Phân loại các kiểu lỗi theo từng năm học

Một phần của tài liệu Lỗi của người Trung Quốc học tiếng Việt nhìn từ góc độ xuyên văn hoá (xét về khía cạnh từ vựng (Trang 47)

3. Các kiểu lỗi thường gặp khi sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt (xét về khía

3.3. Phân loại các kiểu lỗi theo từng năm học

Qua phân tích số liệu trên cho thấy, hầu như loại từ nào cũng có thể bị nhầm lẫn, lỗi dùng từ xuyên suốt mọi giai đoạn học của sinh viên. Sau đây chúng tôi sẽ phân loại các kiểu lỗi theo từng năm học qua thực tiễn khảo sát của chúng tôi như đã nói ở trên.

3.3.1. Lỗi của sinh viên năm thứ nhất.

Đối với sinh viên năm thứ nhất, tiếng Việt hoàn toàn là một thứ tiếng hoàn toàn bỡ ngỡ và xa lạ, do đó một số từ thường dùng hàng ngày cũng dễ bị nhầm lẫn. Trong số lỗi được nêu trên, như đại từ nhân xưng, đại từ chỉ định, động từ, danh từ, phó từ, số từ, giới từ, cảm từ, cách dùng ―sự, việc‖, tính từ v.v. sinh viên năm thứ nhất đều hay bị mặc lỗi. Còn thành ngữ, tục ngữ, vì họ chưa học và ít dùng, nên không thể đánh giá được.

Những lỗi mà sinh viên năm thứ nhất hay bị mắc, đại từ nhân xưng và đại từ chỉ định là lỗi nhiều nhất, dù là viết hay nói; tiếp theo là phó từ và giới từ. Phó từ và giới từ chủ yếu là sai về viết. Điều đó không có nghĩa là khi nói không sai mà khi viết lại sai. Ở đây do chúng tôi chỉ khảo sát bài làm của sinh viên nên chúng tôi có nhận xét như vậy. Vì là sinh viên năm thứ nhất, nhiệm vụ chính của họ là phát âm đúng và đọc thuộc lòng bài, ít khi nói.

3.3.2. Lỗi của sinh viên năm thứ hai.

Sinh viên năm thứ hai đã học một năm tiếng Việt, đã qua giai đoạn bỡ ngỡ, và đã nắm được cách dùng của một số từ tiếng Việt. Vì vậy, những từ như đại từ nhân xưng, đại từ chỉ định và số từ thì ít khi mắc lỗi nữa, nhưng một số động từ, tính từ,

phó từ, giới từ và thành ngữ tục ngữ vẫn khó tránh khỏi, trong đó giới từ và phó từ mắc lỗi nhiều nhất.

3.3.3. Lỗi của sinh viên năm thứ tƣ.

Vì sinh viên năm thứ ba của trường chúng tôi đã sang du học Việt Nam, cho nên chúng tôi không khảo sát đến lỗi dùng từ của sinh viên năm thứ ba.

Sinh viên năm thứ tư đã qua hai năm học ở trong nước và một năm du học ở Việt Nam, cho nên trình độ tiếng Việt của họ đã tương đối cao. Những lỗi họ thường mắc phải là: trong khi dịch bài, khi họ gặp những từ đa nghĩa, vì họ không nắm chắc được nên chọn từ nào, thì họ sẽ dùng sai. Nói chung đó thường là những từ phản ánh văn hoá tập tục của tiếng Việt. Và những sai đó lại chủ yếu là sai về viết. Ví đã là sinh viên năm thứ tư, những câu thường dùng hàng ngày đối với họ không phải khó lắm nữa, vì vậy, trong khi viết văn và khi dịch, nếu gặp phải những từ liên quan đến văn hoá, hoặc những từ đó chỉ có ở trong tiếng Hán hay tiếng Việt, thì sinh viên sẽ cảm thấy lúng túng, không biết chọn từ nào. Những trường hợp như thế chính là sinh viên sai nhiều nhất. Ví dụ sựviệc của tiếng Việt, khi sinh viên viết văn, họ thường bỏ quên hai từ này.

Lỗi dùng từ của sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt trong từng năm học thật ra không có một giới hạn nhất định, những ví dụ được nói trên chỉ là hiện tượng phổ biến. Trong khi giảng dạy, chúng tôi phát hiện, trong khoá luận tốt nghiệp của sinh viên năm thứ tư, một vài sinh viên còn mắc những lỗi hoàn toàn có thể tránh khỏi được.

Lỗi dùng từ của sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt chắc chắn còn rất nhiều, nhưng vì thời gian chuẩn bị luận văn không dài, cho nên chúng tôi chỉ lấy những lỗi mang tính chất tiêu biểu làm cơ sở cứ liệu, tìm ra nguyên nhân gây lỗi và tìm cách giải quyết, đấy chính là nội dung của chương III.

CHƢƠNG III

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TỪ GÓC ĐỘ XUYÊN VĂN HOÁ

Một phần của tài liệu Lỗi của người Trung Quốc học tiếng Việt nhìn từ góc độ xuyên văn hoá (xét về khía cạnh từ vựng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)