Nguyên nhân gây lỗi

Một phần của tài liệu Lỗi của người Trung Quốc học tiếng Việt nhìn từ góc độ xuyên văn hoá (xét về khía cạnh từ vựng (Trang 49)

Khi nghiên cứu về lỗi của người học ngoại ngữ, các công trình đã khẳng định: bất cứ học ngoại ngữ nào, những điểm sau chính là nguyên nhân gây lỗi cho người học:

1) Chuyển di tiêu cực của tiếng mẹ đẻ, hay là trở ngại từ tiếng mẹ đẻ; 2) Trở ngại do kiến thức đích có hạn của người học;

3) Trở ngại từ văn hoá ngôn ngữ nguồn hoặc văn hoá ngôn ngữ đích; 4) Sự ảnh hưởng của việc học, phương thức giao tiếp và thái độ( chẳng

hạn như tránh sử dụng những âm khó đọc , những từ khó và hình thức ngữ pháp);

5) Giáo viên hoặc giáo trình giải thích không chính xác hoặc không đầy đủ những hiện tượng ngôn ngữ của ngôn ngữ nguồn.

Chúng tôi sẽ lấy dữ liệu chương II làm cơ sở , từ góc độ xuyên văn hoá và những nhận thức đã trình bày ở chương I để phân tích lỗi dùng từ của sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt.

Ngôn ngữ và văn hoá nguồn có tác dụng thúc đẩy và tác dụng trở ngại đối với việc học ngôn ngữ đích (ngoại ngữ). Tác dụng thúc đẩy tức là tác dụng chuyển di tích cực, phân tích đối chiếu ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích một cách chính xác; Còn tác dụng trở ngại là so sánh đối chiếu ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích không chính xác. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhầm lẫn trong khi lý giải và sử dụng ngôn ngữ đích.

Trong việc học ngoại ngữ, vì thiếu kiến thức về ngôn ngữ học và kinh nghiệm học ngoại ngữ, người học thường dùng cách so sánh đối chiếu trực diện để lý giải

và sử dụng từ ngữ ở ngôn ngữ đích. Đây là hiện tượng phổ biến và tự nhiên. Vì trong đầu óc của người học ngoại ngữ, hệ thống của tiếng mẹ đẻ đã bám sâu, điều đó vô hình trung tạo trở ngại cho việc học một hệ thống mới của ngôn ngữ đích. Lấy việc học từ ngữ làm ví dụ, khi người học tiếp xúc một từ mới, anh ta tự nhiên sẽ liên tưởng đến một từ tương hỗ nào đó trong tiếng mẹ đẻ của mình, rồi coi hai từ đấy hoàn toàn bằng nhau về ngữ nghĩa cũng như những yếu tố phi ngữ nghĩa khác. Như vậy, sẽ gây lỗi trong khi sử dụng. Tại vì, ngôn ngữ nào cũng được phát triển dưới điều kiện xã hội lịch sử nhất định, từ vựng của ngôn ngữ đó cũng trải qua quá trình phát triển riêng của nó; ngôn ngữ khác nhau, điều kiện phát triển cũng khác nhau, từ vựng của những ngôn ngữ đó cũng hình thành mang dấu ấn phát triển biến đổi của riêng mình. Hệ thống từ vựng của hai ngôn ngữ có thể có nhiều điểm tương đồng, nhưng dù điểm tương đồng nhiều đến đâu, quá trình phát triển của chúng cũng không thể trùng hợp được. Những từ thuộc hai ngôn ngữ, ngoài ngữ âm và hình thức khác nhau (tiếng Hán và tiếng Việt có điểm tương tự về ngữ âm và hình thức), về mặt ngữ nghĩa, khả năng kết hợp, cách dụng, sắc thái tình cảm, ngữ dụng và nội hàm văn hoá cũng có nhiều khác biệt. Khi học một từ của ngôn ngữ đích lại không nắm được sự khác biệt giữa từ này và từ tương hỗ trong ngôn ngữ nguồn, thì sẽ dùng sai. Trở lại vấn đề lỗi dùng từ của sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt, đại thể có mấy nguyên nhân như sau:

