a, Giớ i thiê ̣u sơ lược về ngân hàng:
ACB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, với hệ thống mạng lưới chi nhánh rộng khắp và gần 9.000 nhân viên làm việc, với nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng. ACB cũng là một trong 2 ngân hàng đầu tiên đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh thẻ ở Việt Nam. Và với 13 năm kinh nghiệm, ACB đã thu hút được một lượng khách hàng không nhỏ sử dụng thẻ thanh toán, góp phần quan trọng trong sự phát triển thị trường thẻ Việt Nam. Với phương châm: “Luôn hướng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng” được đề ra ngay từ những ngày đầu thành lập, ACB luôn nỗ lực không ngừng để gia tăng lợi ích cho khách hàng sử dụng thẻ của mình, đồng thời khẳng định vị thế vững chắc của ACB trên thị trường thẻ Việt Nam và trong lòng người tiêu dùng hiện đại.
Ngân hàng Á Châu hoạt động chủ yếu trong 5 lĩnh vực sau :
Một là : Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn,
không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;
Hai là : Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy
tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định;
Ba là : Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
Bốn là : Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép;
Năm là : Hoạt động bao thanh toán.
Đến tháng 10/2007, ngoài Hội sở chính tại TP. Hồ Chí Minh, ACB đã có 3 Sở giao dịch, 90 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc.
Sau hơn 14 năm hoạt động, ACB đã có vị thế đáng kể so với 4 NHTMNN (ICB, VCB, BIDV, AGRIBANK): Đến cuối năm 2007, 4 Ngân hàng Thương mại lớn của Nhà nước ước tính chiếm 71,83% vốn huy động và 71% dư nợ cho vay toàn thị trường. So với bốn NHTMNN, Tổng tài sản của ACB bằng khoảng 6,89%; Huy động tiền gửi khách hàng bằng khoảng 6,95%; Cho vay khoảng 3,69% và Lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 5,86%. So với các NHTMCP khác thì cho đến nay, ACB vẫn là ngân hàng dẫn đầu về tổng tài sản, vốn huy động, cho vay và lợi nhuận.
27
b, Thực trạng thẻ thanh toán tại ngân hàng:
Năm 2005, ACB đạt mức tăng số lượng thẻ kỷ lục, lên tới 109,27% so với năm trước, tuy nhiên doanh số giao dịch chủ thẻ cũng chỉ tăng ở mức bình quân. Điều này được lý giải bởi sự ra đời của thẻ ACB - MasterCard Dynamic trên thị trường thẻ Việt Nam với sự kết hợp tính năng thẻ tín dụng và ghi nợ rất hữu ích nhưng chưa được khách hàng sử dụng hết tính ưu việt của thẻ. Riêng năm 2007 thì ngược lại, doanh số giao dịch chủ thẻ tăng mạnh (72,07%), mặc dù số lượng thẻ phát hành mới chỉ tăng 31,19%. Điều này cho thấy tiện ích của thẻ đã được khách hàng khai thác hiệu quả hơn, số lượng và giá trị thanh toán của các giao dịch tăng cao. Nghiên cứu một cách kỹ lưỡng nhu cầu và đặc điểm từng đối tượng khách hàng, ACB đã để ra chiến lược phát triển khách hàng của mình. Đối tượng khách hàng sử dụng thẻ được coi là mục tiêu của ACB tại Việt Nam hiện nay chính là: nhóm khách hàng đã có thu nhập ổn định và nhóm khách hàng là sinh viên tại 3 thị trường trọng điểm, đó là: Hà Nội, Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh.
