- Chi phí văn phòng phẩm: Chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí quản lý của công ty và chi phí này có xu hướng tăng dần qua các năm Cụ thể năm 2006 ch
g) Ảnh hưởng của nhân tố thuế
Ta có: ∆T = ∑
Q1i ( T1i – T0i)
So sánh năm 2006/2005
∆T = ∑
Q1i ( T1i – T0i)
= 2.132 (0,09 – 0) = 191,88 (triệu đồng)
Nhận xét: Với mức biến động của thuế phải nộp tăng 0,09 (ngàn đồng)/sản phẩm đã làm lợi nhuận của Công ty năm 2006 giảm so với năm 2005 một khoảng là 191,88 (triệu đồng)
So sánh năm 2007/2006
∆T = ∑
Q1i ( T1i – T0i)
= 2.396 (0,01 – 0,09) = -191,68 (triệu đồng)
Nhận xét: Với mức biến động của thuế phải nộp giảm 0,08 (ngàn đồng)/sản phẩm đã làm lợi nhuận của Công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 một khoảng là 191,68 (triệu đồng).
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty So sánh năm 2006/2005
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CPCB và XNK Thanh Đoàn
Các nhân tố làm tăng lợi nhuận: 24.777,58 (triệu đồng) Khối lượng hàng hóa: 2.197,94 (triệu đồng) Kết cấu khối lượng sản phẩm: 23,08 (triệu đồng) Giá bán sản phẩm: 22.556,56 (triệu đồng)
Các nhân tố làm giảm lợi nhuận: 22.876,36 (triệu đồng) Giá vốn hàng bán: 21.980,92(triệu đồng) Chi phí bán hàng: 255,84(triệu đồng) Chi phí quản lý: 447,72(triệu đồng) Thuế: 191,88(triệu đồng)
Tổng cộng: 1.901,22 (triệu đồng) (Đúng bằng đối tượng phân tích)
So sánh năm 2007/2006
Các nhân tố làm tăng lợi nhuận: 15.739,24 (triệu đồng) Khối lượng hàng hóa: 1.205,00 (triệu đồng) Kết cấu khối lượng sản phẩm: 38,44 (triệu đồng) Giá vốn hàng bán: 14.304,12 (triệu đồng) Thuế: 191,68(triệu đồng)
Các nhân tố làm giảm lợi nhuận: 12.315,44 (triệu đồng) Giá bán sản phẩm: 9.751,72 (triệu đồng) Chi phí bán hàng: 2.228,28 (triệu đồng) Chi phí quản lý: 335,44 (triệu đồng)
Tổng cộng: 3.423,8 (triệu đồng) (Đúng bằng đối tượng phân tích)
Ngoài ra, để biết chính xác hơn mức lợi nhuận mà Công ty đạt được thì ta hãy so sánh mức độ biến động của các khoản mục với doanh thu thuần sẽ biết được rằng trong một đồng doanh thu sẽ có bao nhiêu đồng giá vốn, chi phí và được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
4.2. CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THADIMEXCO
Để hiểu rõ các chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, ta sẽ phân tích một vài chỉ tiêu có liên quan nhiều nhất từ bảng cân đối kế toán của Công ty.
4.2.1. Lợi nhuận trên doanh thu:
Lợi nhuận ròng Mức lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu thuần
Bảng 14: MỨC LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu Năm
2005 2006 2007
Doanh thu thuần 245.275.214 334.744.257 366.432.578
Lợi nhuận ròng 2.587.554 836.853 2.681.340
Lợi nhuận/doanh thu (%) 1,05 0,25 0,73
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty Thadimexco)
Qua phân tích bảng số liệu trên, thấy tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm có sự tăng lên. Còn lợi nhuận của Công ty qua ba năm (2005-2007) tăng, giảm không ổn định . Cụ thể như tình hình lợi nhuận trên doanh thu của năm 2005 có tỷ số là 1,05%, đến năm 2006 có tỷ số này lại giảm xuống còn có 0,25% và sang năm 2007 chỉ tiêu này lại tăng lên 0,73%.
