồng trại mà không chú trọng đến vấn đề xử lý chất thải, toàn bộ chất thải của gia súc được thải ra ngoài đã gây ô nhiễm môi trường nước và không khí.

Trong tỉnh hiện có 6 điểm làm bột kết hợp chăn nuôi heo: Tân Quy Tây, Tân Phú Đông (thị xã Sa Đéc), Tân Bình, Tân Phú Trung (huyện Châu Thành), Long Thắng và Tân Dương (huyện Lai Vung). Chỉ riêng xã Tân Phú Đông số heo nuôi bằng 10% số heo nuôi toàn tỉnh với khoảng 30.000 – 40.000 con. Đây là làng nghề chiếm diện tích 1.193 ha, với lượng chất thải rắn thải ra môi trường hàng ngày khoảng 70 – 80 tấn và 4.000 m3 nước thải; 1,6 tấn rác thải sinh hoạt. Làng nghề áp dụng quy trình sản xuất chế biến từ tấm phụ phẩm trong xay xát, ngâm ủ, sau đó xay ra bột, do đó lượng nước thải trong làm bột có đặc tính chua, giàu dinh dưỡng dễ lên men gây mùi khó chịu. Phụ phẩm trong chế biến bột được đưa vào chăn nuôi heo nên hàng ngày lượng phân heo và nước thải chăn nuôi thải ra một lượng rất lớn gây ô nhiễm môi trường.

Kết quả khảo sát chất lượng nước thải từ một hộ sản xuất trong làng nghề được Trung tâm Kỹ thuật Môi trường thực hiện năm 2006 cho thấy:

Bảng III.8: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất bột và chăn nuôi heo

STT Thông số Đơn vị tính

Nước thải sản xuất tinh bột nhà ông Lương Hữu Định TCVN 5945 – 2005 Đợt 1 Đợt 2 A B 1 Nhiệt độ 0C 28,5 28,7 40 40 2 pH - 7,56 7,42 6 – 9 5,5 – 9 3 EC µχ/Σ 14.540 16.440 - - 4 TDS mg/L 1,907 2,314 - -

5 BOD5 mg/L 8,937 8,437 30 50 6 COD mg/L 10,83 9,761 50 80 7 SS mg/L 2,437 2,143 50 100 8 Amôniac mg/L 0,15 0,17 5 2 9 Clorua mg/L 2,8 3,446 500 600 10 P Tổng mg/L 0,93 0,67 4 6 11 Sắt tổng mg/L 0,27 0,32 1 5 12 Chì mg/L 0,0012 0,0016 0,1 0,5 13 Cd mg/L <0,001 <0,001 0,001 0,01 14 Dầu mỡ mg/L 1,57 2,41 5 5 15 Hg mg/L <0,001 <0,001 0,005 0,01 16 Tổng coliform MPN/100ml 2.400.000 2.100.000 3.000 5.000

Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường, 2006

Kết quả trên cho thấy nồng độ BOD, COD trong nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải sản xuất công nghiệp (loại A), trong đó chỉ tiêu Coliform vượt tiêu chuẩn từ 700 – 800 lần. Đây chỉ là số liệu phân tích nước thải tại 1 cơ sở sản xuất trong làng nghề, trên thực tế nguồn nước thải này còn chứa hàm lượng các chất ô nhiễm cao hơn rất nhiều và hiện đang gây ô nhiễm các nguồn nước trong khu vực.

c.2. Hiện trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất công nghiệpTTCN, khu - cụm công nghiệp

Tính đến năm 2005 thì trên địa bàn tỉnh có 29 cụm công nghiệp được quy hoạch tổng thể, đã có 16 cụm quy hoạch chi tiết. Trong 16 cụm có quy hoạch chi tiết có 10 cụm đã và đang lập dự án đầu tư hạ tầng (166 ha) và 6 cụm còn lại (87,5 ha)

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w