Hiện nay, ACB là một trong các ngân hàng Việt Nam đi đầu trong việc giới thiệu các sản phẩm thẻ quốc tế tại Việt Nam. ACB chiếm thị phần cao về các loại thẻ tín dụng quốc tế như Visa và MasterCard. Trong năm 2003, ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đưa ra thị trường thẻ thanh toán và rút tiền toàn cầu Visa Electron. Năm 2004, ACB tiếp tục phát hành thẻ MasterCard Electronic. Và trong năm 2005, ACB đã đưa ra sản phẩm thẻ MasterCard Dynamic là loại thẻ thanh toán quốc tế kết hợp những tính năng của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Không chỉ phát triển thẻ thanh toán quốc tế, ACB còn chú trọng cả việc phát triển thẻ nội địa. Ngoài ra, để đáp ứng các nhu cầu thanh toán nội địa, ACB đã phối hợp với các tổ chức như Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn, hệ thống siêu thị Co- opmart, Maximark, Citimart để phát hành các loại thẻ tín dụng đồng thương hiệu cho khách hàng nội địa như: ACB – Saigontourist, ACB - Saigon Co-op, ACB – E.Card, v.v…
c, Các sản phẩm hiện có của ACB:
Tính đến nay, ACB đã phát hành nhiều loại thẻ, trong đó có thẻ tín dụng nội địa và quốc tế, thẻ thanh toán & rút tiền nội địa và quốc tế... Mỗi loại thẻ này có ưu thế sử dụng nhất định, thoả mãn được nhiều nhu cầu khác nhau của từng đối tượng khách hàng sử dụng thẻ:
• THẺ TÍN DỤNG NỘI ĐỊA (ACB - SAIGON CO.OP, ACB - SAIGON TOURIST, ACB - MAILINH, ACB - PHƯỚC LỘC THỌ ): đây là phương tiện thay thế tiền mặt, dùng để mua sắm hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền mặt khi cần (tại hơn 4000 điểm chấp nhận thanh toán). Với thẻ tín dụng nội địa, chủ thẻ được ngân hàng cấp trước một hạn mức tín dụng, tối thiểu là 1.000.000 đ. Thẻ tín dụng mang tính năng “chi tiêu trước, trả
28
tiền sau” với thời hạn ưu đãi miễn lãi từ 16 - 45 ngày hoặc có thể trả chậm mỗi tháng 20% số tiền đã chi tiêu nhưng phải chịu phí tài chính.
• THẺ TÍN DỤNG CÔNG TY (ACB VISA BUSINESS CARD): đây là thẻ có phạm vi sử dụng quốc tế được chấp nhận thanh toán tại hơn 13.000.000 cửa hàng, nhà hàng, siêu thị, câu lạc bộ, đại lý vé máy bay... thuộc hơn 88 quốc gia và hệ thống máy rút tiền tự động ATM rộng rãi trên toàn cầu. Hạn mức tín dụng của thẻ ACB Visa Business tối thiểu là 10.000.000 VND. Sử dụng thẻ tín dụng công ty có thể dễ dàng nhanh chóng khi cần tại các máy ATM ở Việt Nam và hơn 500.000 máy trên toàn thế giới; dễ dàng quản lý chi phí công tác của nhân viên và được cung cấp nguồn vốn ngắn hạn mà không cần làm thủ tục vay vốn; Dịch vụ khách hàng 24/24.
• THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ (ACB - VISA và ACB - MASTER CARD): Thẻ ACB Visa /ACB MasterCard là sản phẩm thẻ thanh toán thay thế tiền mặt của tổ chức thẻ quốc tế Visa, MasterCard. Thẻ tín dụng mang tính năng “chi tiêu trước, trả tiền sau” với thời hạn ưu đãi miễn lãi từ 16 - 45 ngày hoặc có thể trả chậm mỗi tháng 20% số tiền đã chi tiêu nhưng phải chịu phí tài chính. Với thẻ tín dụng này, chủ thẻ được Ngân hàng cấp trước một hạn mức tín dụng. Gồm 2 loại: Thẻ chuẩn và thẻ vàng: Thẻ chuẩn : Hạn mức từ 10 triệu - 50 triệu; Thẻ vàng : Hạn mức từ 50 triệu - 70 triệu.
• THẺ THANH TOÁN & RÚT TIỀN NỘI ĐỊA : ACB E.CARD : Thẻ ACB E.Card là phương tiện thay thế tiền mặt dùng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tại hơn 3.500 điểm chấp nhận thẻ hoặc rút tiền khi cần tại các điểm ứng tiền mặt của ACB hoặc tại các Chi nhánh, Phòng giao dịch ACB trên toàn quốc.. Hạn mức sử dụng của thẻ bằng với số dư có trên thẻ, do chủ thẻ đóng tiền trực tiếp vào. Số tiền trong thẻ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Có thể dùng thẻ này để thanh.toán các hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, di động, phí bảo hiểm, truyền hình cáp,... hoặc chuyển khoản từ thẻ sang thẻ, từ thẻ sang tài khoản... thông qua dịch vụ CallCenter 247 của ACB.