(1) Từ ngữ tiếng Hán và từ ngữ tiếng Việt có một vài quan hệ tương ứng, nhưng phần lớn cách dùng khác nhau. Trong chương II chúng tôi đã trình bày, đại từ xưng hô ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba đều là những trường hợp như thế. ―wo‖ của tiếng Hán tương ứng với ―tao‖ của tiếng Việt, ―ni‖ tương ứng với ―mày‖, ―ta‖ tương ứng với ―nó‖. Nhưng trong thực tế sử dụng, người Việt lại không sử dụng ba từ ―tao‖, ―mày‖, ―nó‖ phổ biến như ―wo‖, ―ni‖, ―ta‖ của tiếng Hán, vì trong tiếng Việt những từ xưng hô chuyển từ danh từ thân tộc, chúng được sử dụng phổ biến hơn ba từ trên nhiều. Đây là điều rất đặc biệt của tiếng Việt.

Trước khi sinh viên nắm được những kiến thức đầy đủ về điều này, họ sẽ gây lỗi kiểu như: Tao là người Trung Quốc‖. Lỗi như thế không phải là gây lỗi ngữ pháp, mà là lỗi văn hoá. Nếu người Việt nghe thấy câu này sẽ không vừa lòng, và sẽ có suy nghĩ khác về người nói.

(2) Sự khác biệt về cách thức tư duy giữa người Hán và người Việt gây nên lỗi nhiều nhất cho sinh viên Trung Quốc. Tư duy và ngôn ngữ có quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi một dân tộc đều có cách thức tư duy của mình. Chẳng hạn như cách tính các ngày trong tuần, người Trung Quốc quan niệm rằng, chủ nhật là ngày cuối của một tuần, người Việt lại quan niệm chủ nhật là ngày đầu của một tuần. Trong đầu óc của sinh viên Trung Quốc, văn hoá bản ngữ đã ăn sâu vào, nên họ không hiểu tại sao người Việt lại coi ―xing qi yi‖ là ―thứ hai‖, nên họ hay gây lỗi. Hay như cách nói theo trật tự ngày—thang—năm, người Trung Quốc và người Việt Nam nói ngược lại. Còn chẳng hạn như giới từ chỉ hướng ―trong‖, ―ngoài‖, có một số trường hợp người Trung Quốc nói ―trong‖, nhưng người Việt lại nói ―ngoài‖, đây cũng chịu sự ảnh hưởng của tư duy. Chương II chúng tôi đã trình bày, người Việt ý thức mình là trung tâm, cái nào đứng ngoài trung tâm là dùng từ ―ngoài‖, tư duy của ngưòi Trung Quốc lại ngược lại. Chính sự khác biệt về tư duy giữa hai dân tộc làm cho sinh viên không cẩn thận bị mắc lỗi.

(3) Sự khác biệt văn hoá giữa dân tộc Trung Quốc và dân tộc Việt Nam cũng là một trong những nguyên nhân gây lỗi chủ yếu. Văn hoá Trung Quốc và văn hoá Việt Nam đều thuộc văn hoá phương Đông, nên có nhiều nét tương đồng, điều đó cũng được phản ánh qua ngôn ngữ. Chẳng hạn như câu chào, hai dân tộc đều hay dùng những câu như ―ăn cơm chưa?‖, ―Anh đi đâu đấy?‖ thay cho kiểu chào phương Tây như ―Chào chị (anh)‖. Tuy nhiên, hai nền văn hoá vẫn có nhiều khác biệt, những khác biệt cũng được phản ánh qua ngôn ngữ. Lấy ví dụ chương II, động từ chuyển động ―lên‖ và ―xuống‖. Trong tiếng Hán, có thể nói ―từ trung ương xuống địa phương‖, hay ―lên Bắc xuống Nam‖, nhưng không chi tiết như tiếng

