Đến năm 2020

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 102)

công nghiệp, nông nghiệp sẽ làm nồng độ các chất ô nhiễm sẽ gia tăng. Tuy khả năng tự làm sạch của sông lớn nhưng với sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố, dự đoán môi trường nước sông sẽ thay đổi và khả năng tự làm sạch sẽ giảm đáng kể.

c. Nước ngầm tầng nông

Hiện nay, nguồn nước ngầm tầng nông trên địa bàn tỉnh đang có dấu hiệu bị ô nhiễm vi sinh tại một số khu vực. Các giá trị đo được cho thấy tổng Coliform trong môi trường nước ngầm tại Sa Rài cao gấp 160 lần tiêu chuẩn cho phép và một số nơi khác như Tân Hồng, Cao Lãnh, Châu Thành, Tháp Mười đều có giá trị vượt tiêu chuẩn cho phép. Điều này cho thấy nguồn nước ngầm tỉnh đã bị ảnh hưởng bởi nước thải, đặc biệt là chất thải chăn nuôi.

Dự kiến số lượng vật nuôi sẽ tăng nhanh trong những năm tới, điều này đồng nghĩa với lượng chất thải chăn nuôi sẽ gia tăng. Nếu việc quản lý lượng chất thải này không thì trong tương lai, nguồn nước ngầm của tỉnh sẽ tiếp tục bị ô nhiễm vi sinh và có thể mức độ ô nhiễm sẽ càng nghiêm trọng hơn so với hiện nay.

Bên cạnh đó, việc ô nhiễm Arsen trong nước ngầm cũng rất quan trọng gây ảnh hưởng đến môi trường và đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dân nếu sử dụng mà không xử lý. Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, lượng nước thải vào môi trường ngày càng nhiều, lượng nước thải nếu không được thu gom triệt để sẽ chảy tràn ra môi trường đất, thấm xuống mạch nước ngầm, từ đó làm gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước, nhất là có thể làm gia tăng nồng độ Arsen có trong môi trường nước.

IV.2.2.3. Diễn biến chất lượng môi trường không khí

a. Môi trường không khí tại khu vực sản xuất công nghiệp

Trong hiện tại, hoạt động của các KCN tỉnh Đồng Tháp chưa gây ảnh hưởng ô nhiễm nhiều đến chất lượng môi trường toàn vùng. Sự ô nhiễm chỉ xảy ra tại một số khu vực về các chỉ tiêu bụi và khí HF. Các khu vực ô nhiễm chủ yếu là tại các tuyến giao thông chính của tỉnh và tại khu vực xung quanh các lò sản xuất gạch.

Theo định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai, ngành nông sản chiếm 49,5% cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất chiếm 23,5%, ngành cơ khí chiếm 15,3%, ngành thiết bị điện - điện tử 12,8%, ngành khoáng sản và vật liệu xây dựng chiếm 11,9%, ngành nhựa chiếm 8,2%, ngành dệt may da chiếm 3,3%. Trong tương lai, dự đoán khi các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành trên đi vào hoạt động thì lượng khí thải phát tán vào không khí càng lớn, góp phần làm gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm trong không khí.

Dự kiến đến năm 2020, tổng sản lượng gạch sản xuất hàng năm của tỉnh là 150 triệu viên, lượng gạch này không tăng nhiều so với sản lượng hiện nay của tỉnh. Dựa vào kết quả đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hệ số ô nhiễm khi sản xuất 1.000 viên gạch với nhiên liệu trấu có thể ước tính tải lượng các chất ô nhiễm thải vào môi trường không khí trong tương lai:

Bảng IV.11: Tải lượng các chất ô nhiễm phát thải vào môi trường không khí do hoạt động tại khu vực các lò gạch đến năm 2020

Nhiên liệu Hệ số ô nhiễm (kg/1.000 viên)

Trấu Bụi SOx CO THC NOx HF

7,6 0 44,5 8,9 0,89 0,55

Năm Tải lượng các chất ô nhiễm (tấn)

2006 1.064 0 6.230 1.246 124,6 77

2010 1.317 0 7.711 1.542 154 95

2015 2.089 0 12.233 2.447 245 151

2020 3.193 0 18.693 3.739 374 231

Như vậy, đến năm 2020, trong một năm hoạt động sản xuất tại các lò gạch sẽ thải ra môi trường không khí một lượng 3.193 tấn bụi, 18.693 tấn CO, 3.739 tấn THC, 374 tấn NOx, 231 tấn HF, tăng gấp 3 lần so với hiện nay.

b. Ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông

Đối với các khu vực khai thác cát sông, môi trường không khí ở đây bị ô nhiễm chủ yếu do đốt nhiên liệu dầu DO bởi các hoạt động khai thác và vận chuyển của các tàu, ghe làm phát sinh CO, SOx, NOx, hydrocacbon… Các khí này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn gây những tác động trực tiếp đối với hệ động, thực vật trên cạn cũng như dưới nước. Một khi hoạt động khai thác phát triển thì các khí này cũng sẽ gia tăng theo số lượng tàu, ghe lưu thông trên sông cũng như khi tần suất khai thác gia tăng.

