Kiến nghị các giải pháp xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Hà Trung trong những năm gần đây (Trang 30)

1. 4: Phương pháp nghiên cứu

3.2. Kiến nghị các giải pháp xóa đói giảm nghèo

3.2.1 : Các giải pháp về phất triển kinh tế

a) Thực hiên ưu đãi trong nông nghiệp, lâm nghiệp cho các hộ nghèo Với hơn 90% hộ nghèo là trong lĩnh vực nông nghiệp đòi hỏi cần phải có những biện pháp nhằm tăng năng suất trong nông nghiệp, tăng thu nhập cho lao động nông nghiệp, nhất là các lao động nghèo. Theo phân tích ở trên thì huyện có diện tích đất nông nghiệp thấp, đất đai không màu mỡ, thế nhưng không phải là huyện không có khả năng phát triển nông nghiệp. Toàn huyện còn 7234,76 ha đất chưa sử dụng, trong đó có 180,59 ha đất có khả năng nông nghiệp, 4513 ha đất đồi núi cso khả năng lâm nghiệp ( số liệu của phòng thống kê huyện ), điều đó cho thấy khả năng về đất canh tác của huyện vẫn còn rất lớn. Vấn đề là phải có các chính sách để biến những vùng đất này thành đất canh tác mang lại hiệu quả kinh tế.

Để thuận lợi cho việc mở rộng diện tích đất canh tác , huyện cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng, cải tạo các công trình phục vụ nông-lâm

nghiệp như hệ thống tuới tiêu, đường đi...đến những nơi này bởi vì phần lớn đất chưa được sử dụng đến là do điều kiện canh tác gặp nhiều khó khăn, thiếu nước hoặc úng ngập, đường đi khó khăn . Thực hiện giao thêm đất canh tác, đất rừng cho các hộ nghèo để họ có thêm tư liệu sản xuất, với việc có thêm đất canh tác người nghèo có thể mở rộng sản xuất, mở rộng chăn nuôi nâng cao thu nhập, những diện tích đất bỏ hoang cũng sẽ được sử dụng triệt để nhằm tránh lãng phí tài nguyên, phát huy được nguồn nội lực của địa phương trong công tác giảm nghèo.

Tuy nhiên cũng cần phải có chính sách hỗ trợ người nghèo trong giai đoạn ban đầu được giao đất vì như đã nói ở trên những vùng đất mới thường rất khó khăn trong canh tác, cần phải đầu tư cải tạo nhiều, trong khi người nghèo không thể có nhiều tiền để đầu tư. Vì vậy ngoài những chính sách như miễn các loại thuế nông nghiệp, thủy lợi thì cũng cần phải có những hỗ trợ thiết thực khác như hỗ trợ về cây giống, con giống, bảo lãnh cho các hộ nghèo được mua chịu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuối, dụng cụ sản xuất, đối với các hộ trồng, làm lâm nghiệp cần có thời gian chờ đợi lâu thì thực hiện chi trả trước phí trồng rừng, phí bảo vệ môi trường, thực hiện phương châm lấy ngắn nuôi dài, trồng cây lương thực, cây hoa màu xen lẫn cây rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi. Ngoài ra huyện cần tìm, giới thiệu các đầu mối thu mua nông – lâm sản cho nông dân nhằm giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm của hộ, tạo tâm lý an tâm cho người nghèo khi đầu tư sản xuất, nâng cao mức thu nhập ổn đinh cho người nghèo.

b) Khai thác có hiệu quả lợi thế phát triển kinh tế của từng địa phương

Huyện Hà Trung tuy không phải là một huyện giàu tài nguyên thiên nhiên, địa hình, khó hậu cũng không thật sự thuân lới. Tuy thế huyện cũng có những lợi thế riêng có thể khai thác để phát triển kinh tế.

- Thứ nhật : Hà Trung là huyện cửa ngõ của tỉnh Thanh Hóa Và khu vực miền trung, là cầu nối giữa khu vực miền bắc và miền trung, có quốc lộ 1, đường sắt bắc nam đi qua trung tâm huyện, có các tuyến đường chính nối với đường Hồ Chí Minh và các huyện, thị xã khác trong tỉnh nên rất thuận lợi cho giao thông đi lại, lưu thông hàng hóa.

- Thứ hai : Huyện có vị trí nằm rất gần các khu kinh tế, thương mại lớn, cách thủ đô Hà Nội chỉ hơn 100 km, cách thành phố Thanh hóa, khu kinh tế Nghi Sơn hơn 30 km, liền kề với Thị xã Bỉm Sơn và tỉnh Ninh Bình, nơi có rất nhiều nhà máy lớn như nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, xi măng Pomihoa Ninh Bình, nhà máy ô tô Veam, rất thuận lợi cho việc phát triển của huyện.