Việt như ―lên trường‖, ―lên phòng tài vụ‖, ―xuống khoa‖, nếu ba trường hợp này nằm trong tiếng Hán chỉ nói ―đi‖ là đủ mà thôi. Lại ví dụ như sự khác biệt giữa ―vâng‖ và ―ừ‖ đã thể hiện rõ nét văn hoá ―tôn ti, tầng bậc‖ của người Việt. Nhưng trong tiếng Hán, tình hình này không thật cần thiết như thế. Sinh viên nếu không ―ý thức đầy đủ những khác biệt giao văn hoá và không đạt tới một mức độ nhất định trong văn hoá hoá, thì không thể nói tới sự thành công trong học ngoại ngữ‖.

(4) Sự khác biệt về khả năng kết hợp của từ tương ứng trong hai ngôn ngữ cũng là một trong những nguyên nhân gây lỗi. Sinh viên học ngoại ngữ thường áp dụng khả năng kết hợp trong tiếng mẹ đẻ vào ngôn ngữ nguồn. Ví dụ như từ ―kai‖ trong tiếng Hán có thể kết hợp với ―men (cửa)‖, ―gui (tủ)‖, ―deng (đèn)‖, thế là gây ra lỗi ―mở đèn‖, còn các kiểu như ―đánh (gọi) điện thoại‖, ―đánh (đan) áo len‖cũng là những biểu hiện cụ thể thuộc vào khả năng kết hợp như thế.

(5) Còn một nguyên nhân nữa là do không hiểu cách dùng của những từ trống nghĩa như ―sự, việc, điều, niềm, nỗi‖. Vì những từ này là những từ trống nghĩa, nên không thể tìm ra một từ tương ứng trong ngôn ngữ nguồn, cho nên sinh viên thường bỏ quên hay dùng sai những từ đó. Theo chúng tôi, đây là chỗ khó nhất của người học tiếng Việt.

(6) Ngoài những nguyên nhân nói trên ra, việc dạy cũng là một nhân tố dẫn đến lỗi dùng từ của sinh viên. ―Dạy‖ ở đây là chỉ việc dạy học và biên soạn giáo trình. Trong việc dạy từ mới, thông thường một là dịch từ ngữ ( cho từ tương ứng, chú thích cắt nghĩa), thứ hai là cho ra một cụm từ để giải thích khả năng kết hợp của từ đấy. Bất cứ là biện pháp nào, nếu không cẩn thận sẽ làm cho sinh viên hiểu nhầm. Vì trên thực tế, ngoài một ít từ ra, những từ có quan hệ tương ứng trong hai ngôn ngữ đều có sự khác biệt trên một mặt hoặc một mức độ nào đó, trong khi cắt nghĩa, nếu giáo viên không chú ý đến những khác biệt đó, cũng rất dễ làm cho sinh viên hiểu nhầm. Ví dụ từ giỏi, tốtkhá đều được cắt nghĩa là hao(). Trên thực tế, ba từ tiếng Việt có sự khá biệt về mức độ, vì sinh viên không nắm được điều đó,

nên thường không phân biệt học giỏihọc khá; Lại ví dụ như từ sầm uất, trong giáo trình dạy tiếng Việt được cắt nghĩa là fan hua(繁华)?xing

sheng(?)?xing long(??). Ba từ này tương ứng với sầm uất, thịnh vượng(buôn bán) phát tài của tiếng Việt, ba từ này chỉ là gần nghĩa với nhau, không thể thay thế hoàn toàn, cho nên khi sử dụng, sinh viên hay bị nhầm lẫn. Còn một điều nữa là cho từ tương ứng nhiều quá, mỗi một từ tương ứng đều có quan hệ nhất định với từ trong ngôn ngữ nguồn, làm cho sinh viên không biết nên chọn từ nào, như vậy cũng dễ bị nhầm lẫn. Ví dụ như từ nếp, giáo trình cắt nghĩa là

dong()?zhong()?zuo(?), ba từ này trong tiếng Hán có nghĩa hoàn toàn giống nhau, đều chỉ đơn vị của một kiến trúc nào đó. Tương ứng với ba từ của tiếng Hán, tiếng Việt có từ nếp,ngôi, nhưng hai từ này đều có phạm vi sử dụng riêng của nó. Vì giáo trình không cắt nghĩa cách dùng cụ thể của hai từ này, cho nên mới có cách dùng Nếp nhà đồ sộ kia là thư viện của trường chúng tôi của sinh viên.