Trong khi đó, nguồn gốc ô nhiễm chính tại các đô thị là khí thải giao thông. Trên thế giới khí thải giao thông đóng góp 55 – 60% tổng tải lượng ô nhiễm không khí tại các đô thị. Tại các đô thị tỉnh Đồng Tháp, tỷlệ ô nhiễm do các phương tiện giao thông trong tổng tải lượng các chất ô nhiễm không khí khá lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do các phương tiện giao thông đường bộ và quá trình đô thị hóa.

Trong những năm gần đây, xu hướng gia tăng số lượng xe cộ tại các đô thị tỉnh Đồng Tháp rất rõ rệt, đặc biệt là sau khi một số khu công nghiệp được đầu tư xây dựng, công tác xây dựng các nhà máy xí nghiệp tăng và hoạt động của ngành công nghiệp ở tỉnh phát triển. Vì vậy, xu hướng gia tăng ô nhiễm do khói, bụi, tiếng ồn tại các đô thị là rất rõ rệt.

Do đó, khả năng gia tăng số vụ tai nạn giao thông, gia tăng tần suất kẹt xe, gia tăng tỷlệ người mắc bệnh do ô nhiễm không khí, tiếng ồn ... là tất yếu và cần phải có biện pháp quản lý, quy hoạch nhằm bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ.

Nhìn chung, trong tương lai, mức độ ô nhiễm không khí tại tỉnh Đồng Tháp sẽ gia tăng, chủ yếu tập trung dọc theo các tuyến giao thông chính của tỉnh và xung quanh khu vực các làng nghề, các cụm lò gạch. Đồng thời các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng gây tác động đáng kể đến chất lượng môi trường không khí ở địa phương.

IV.2.2.4. Chất thải rắn

Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp có 4.057,54 ha diện tích phát triển KCN, CCN. Dựa vào hệ số ước tính mỗi ha đất công nghiệp thải ra khoảng 40 kg chất thải rắn công nghiệp mỗi ngày, ta có thể ước tính tải lượng chất thải rắn của các KCN, CCN tại tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 như sau:

Bảng IV.12: Ước tính tải lượng chất thải rắn tai các KCN, CCN năm 2020

KCN, CCN Diện tích (ha) Chỉ tiêu (kg/ngđ) Tải lượng CTR (kg/ngđ) Tổng cộng 4.057,54 162.302 KCN 2.919,94 40 116.798 CCN 1.137,60 40 45.504

Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị trong tỉnh được trình bày như sau:

Bảng IV.13: Ước tính tải lượng rác thải sinh hoạt đô thị tỉnh Đồng Tháp

Đô thị Dân số (người) Khối lượng (kg/ngày)

2010 2020 2010 2020

Tổng cộng 334.279 494.814 189.740 275.607

Đô thị cấp tỉnh 226.000 282.000 135.600 169.200 Đô thị cấp huyện 108.279 212.814 54.140 106.407

Ngoài lượng chất thải rắn công nghiệp và rác thải sinh hoạt, tỉnh Đồng Tháp còn phải tiếp nhận lượng rác thải y tế từ các bệnh viện, trạm xá của tỉnh. Theo ước tính, mỗi năm 1 giường bệnh sẽ thải ra môi trường 0,073 tấn rác thải (trong đó 0,02 tấn rác y tế và 0,053 tấn rác sinh hoạt). Tải lượng rác thải y tế ước tính như sau:

Bảng IV.14: Ước tính tải lượng rác y tế tỉnh Đồng Tháp

Năm Số giường bệnh(giường) Khối lượng rác thải(tấn/năm)

2006 2.816 205,568

2010 3.250 237,25

2020 4.000 292

Như vậy đến năm 2010 lượng rác thải phát sinh từ bệnh viện và các trung tâm y tế là 237,259 tấn/năm (trong đó có 65 tấn là rác thải nguy hại), đến năm 2020 là 292 tấn/năm (trong đó có 80 tấn là rác thải nguy hại). Thành phần rác thải nguy hại gồm có bông băng, vải, mô bệnh phẩm, mô phẫu thuật, xilanh, kim tiêm… Lượng rác này nếu

không được thu gom và xử lý tốt thì sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và tình hình sức khỏe của người dân.