• THẺ THANH TOÁN & RÚT TIỀN TOÀN CẦU (ACB VISA DEBIT và ACB MASTERCARD DYNAMIC): đây là sản phẩm thẻ thanh toán thay thế tiền mặt của tổ chức thẻ quốc tế Visa, MasterCard. Khách hàng gửi tiền vào thẻ và sử dụng bằng tiền của mình. Tuy nhiên chủ thẻ ACB Visa Debit/MasterCard Dynamic có thể sử dụng thấu chi thẻ (hạn mức thấu chi do Ngân hàng xét cấp). Thẻ được dùng trong siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, đại lý vé máy bay, khu du lịch, bệnh viện, câu lạc bộ... tại Việt Nam và hơn 220 quốc gia trên thế giới.
d, Một số giải pháp nhằm mở rộng và hoàn thiê ̣n thanh toán thẻ tại ngân hàng:
-Về lãi suất: ACB cần áp dụng các chính sách lãi suất tiền gửi và cho vay linh hoạt để thu hút khách hàng. Có thể áp dụng các hình thức quảng cáo, tiếp thị cũng như các chương trình khuyến mãi, chương trình dự thưởng hấp dẫn... để ngày càng thu hút đông đảo
29
khách hàng đến giao dịch. Phải tính toán chính xác để đảm bảo quyền lợi và lợi ích cho khách hàng từ đó tạo được niềm tin của khách hàng đối với ACB.
- Về tín dụng: ACB phải trở thành kênh dẫn vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể làm ăn có hiệu quả và có tình hình tài chính lành mạnh. Đồng thời thủ tục, hồ sơ cho vay phải đơn giản, gọn nhẹ, thẩm định chính xác nhưng phải đảm bảo tính nhanh chóng, tức thì. Mặt khác, phải không ngừng phát triển các sản phẩm dịch vụ mới để hấp dẫn khách hàng.
- Về sản phẩm thẻ: phải có đầy đủ các tính năng, tiện ích vượt trội hơn so với các ngân hàng khác. Các loại thẻ phải đảm bảo có tính bảo mật cao, an toàn, hiệu quả. Một thẻ phải có nhiều tác dụng và có nhiều chức năng, nhằm đảm bảo cho ACB ngày càng mở rộng thị phần, thu hút đông đảo khách hàng trong và ngoài nước.
- Về các sản phẩm dịch vụ khác: các sản phẩm dịch vụ phải không ngừng được đổi mới, nâng cao, khuyến khích phát triển nhiều sản phẩm mới lạ, hấp dẫn, phải tiến tới tăng thu phí các loại hình phẩm dịch vụ để tăng lợi nhuận cho ACB đồng thời đảm bảo sự an toàn, hiệu quả.
- Về phong cách giao dịch và ứng xử: Cán bộ ACB nói chung cần phải thể hiện được văn hoá và nét đẹp trong giao tiếp với khách hàng và đồng nghiệp. Cần nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, có hành vi và thái độ phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình, đúng mực và tôn trọng khách hàng nhằm đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng với phương châm “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”. Cần có thái độ cầu thị, khiêm tốn trong mọi mối quan hệ, lắng nghe ý kiến phản ánh của khách hàng để không ngừng tiếp thu và đổi mới phong cách giao dịch văn minh, lịch sự hơn.
- Về cơ sở hạ tầng và ứng dụng khoa học công nghệ:
+ Cơ sở hạ tầng, trụ sở phải khang trang, sạch đẹp, lịch sự. Về hình dáng và kiến trúc, cảnh quan của các chi nhánh phải có mô hình giống hoặc gần giống với trụ sở chính. Phải có lôgô và tên ACB cùng màu sắc, biểu tượng, hình dáng để gây được ấn tượng cho khách hàng.
+ Về máy móc, thiết bị làm việc phải hiện đại, các phần mềm chương trình phải thường xuyên được cập nhật, cải tiến và tích hợp. Các chương trình phần mềm phải hiện đại, chính xác, nhanh chóng, tức thì để đảm bảo phục vụ kịp thời và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Có như vậy mới tạo được uy tín đối với khách hàng.
Chƣơng 4: CÁC RỦI RO THANH TOÁN THẺ TẠI VIỆT NAM: 1.Khái niệm về rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ:
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ là các tổn thất về vật chất hoặc phi vật chất có liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ, bao gồm hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ. Đối tượng chịu rủi ro là ngân hàng, chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ.
30