2.Thử đề nghị một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về xuyên văn hoá cho sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt

2.1. Song song với việc dạy ngôn ngữ, phải dạy văn hoá của ngôn ngữ đích.

Từ phân tích trên cho thấy, quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá chặt chẽ như anh em sinh đôi. Lado cho rằng mức độ khó dễ trong học ngoại ngữ hay ngôn ngữ thứ hai tỷ lệ thuận với mức độ khác biệt giữa tiếng mẹ đẻ (ngôn ngữ nguồn) và ngoại ngữ đích hay ngôn ngữ thứ hai. Cho nên trong quá trình dạy ngôn ngữ, đồng thời cũng phải dạy văn hoá. Văn hoá ở đây không phải ―văn hoá nhỏ‖, mà là ―văn hoá lớn‖. ―Văn hoá lớn‖ được hiểu là:

(1)Văn hoá tư duy: văn hoá được hình thành bởi phương thức tư duy và tập quán tư duy, biểu hiện là dân tộc khác nhau tri nhận và nhận biết thế giới bằng quy ước văn hoá khác nhau. Chẳng hạn như ―chè đen‖, tri nhận của người Việt Nam thì

khác với người Trung Quốc, tiếng Việt dùng ―chè đen‖, hiển nhiên là chỉ màu sắc của chè; còn tiếng Hán là ―hong cha (chè đỏ)‖, là chỉ màu sắc của nước chè, từ đó phản ánh ra đặc điểm của tư duy văn hoá.

(2) Văn hoá hành vi: văn hoá hành vi là chỉ tập quán ,phương thức, định hình của hành vi được hình thành trong đời sống sinh hoạt và hoạt động giao tiếp hàng ngày. Chẳng hạn như sự khác biệt về quy ước văn hoá và tập quán trong lời chào hỏi, xưng hô, cảm ơn, xin lỗi, gọi điện ... giữa người Trung Quốc và người Việt Nam. Ví dụ như người Việt trước khi ăn cơm đều có thói quen mời, dù trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng người Trung Quốc nói chung thường mời trong trường hợp chính thức hoặc khi nhà có khách. Lại ví dụ như hai người Việt bằng tuổi nhau trò chuyện với nhau về con của mình, họ thường xưng con mình là cháu; còn người Trung Quốc lại xưng là con mình

v.v.

(3) Văn hoá tập tục: văn hoá truyền thống dân tộc và phong tục tập quán, chẳng hạn như những hành vi tượng trưng, ẩn dụ chịu sự ảnh hưởng của tập tục trong giao tiếp ngôn ngữ. Chẳng hạn như người Việt kiêng ba người chụp ảnh chung, vì người Việt quan niệm, nếu ba người chụp chung thì người đứng giữa sẽ gặp chuyện không may. Người Trung Quốc không kiêng ba người chụp chung, nhưng lại kiêng chụp ảnh khi đang ngủ, vì giống người chết.

(4) Văn hoá quan niệm: văn hoá được hình thành đo tâm lý dân tộc, tính cách dân tộc và ý thức xã hội đặc biệt, thể hiện sự khác biệt văn hoá về sự diễn đạt quan niệm giá trị và đạo đức, biểu lộ tình cảm kín đáo... của các dân tộc khác nhau. Chẳng hạn người Trung Quốc nói ―anh béo lên rồi‖ là câu khen, nhưng người phương Tây sẽ coi là mỉa mai và nói xấu người khác. Bây giờ câu nói này cũng có sự khác biệt ở Việt Nam. Trước kia mức sống của nhân dân Việt Nam đều không cao lắm, nhất là ở vùng sâu vùng xa, đói rét là chuyện bình thường, nên người nào được người ta nói ―béo lên‖ thường là có ý khen. Còn nay đã khác, mức sống nhân dân đã khả hơn trước nhiều, vì ăn uống quá mức và lười tập sức khoẻ, nên trở

thành người béo phì, không những không đẹp, mà còn dễ mắc bệnh nữa. Vì thế, câu ―béo lên‖ đã thay đổi nội hàm theo sự đổi thay của thời đại.