Với lượng rác thải lớn nhưng việc thu gom và xử lý chất thải vẫn còn chưa được thực hiện triệt để. Dự đoán trong tương lai tỉnh Đồng Tháp phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến chất thải rắn:

- Chất thải rắn nguy hại không được kiểm soát tốt có thể trở thành tác nhân gây nguy hiểm đến môi trường và đặc biệt là sức khỏe của người dân.

- Phương pháp xử lý lạc hậu: công nghệ, thiết bị, phương tiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác tương đối nghèo nàn… hiện nay vẫn còn là bài toán lớn đối với tỉnh.

- CTR không được phân loại ngay tại nguồn, gây khó khăn cho quá trình chôn lấp và xử lý.

- Ô nhiễm môi trường do bãi rác không được thiết kế, xây dựng hợp vệ sinh. - Các chai, lọ chứa đựng thuốc BVTV không được thu gom triệt để gây ô nhiễm môi trường.

- Chất thải từ quá trình chăn nuôi không được xử lý tốt sẽ trở thành nguồn lây truyền bệnh cho các loài vật khác và đặc biệt là con người.

- Lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của khách du lịch tại các khu du lịch, khu bảo tồn sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái trong khu vực.

- Tình hình vứt rác bừa bãi vào môi trường, kênh rạch do sự thiếu ý thức của một số bộ phận trong cộng đồng gây tác động xấu đến môi trường.

IV.3. DỰ BÁO CÁC KHU VỰC SUY THOÁI/Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM

Dự kiến đến năm 2010, ngành công nghiệp tỉnh Đồng Tháp chiếm tỷ trọng chính trong phát triển kinh tế của tỉnh, trong đó tập trung vào ngành công nghiệp chế biến nông thủy sản, vật liệu xây dựng... tại 3 khu công nghiệp (KCN Sa Đéc, KCN Trần Quốc Toản, KCN Sông Hậu) và một số cụm công nghiệp nằm tại các huyện thị.

IV.3.1. Khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

IV.3.1.1. KCN Sa Đéc

Là khu vực có quy mô lớn nhất trong tỉnh, KCN Sa Đéc có vai trò đặc biệt quan trọng đối việc phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam của tỉnh. Trong thời gian gần đây, KCN đã được chú trọng đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cùng những chính sách thông thoáng nhằm thu hút đầu tư. Trong KCN Sa Đéc, các ngành nghề được bố trí hỗn hợp, đặc biệt tập trung là ngành công nghiệp chế biến nông sản. Với tốc độ phát triển sản xuất như hiện nay và dự kiến đến năm 2020 thì KCN này sẽ được lấp đầy, khi đó sẽ thải ra môi trường nước (chủ yếu là sông Tiền) một lượng nước thải rất lớn, ảnh hưởng mạnh đến hệ thủy sinh vật và chất lượng môi trường nước mặt, đặc biệt vào mùa khô khi thượng nguồn có lưu lượng nước thấp, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước sông sẽ tăng lên cao làm suy thoái tài nguyên nước mặt của sông Tiền và các khu vực phụ cận.

Bên cạnh việc ảnh hưởng đến nguồn nước mặt, nước thải khu công nghiệp còn tác động đến chất lượng không khí xung quanh. Tập trung vào mùa khô, khi độ ẩm không khí thấp, nước thải ít được trung hòa nên quá trình phân hủy các hợp chất hữu

cơ sinh ra các khí H2S, NH3 và các hợp chất mecaptan (HS) tạo nên các mùi hôi thối gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân xung quanh và khu đô thị tại thị xã Sa Đéc. Mặt khác, KCN Sa Đéc tập trung các ngành chế biến nông sản vì vậy hàm lượng bụi trong các cơ sở sản xuất thải ra môi trường cũng rất lớn, nếu như không có biện pháp xử lý triệt để sẽ tác động lớn đến môi trường xung quanh.

IV.3.1.2. KCN Trần Quốc Toản

KCN Trần Quốc Toản tập trung phát triển công nghiệp với các ngành nghề hỗn hợp, đặc biệt tập trung chủ yếu ngành chế biến nông sản, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng. Do vậy thành phần chất thải rất đa dạng, trong đó đáng chú ý là nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao khi thải ra môi trường sẽ làm các khu vực lân cận bị ô nhiễm hữu cơ.

