Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp ở Vùng Tây Bắc (Trang 27)

- Đối với nội dung 2:

2.Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

Để đáp ứng yêu cầu “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, Bộ GD&ĐT cần xây dựng chương trình bồi dưỡng GV THPT đáp ứng các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp; xây dựng quy chế quy định rõ trách nhiệm của Sở GD&ĐT, CBQL trường, GV trong việc thực hiện bồi dưỡng tại các nhà trường; tăng cường các nguồn kinh phí cho công bồi dưỡng cho các tỉnh; tăng chế độ cho giảng viên cốt cán triển khai bồi dưỡng đại trà tại cơ sở. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác bồi dưỡng thường xuyên GV tại các địa phương.

2.2. Đối với UBND các tỉnh vùng Tây Bắc

- Có văn bản chỉ đạo các Sở liên quan như: Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính, Nội vụ... phối hợp chặt chẽ với sở GD&ĐT đẩy mạnh công tác XHHGD, tăng thêm các nguồn lực phục vụ cho công bồi dưỡng GV THPT.

- Có chính sách động viên đối với những CBQL có thành tích cao trong việc tổ chức, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng GV; những GV có thành tích cao trong hoạt động tự học, tự bồi dưỡng và việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học tại các trường THPT. Có chính sách khen thưởng, hỗ trợ kinh phí tham quan; học tập kinh nghiệm những điển hình tiên tiến về giáo dục và bồi dưỡng GV, kể cả tham quan, học tập nước ngoài. Tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ kinh phí nhiều hơn nữa cho những CBQL và GV đi học thạc sĩ và tiến sĩ.

2.3. Đối với sở GD&ĐT các tỉnh vùng Tây Bắc

- Tích cực tham mưu với UBND tỉnh cường các nguồn kinh phí cho công bồi dưỡng GV THPT;

- Cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo giai đoạn (4-5 năm). Trước khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV THPT cần xem xét thực trạng chất lượng GV thông qua việc khảo sát đánh giá phẩm chất đạo đức và các năng lực nghề nghiệp theo các tiêu chuẩn và tiêu chí của chuẩn nghề nghiệp, đồng thời khảo sát, phân tích nhu cầu cần bồi dưỡng của GV, xác định thứ tự ưu tiên các nội dung tiêu chuẩn và tiêu chí để bồi dưỡng cho GV cho từng năm học;

- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác quản lý hoạt động BDTX cho GV của hiệu trưởng tại các nhà trường;

- Chọn lọc một số nội dung bồi dưỡng thiết thực, phù hợp với giáo dục của địa phương đưa lên trang Web của sở GD&ĐT;

- Cần sưu tầm, tổng hợp, chọn lọc những đề tài sáng kiến kinh nghiệm hay về công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng GV, những CBQL có kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng GV và một số gương tiêu biểu về tinh thần tự học, tự bồi dưỡng của GV ở các nhà trường THPT, thông qua trang Website của sở GD&ĐT;

- Thành lập hội đồng biên soạn tài liệu địa phương, lựa chọn nội dung phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và của cá nhân GV;

- Đối với các lớp bồi dưỡng theo hình thức tập trung cần cung cấp sớm tài liệu cho GV nghiên cứu trước khi tham gia bồi dưỡng;

- Xây dựng đội ngũ giảng viên cốt cán ổn định, mang tính chuyên nghiệp, cần thành lập các tổ bộ môn, mỗi bộ môn một tổ, mỗi tổ có từ 3-5 người, trong đó có một chuyên viên phụ trách bộ môn của sở GD&ĐT làm tổ trưởng, các thành viên là CBQL và GV dạy giỏi được chọn từ các trường THPT trong tỉnh, nhằm trợ giúp kĩ năng nghề nghiệp, tháo gỡ khó khăn vướng mắc về chuyên môn tại các trường THPT.

- Phát động phong trào tự học, tự bồi dưỡng sôi nổi, rộng rãi trong toàn ngành. Có chế độ ưu đãi, động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho GV THPT tích cực tự học, tự bồi dưỡng. Đặc biệt đối với những CBQL và GV đi học thạc sỹ và tiến sỹ. Thiết nghĩ, cần đưa vấn đề tự học, tự bồi dưỡng của GV thành tiêu chí bắt buộc trong việc đánh giá, phân loại GV, trong bình xét thi đua hàng năm.

2.4. Đối với các trường THPT các tỉnh vùng Tây Bắc

- Ban giám hiệu phải căn cứ các Văn bản hướng dẫn của Bộ và của sở GD&ĐT để xây dựng kế hoạch BDTX trong năm học; quan tâm và có trách nhiệm tạo điều kiện để tất cả các GV được tham gia các đợt bồi dưỡng.

- Quan tâm, chú trọng BDTX trong năm học cho các GV; quản lý có hiệu quả việc tự học, tự bồi dưỡng của GV.

- Phải tăng cường tổ chức các hoạt động chuyên môn như: sinh hoạt tổ chuyên môn, hội thảo, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, thao giảng, dự giờ...Triển khai kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn trong năm theo nhóm, tổ chuyên môn tăng cường tự học, tự bồi dưỡng. Kiểm tra chặt chẽ tiến độ thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng, chất lượng tự bồi dưỡng, chất lượng soạn giảng của GV; quản lý GV, tăng cường kỷ cương, nề nếp, xử lý nghiêm những GV thiếu ý thức tham gia bồi dưỡng.

- Hướng dẫn GV khai thác tài liệu trên mạng do Bộ GD&ĐT ban hành, chuẩn bị các điều kiện về CSVC để GV có môi trường tự học, tự bồi dưỡng.

- Cần phát động phong trào xây dựng tủ sách chung, động viên các GV có sách, tài liệu tham khảo nên đóng góp vào tủ sách chung của nhà trường để các đồng nghiệp cùng đọc và tham khảo.

2.5. Đối với các GV các tỉnh vùng Tây Bắc

- Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng hàng năm của sở GD&ĐT và của nhà trường, mỗi GV cần chủ động đăng ký các khóa bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu nâng cao trình độ. Nhất thiết phải tham gia các lớp bồi dưỡng theo chu kỳ hàng năm và bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp. Đồng thời, lựa chọn những chuyên đề, những đề tài, phù hợp với chuyên môn, với điều kiện nghiên cứu để lập kế hoạch cá nhân về tự học, tự bồi dưỡng nhằm cập nhật tri thức mới, rèn luyện kỹ năng mới, tự nâng tầm để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam.

- Thường xuyên nghiên cứu các nội dung, chương trình bồi dưỡng để vận dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục; đề xuất, kiến nghị, sửa đổi, điều chỉnh nội dung, chương trình cho phù hợp với thực tiễn hiện nay./.

Một phần của tài liệu Quản lí hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp ở Vùng Tây Bắc (Trang 27)