xạ, phí ngân hàng, chi phí hoa hồng, môi giới,… chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí bán hàng của Công ty, nếu Công ty tiết kiệm các chi phí này sẽ làm tăng phần nào lợi nhuận của Công ty.
f) Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp
Ta có ∆CQL = ∑ Q1i(CQL1i – CQL0i) So sánh năm 2006/2005 ∆CQL = ∑ Q2006(CQL2006 – CQL2005) = 2.132 (1,07 – 0,86) = 447,72 (triệu đồng)
Nhận xét: Với mức biến động chi phí quản lý tăng 0,21(ngàn đồng) đã làm lợi nhuận của Công ty năm 2006 giảm so với năm 2005 một khoảng là 447,72 (triệu đồng)
So sánh năm 2007/2006
∆CQL = ∑
Q2007(CQL2007 – CQL2006)
= 2.396 (1,21 – 1,07) = 335,44 (triệu đồng)
Nhận xét:Với mức biến động chi phí quản lý tăng 0,14 (ngàn đồng) đã làm lợi nhuận của Công ty năm 2007 giảm so với năm 2006 một khoảng là 335,44 (triệu đồng)
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CPCB và XNK Thanh Đoàn
Chi phí quản lý doanh nghiệp này bao gồm nhiều loại chi phí như tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa tài sản cố định…Tất cả các chi phí này sẽ tăng lên hay làm giảm xuống phần lớn lợi nhuận của Công ty nếu không biết sử dụng đúng cách, hạn chế và tiết kiệm loại chi phí này. Để hiểu rõ hơn ta đánh giá từng chi phí trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp này qua bảng 12 sau:
Bảng 12: TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY THADIMEXCO
Đơn vị tính: 1000 VNĐ
Chỉ tiêu Giá trịNăm 2005 % Giá trịNăm 2006 % Giá trịNăm 2007 % Chênh lệch 2006/2005Giá trị % Chênh lệch 2007/2006Giá trị % Chi phí quản lý 1.445.007 100 2.281.090 100 2.911.017 100 836.083 57,86 629.927 27,62
Lương nhân viên 463.002 32,04 726.203 31,84 1.321.118 45,39 263.201 56,85 594.915 81,92
Chi phí điện thoại, fax 153.348 10,61 163.700 7,18 141.622 4,87 10.352 6.75 - 22.078 - 13,49
Chi phí văn phòng, đồ dùng
văn phòng 26.750 1,85 53.409 2,34 71.755 2,46 26.659 99.66 18.346 34,35
Chi phí tiếp khách 239.457 16,57 203.099 8,90 221.487 7,61 - 36.358 - 15,18 18.388 9,05
Khấu hao TSCĐ 36.382 2,52 362.998 15,91 145.345 4,99 326.616 897,74 - 217.653 -59,96
Chi phí quản lý khác 526.068 36,41 771.681 33,83 1.009.540 34,68 245.613 46,69 237.859 30,82
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CPCB và XNK Thanh Đoàn
- Tiền lương nhân viên: là các khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí quản lý, do có sự thay đổi về số cán bộ công nhân viên nên tiền lương và bảo hiểm tăng đều qua các năm. Năm 2006 tiền lương trả cho cán bộ công nhân là 726.203 (ngàn đồng) tăng hơn năm 2005 và tăng cao hơn một khoảng 263.201 (ngàn đồng) chiếm tỷ lệ là 56,85%, với tỷ lệ như vậy chứng tỏ rằng tiền lương năm 2006 mà Công ty phải trả đã tăng rất cao. Đến năm 2007, mức tiền lương chi trả là 1.321.118 (ngàn đồng) tăng 594.915 (ngàn đồng) so với năm 2006 với mức tỷ lệ tăng lên là 81,92 %, ta thấy rằng tình hình tiền lương của Công ty chi trả cho nhân viên ngày càng tăng cao. Ngoài ra, thì khoản chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn cũng đã tăng theo mức tiền lương, chính từ hai khoản chi phí mà Công ty trả cho nhân viên tăng qua từng năm đã chứng minh được rằng Công ty ngày một quan tâm nhiều hơn đến đời sống cán bộ công nhân viên. Điều đó đã khuyến khích rất nhiều đến quá trình làm việc của từng nhân viên, từ đó, dẫn đến tình hình kinh doanh của Công ty ngày một hiệu quả hơn.
- Chi phí điện thoại, fax: chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí quản lý của Công ty, nhưng một điều đáng mừng đó là các khoản chi phí này đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng. Các khoản chi phí này có thể cắt giảm được bằng cách Công ty nên có các quy định về khoản định mức, khen thưởng các bộ phận sử dụng tiết kiệm và ngược lại, Công ty cũng nên phê bình đối với những bộ phận sử dụng lãng phí chi phí này. Tuy chi phí này chỉ là một phần nhỏ nhưng nếu Công ty tiết kiệm được thì nó cũng góp phần quan trọng trong việc tăng lợi nhuận của