IV.3.1.3. KCN sông Hậu

KCN Sông Hậu được quy hoạch gồm nhiều tiểu khu dọc bờ sông Hậu thuộc địa phận huyện Lai Vung. Đây là KCN xây dựng mới, phát triển lên từ CCN Tân Thành có khả năng phát triển nhanh khi QL 54 hoàn thành, cụm cảng Cần Thơ được nâng cấp, sân bay Trà Nóc trở thành sân bay quốc tế. Ngành nghề thu hút hỗn hợp, đặc biệt tập trung cho công nghiệp chế biến nông thủy sản, hàng tiêu dùng và đóng tàu thuyền. Do đó, trong tương lai khu vực này sẽ phát triển mạnh, khi KCN được lấp đầy, các doanh nghiệp vào hoạt động thì khối lượng chất thải gia tăng, sông Hậu sẽ tiếp nhận nguồn thải này.

Mặt khác, ngành công nghiệp đóng tàu là ngành mà thành phần nước thải chứa nhiều kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường đang được triển khai tại KCN này nên khả năng tác động đến chất lượng môi trường xung quanh là rất lớn, đặc biệt là chất lượng môi trường nước sông Hậu.

IV.3.2. Khu vực sản xuất gây ô nhiễm khác

IV.3.2.1. Khu vực lò gạch

Trong những năm qua, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở Đồng Tháp phát triển khá mạnh, trong đó phải kể đến hàng ngàn lò gạch, xí nghiệp xay xát đã thu hút lực lượng lao động khá lớn và đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách địa phương. Nhưng trong quá trình sản xuất, các cơ sở này đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tuy chỉ gây ô nhiễm không khí cục bộ ở các khu tập trung lò gạch ở Châu Thành, Sa Đéc, Lấp Vò... nhưng tác hại đến sản xuất, đời sống và sức khỏe con người. Đầu tiên phải kể đến ô nhiễm khói độc do HF, CO, CO2 ... kế đến là ô nhiễm bụi do các cơ sở xay xát ở Sa Đéc, Châu Thành. Phải nói rằng lò gạch ngói thủ công là một tác nhân gây hại môi trường nông thôn, nếu không có biện pháp xử lý hoặc di dời vào các CCN tập trung thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các khu dân cư sống xung quanh.

IV.3.2.2. Khu vực giết mổ gia súc

Giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ: toàn tỉnh có 210 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ. Hiện nay, mỗi ngày các cơ sở thải ra môi trường một khối lượng nước thải và chất thải rắn rất lớn, làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống xung quanh. Do nước thải giết mổ không được xử lý trước khi thải nên quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải đã tạo ra mùi hôi thối (khí H2S, NH3…) làm ô nhiễm không khí của vùng với bán kính ảnh hưởng lớn đồng thời với gây ô nhiễm nước.

IV.3.2.3. Khu vực làng nghề

Khu vực làng nghề Tân Phú Đông (thị xã Sa Đéc), Tân Bình, Tân Phú Trung (huyện Châu Thành). Làng nghề làm bột theo quy trình sản xuất chế biến từ tấm phụ phẩm trong xay xát, ngâm, ủ, sau đó xay ra bột, do đó nguồn nước thải ra có đặc tính chua, giàu dinh dưỡng, dễ lên men, gây hôi thối nên dễ gây ô nhiễm môi trường. Phụ phẩm trong chế biến bột được đưa vào chăn nuôi heo.

Số lượng heo tại khu vực này chiếm tỷlệ lớn trong tổng số heo toàn tỉnh, hàng ngày thải ra một khối lượng phân rất lớn, trong khi đó tổng số hầm biogas còn rất ít chỉ giải quyết được khoảng 20% lượng phân thải ra, còn lại thải trực tiếp ra môi trường. Trong thời gian tới, số lượng hộ chăn nuôi sẽ tăng lên, lượng nước thải ra môi trường là rất lớn. Nếu như tại 2 khu vực này không có kế hoạch, phương án xử lý kịp thời thì môi trường tại 2 khu vực này sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt, với đặc điểm tự nhiên là kênh rạch chằng chịt do đó hầu hết nước thải từ sản xuất và chăn nuôi thải hầu hết xuống kênh rạch gây ô nhiễm môi trường trầm trọng ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân nơi đây.

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG THÁP (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w