- Thứ ba : dân số của huyện đông, lực lượng lao động dồi dào, người dân đều yêu lao động là một nguồn lực lớn cho phát triển kinh tế nếu khai thác, sử dụng tốt.

Do đó huyện cần căn cứ vào các đặc điểm, điều kiện của từng đơn vị trong huyện để có kế hoạch phát triển kinh tế phù hợp. Ví dụ như các xã Hà Tân, Hà Tiến có cấc núi đá vôi, đá phấn là nguồn nguyên liệu tốt dành cho công nghiệp sản xuất xi măng có thể phát triển ngành khai thác nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy xi măng của Bỉm Sơn và Ninh Bình, các xã Hà Châu, Hà Lai, Hà Thái có địa hình bằng phẳng, đồng ruộng tốt thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, các xã Hà Bắc, Hà Giang, Hà Long có nhiều đối núi thấp rất thích hợp cho việc phát triển kinh tế trang trại vườn rừng, trông các loại cây như mía, sắn, chăn nuôi trâu bò, dê. Khu vực thị trấn và các xã ven quốc lộ có thể phát triển các ngành thương mại dịch vụ như kinh doanh buôn bán, dịch vụ giao thông, vận tải, thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp... Cùng với kết hợp xây dựng mô hình kinh tế phối hợp giữa các xã, các vùng có cùng đặc điểm như nhau để hỗ trợ nhau trong phát triển kinh tế, khuyến khích các nhà đầu tư vào địa phương, phát triển các làng nghè truyền thống, làng nghề mới. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm bớt số người nghèo làm trong nông nghiệp sang các ngành nghề, dịch vụ khác có thu nhập cao hơn.

Để có nguồn lực cho việc thực hiên các kế hoạc trên thì cũng cần phải có các chính sách khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư vào huyện, phải làm cho các nhà đầu tư thấy được những lợi thế của huyện và những lợi ích, ưu đãi khi đầu tư vào đây. Điều này phụ thuộc nhiều vào chủ trương, chính sách, và khả năng thực hiện của chính quyền địa phương đối với việc thu hút vốn đầu tư. Có như vậy thì mới tạo nên được nguồn lực to lớn trong phát triển kinh tế của địa phương.

3.2.2 : Các giải pháp về đầu tư cho xóa đói giảm nghèo a) Tăng cường đầu tư cho các hộ cận nghèo

Hộ cận nghèo đông là do công tác xóa đói giảm nghèo chưa thực sự bền vững nguyên nhân dẫn đến tình trạng tái nghèo cao. Vì vậy muốn giảm nghèo bền vững và giảm tái nghèo thì trong công tác giảm nghèo không thể không quan tâm đến đối tượng cận nghèo. Trong những năm qua tỷ lệ hộ nghèo của huyện Hà Trung giảm nhanh nhưng tỷ lệ hộ cạn nghèo giảm rất chậm, chưa đến 2% trong 3 năm, huyện vẫn còn trên 2600 hộ cận nghèo, với tỷ lệ 8,5%, nguyên nhân là do công tác giảm nghèo chưa bền vững và công tác giảm cận nghèo chưa được quan tâm đúng mức. Tuy là mức sống của hộ nghèo và hộ cận nghèo không cao

hơn nhau bao nhiêu

( chênh lệch chỉ 120 ngàn đồng ) nhưng những hộ thuộc diện cận nghèo được ưu đãi nhiều hơn hẳn các hộ cận nghèo. Ví dụ như trong chính sách vay vốn ưu đãi, đến năm 2013 chính phủ mới ban hành chính sách cho vay ưu đãi với hộ cận nghèo, nhưng lãi suất vay vẫn cao hơn so với hộ nghèo, trong chính sách bảo hiểm y tế thì hộ cận nghèo chỉ được hỗ trợ 50 – 70% chi phí. Do đó nhiều hộ cận nghèo thâm chí còn khó khăn hơn cả hộ nghèo, nhất là những hộ thuộc mức cận dưới của chuẩn cận nghèo. Nhiều hộ cận nghèo còn có tâm lý muốn “ được nghèo ’’ dẫn đến tỷ lệ tái nghèo cao, tỷ lệ giảm cận nghèo thấp. Do đó cần phải có những

chính sách ưu đãi cụ thể hơn cho đối tượng cận nghèo, tuy rằng là không thể đánh đồng các chính sách cho hai đối tượng khác nhau nhưng trong các chính sách dành cho hộ nghèo của huyện cũng nên dành thêm phần quan tâm đối với đối tượng cận nghèo.