(5) Văn hoá địa lý: văn hoá được hình thành trên địa lý, điều kiện tự nhiên và môi trường sở tại, biểu hiện cụ thể là dân tộc khác nhau diễn đạt cùng một hiện tượng và sự vật bằng hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ như người Trung Quốc lấy ―trâu bò‖ còn người Ấn Âu lại lấy ―ngựa‖ để ví người cần cù nhẫn nại.

(6) Văn hoá tôn giáo: văn hoá được hình thành bởi tôn giáo tín ngưỡng và ý thức, biểu hiện cụ thể là sự khác biệt văn hoá về sự sùng bái và cấm kỵ của các dân tộc khác nhau. Ví dụ như ở Trung Quốc, người ta thường đặt bàn thờ dưới gốc cây đa, coi cây đa là một loại cây thiêng liêng, nhất là những cây đa có lịch sử hàng trăm năm. Điều nổi bất và phổ biến nhất về cấm kỵ là hầu như tất cả mọi tín đồ Hồi giáo đều kiêng ăn thịt lợn.

(7) Văn hoá thân thể: văn hoá được thể hiện qua ngôn ngữ thân thể, biểu hiện cụ thể là các dân tộc khác nhau diễn đạt tình cảm và tư tưởng bằng ngôn ngữ thân thể khác nhau. Ví dụ như đại đa số dân tộc trên thế giới đều gật đầu để tỏ lòng đồng ý và lắc đầu để tỏ ý không đồng ý, nhưng cũng có một vài dân tộc ngược lại. Tất nhiên, không phải những điều nói trên đều phải dạy cho sinh viên, vì dạy ngôn ngữ vẫn là chính, hơn nữa, văn hoá giữa các dân tộc cũng có nhiều điểm giống nhau, khác nhau chỉ là tương đối. Thế nên chọn những nhân tố văn hoá nào trong việc dạy ngoại ngữ, đây cũng là một vấn đề đang tranh cãi. Một số học giả Trung Quốc đã đưa ra một quan điểm là dạy văn hoá kiên thức và văn hoá giao tiếp, đồng thời dạy cả văn hoá giao tiếp phi ngôn ngữ, ví dụ như chào hỏi, xưng hô, nghi thức trang phục, bắt tay, ăn cơm, gặp mặt, danh thiếp và cấm kỵ v.v. Chúng tôi cũng chia sẻ quan điểm này.

2.2. Một vài nhận xét và đề nghị việc dạy ngôn ngữ và văn hóa.

(1)Dựa trên nguyên tắc là dạy ngôn ngữ phải đồng thời dạy văn hoá, đặt ra đề cương giảng dạy và quy hoạch tổng thể về việc dạy ngôn ngữ và văn hoá; biên

soạn giáo trình ―văn hoá Việt Nam‖, nội dung giáo trình chủ yếu là giới thiệu văn hoá giao tiếp , bối cảnh văn hoá và văn hoá mang tính chuyên đề.

(2) Trong giáo trình ngôn ngữ, thêm vào kiến thức văn hoá, chẳng hạn như văn hoá hành vi.

(3) Không ngừng nâng cao ý thức xuyên văn hoá của sinh viên, làm cho sinh viên lý giải một cách khoa học và xử lý một cách chính xác những khác biệt có thể

Một phần của tài liệu Lỗi của người Trung Quốc học tiếng Việt nhìn từ góc độ xuyên văn hoá (xét về khía cạnh từ vựng (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)