Năm 2005 Công ty hoạt động có hiệu quả nhất trong 3 năm. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty năm này đạt được1,05%, có nghĩa là với 100 đồng doanh thu Công ty sẽ thu được 1,05 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, đến năm 2006 thì chỉ tiêu này của Công ty không còn như năm trước mà chỉ còn 0,25%, cũng có nghĩa là với 100 đồng doanh thu Công ty chỉ thu được 0,25 đồng lợi nhuận, đã giảm rất nhiều so với năm trước. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do tổng chi phí tăng rất nhanh vì các thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty không được ổn định, đặc biệt là thị trường Nhật nhập khẩu thủy sản của Công ty giảm nhiều. Nhưng đến năm 2007 thì chỉ số này lại tăng lên đạt 0,73%.là do công ty dã có những điều chỉnh hợp lý cũng như công ty đã có chính sách làm giảm chi phí.
4.2.2. Lợi nhuận trên tài sản có
Lợi nhuận ròng Lợi nhuận trên tài sản có =
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CPCB và XNK Thanh Đoàn
Lợi nhuận ròng Lợi nhuận trên vốn tự có =
Tổng vốn tự có chung
Bảng 15: TỶ SỐ (ROA) VÀ (ROE) CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
Đơn vị tính: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 Tổng tài sản 79.013.718 113.271.979 170.383.352 Vốn chủ sở hữu 12.616.446 15.865.746 17.767.070 Lợi nhuận ròng 2.587.554 836.853 2.681.340 ROA (%) 3,27 0,74 1,57 ROE (%) 20,51 5,27 15,09
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty Thadimexco)
4.2.2.1. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản có:
Đây là tỷ số đo lường khả năng sinh lợi ròng của tổng tài sản có trong quá trình hoạt động của Công ty. Qua số liệu về tỷ số (ROA) ở bảng trên, cho thấy năm 2005 tỷ số này của Công ty là 3,27% và năm 2006 có tỷ số là 0,74%, điều này chứng tỏ rằng trong năm 2006 hoạt động của Công ty kém hiệu quả hơn rất nhiều so với năm 2005. Nghĩa là trong năm 2006 cứ 100 đồng tài sản có Công ty sẽ thu được 0,74 đồng lợi nhuận giảm đi 2,53 đồng lợi nhuận so với năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2007 thì tỷ số này lại tăng lên đạt được 1,57% tức là năm 2007 cũng 100 đồng tài sản có Công ty thu được 1,57 đồng lợi nhuận tăng lên khoảng 0,83 đồng so với năm 2006. Nhìn chung khả năng sinh lợi ròng của tổng tài sản có trong quá trình hoạt động của Công ty tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2005 khả năng sinh lợi ròng của công ty là cao nhất trong 3 năm (2005-2007) sau đó đến năm 2006 thì khả năng sinh lợi ròng trên tài sản có của công ty lại giảm đáng kể, sang năm 2007 lại tăng lên.
4.2.2.2. Tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có:
Tỷ số (ROE) là tỷ số đo lường khả năng sinh lời của vốn tự có trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty.Tương tự như tỉ số lợi nhuận trên tài sản có (ROA), tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) của Công ty trong 3 năm cũng có sự biến động đáng kể. Trong thời gian ba năm (2005-2007) do tình hình hoạt động của Công ty tuy không ổn định nhưng vẫn đạt hiệu quả cao so với các doanh nghiệp khác nên khả năng sinh lời của vốn tự có của Công ty đạt tỷ lệ khá cao. Năm 2005, tỷ số này rất cao, điều đó có thể hiểu là cứ 100 đồng vốn tự có của mình, Công ty sẽ thu được 20,51 đồng lợi
nhuận ròng. Nhưng đến năm 2006 thì do tổng chi phí của Công ty tăng nhanh nên lợi nhuận của Công ty cũng thấp hơn so với năm 2005.
Chính vì vậy, tỷ số (ROE) của Công ty trong năm 2006 giảm xuống chỉ còn 5,27%, có nghĩa là với 100 đồng vốn tự có trong năm 2006 Công ty chỉ thu được 5,27 đồng lợi nhuận ròng, đã giảm rất nhiều so với năm trước. Đến năm 2007 tỷ số ROE của công ty lại tăng lên 15,09% tăng lên 9,82% so với năm 2006. Nhìn chung cũng giống như tỷ số ROA thì ROE của công ty qua 3 năm (2005-2007) cũng có sự tăng, giảm không ổn định.