b) Linh hoạt trong chính sách hỗ trợ người nghèo vốn sản xuất

Như đã phân tích ở trên, trong công tác ưu đãi tín dụng cho hộ nghèo vẫn có sự chênh lêch, mất cân đối, hộ nghèo chưa mạnh dạn vay vốn, mạnh dạn đầu tư, những người cần vốn thì lại không được đáp ứng đầy đủ. Do đó cần có một cơ chế chính. sách linh hoạt hơn trong công tác cho vay vốn đối với hộ nghèo, vừa không làm trái với các quy định của trên vừa tạo được điều kiện cho người nghèo vay vốn.

Một giải pháp được kiến nghị để tăng cường thêm tính linh hoạt trong công tác hỗ trợ vốn vay và nâng cao hiệu quả vốn vay như sau. Dối với các hộ nghèo cần có thêm vốn vượt mức giới hạn cho vay ưu đãi thì trước tiên phải yêu cầu hộ đó giải trình được kế hoạch sử dụng vốn của mình vào sản xuất kinh doanh, có thẩm tra cụ thể của ngân hàng và chính quyền địa phương. Nếu được chấp nhận thì chính quyền có thể bảo lãnh cho hộ nghèo được vay thêm vốn ưu đãi hoặc có thể ngân sách các quỹ giảm nghèo của huyện để hỗ trợ phần lãi suất cho hộ nghèo, hay có thể bảo lãnh cho hộ nghèo vay theo hình thức “nối tiếp’’ qua từng thời kỳ, có nghĩa là hộ nghèo vay sau một khoảng thời gian nếu trả được bao nhiêu phần trăm tiền gốc và có khả năng chi trả thì có thể được vay tiếp theo một hợp đồng mới. Ngoài ra cũng cần có những biện pháp trực tiếp hỗ trợ người nghèo cách sử dụng vốn cso hiệu quả, sinh lời để người nghèo an tâm, mạnh dạn vay vốn và tránh việc hộ nghèo sử dụng vốn sai mục đích. Ví dụ như nếu hộ nghèo vay vốn để mua con giống về chăn nuôi thì ngân hàng, ngân hàng có thể cử cán bộ cùng người dân trực tiếp đi mua con giống, thực hiện việc cho vay và sử dụng vốn vay cung một lúc nhằm tránh việc sử dụng không hiệu quả vốn vay.

c) Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người nghèo

Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm không đạt hiệu quả cao là vì chất lượng đào tạo nghề chưa cao, chưa có chiều sâu. Vì vậy để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tránh lãng phí ngân sách nên không tiến hành tổ chữc các lớp đào tạo nghề ngắn hạn, sơ cấp trong huyện như hiện nay nữa, nhất là đối với các nghề yêu cầu trình độ tay nghề, kỹ thuật để tránh lãng phí . Thay vì mở các lớp đào tạo sơ cấp thì huyện nên đầu tư theo chiều sâu, chất lượng bằng cách tổ chức liên hệ phối hợp với các trung tâm đào tạo nghề,các trường dạy nghề có uy tín để giới thiệu cho các lao động vào học, có thể học theo hình thức tập trung tại trường hoặc học tại huyện nếu cơ sở vật chất cho phép, Hiện nay có rất nhiều trường dạy nghề uy tin xung quanh địa bàn huyện như trường cao đẳng nghề Trung Đức, trung cấp nghề Thanh Hóa, trung tâm dạy nghề Tuấn Hùng..., người học không cần phải đi xã để học. Tại dây có cơ sở vật chất tốt, đội ngũ giáo viên

chuyên nghiệp người học được đào tạo một cách bài bản, chất lượng tốt và được cấp bằng nghề của các cơ sở uy tín, như vậy họ sẽ dễ tìm việc làm hơn, tự tin hơn vào tay nghề của mình vì đã có bằng cấp chứng minh của các trường uy tín. Số tiền tiết kiệm được từ việc không mở các lớp ngắn hạn sẽ được dùng để hỗ trợ học phí cho những đối tượng nghèo đang theo học tại các trường nghề.

3.2.3 : Các giải pháp về xã hội

Thực hiện tốt, đầy đủ các ưu đãi xã hội của nhà nước dành cho người nghèo,. Trong đó cần chấn chỉnh lại việc chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, Hạn chế tối tình trạng làm sai, làm chậm thẻ BHYT cho người nghèo, nếu có sai sót cần phải lập tức sửa chữa ngay, nhanh nhất, tránh để kéo dài gây bức xúc trong người dân, làm ảnh hưởng tới ỹ nghĩa của các chế độ ưu đãi nhà nước dành cho người nghèo.

3.2.4: Các giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện a) Tổ chưc tôt công tác điều tra quản lý hộ nghèo a) Tổ chưc tôt công tác điều tra quản lý hộ nghèo

Thực hiện công tác điều tra rà soát hộ nghèo đúng quy định, đúng thời gian, đúng đối tượng, sẽ giúp cho công tác đánh giá tình hình, lập kế hoach giảm nghèo được tốt hơn, phù hợp với thực tế hơn. Giảm được lãng phí tiền của do đánh giá sai tình hình gây ra .

Hàng năm tổ chức điều tra xác đinh chính xác số lượng hộ nghèo, phân loại hộ nghèo làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các biện pháp chính sách giảm nghèo phù hợp> tách riêng những đối tượng hộ nghèo chính sách không có khả năng lao dộng, hộ nghèo đặc biệt khó khăn, hộ đói để có các biện pháp thích hợp. Trước khi tiến hành điều tra rà soát hộ nghèo, nên mở các lớp tâp huấn , bối dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ tham gia công tác điều tra về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là các cán bộ ở địa phương, cán bộ mới. Nên mời các cán bộ có kinh nghiệm, lâu năm làm người hướng dẫn, giảng dạy. Thường xuyên cập nhật và phổ biến thông tin kip thới về các chủ trương chính sách giảm nghèo mới về công tác xóa đói giảm nghèo tới các cán bộ chuyên trách. Bên cạnh đó cũng cần có các cuộc tuyên truyền, hướng dân người dân biết về ý nghĩa của công tác điều tra ra soát, cách thức cung cấp thông tin điều tra, quyền lợi và trách nhiệm của họ đối với công cuộc giảm nghèo trong huyện.

Cần phải tiến hành điều tra, xác định số hộ nghèo nhiều lần trong năm thay vì chỉ thực hiện vào đợt cuối năm, cần có các cuộc điều tra bổ sung, đặc biệt là sau các đợt bão lũ, bệnh dịch để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời cho các hỗ nghèo, tránh tình trạng để hộ nghèo rơi vào tình trạng khó khăn kéo dài mới được xét tiêu chuẩn hỗ trợ.

b) Xây dựng các chương trình xóa đói giảm nghèo một cách chi tiết, hợp với thực tiễn

Mỗi xã, thị trấn đều có những đặc điểm nguyên nhân và thực trạng nghèo khác nhau, lợi thế phát triển kinh tế, giảm nghèo cũng khác nhau. Vì vậy ngoài việc thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện cũng cần dề ra chỉ tiêu cụ thể cho từng xã, thị trấn , không đưa ra chỉ tiêu chung chung của toàn huyện, căn cứ vào đặc trưng của từng xã, thị trấn để xây dựng và áp dụng các chương trình xóa đói giảm nghèo hợp lý. Có thể xây dựng các chương trình, đề ra các chỉ tiêu cho mỗi xã thị trấn rheo các đặc điểm của mỗi xã như : địa hình, địa lý, đất đai, đặc điểm dân cư, ngành nghề truyền thống, cơ sở hạn tầng... Có như vậy mới tạo ra sự công bằng trong công tác giảm nghèo ở mỗi xã, các xã không còn ỷ lại vào chỉ tiêu chung của huyện nữa mà phải cố gắng để đạt được mục tiêu của mình, tránh được tình trạng quan liêu, bệnh thành tích.

Trước khi tiến hành triển khai, áp dụng một chính sãch giảm nghèo mới vào thực tiễn cần phải làm tốt công tác xây dựng chính sách đó thật chi tiết và phù hợp với thực tiễn áp dụng. Cần phải xác định pham vi, đối tượng có thể áp dụng chính sách này là những ai, cơ sở hạ tầng và người dân có đáp ứng được các yêu cầu để đảm bảo thực hiện tốt chính sách hay không, tránh tình trạng các chính sách khi triển khai đã không đáp ứng được với mục tiêu đặt ra gây lãng phí nguồn lực cho công tác giảm nghèo.

Cần phải có sự tham vấn của nhiều nguồn khác nhau khi xây dựng chính sách,đặc biệt là các tổ chức có liên quan chặt chẽ như Hội nông dân, Hội phụ nữ,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xóa đói giảm nghèo của huyện Hà Trung trong những năm gần đây (Trang 30)

w