0
Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN NGHIỆP KHU VỰC MỸ HÒA – VĂN LÂM”

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ CÔNG NGHIỆP KHU VỰC MỸ HÀO – VĂN LÂM (Trang 33 -33 )

NGHIỆP KHU VỰC MỸ HÒA – VĂN LÂM”

1. Giới thiệu chung về dự án :

1.1. Giới thiệu chung về khu vực triển khai dự án:

Huyện Văn Lâm được xác định là một trong những vùng kinh tế động lực quan trọng của tỉnh Hưng Yên. Giáp thủ đô Hà Nội, với quốc lộ 5 chạy qua, huyện đã và đang có nhiều lợi thế để phát triển thành một huyện công nghiệp. Các đặc điểm cơ bản của huyện Văn Lâm được tóm tắt như sau :

Về điều kiện hành chính : huyện Văn Lâm với tổng diện tích là 74,42 km2, dân số toàn huyện là 97,519 người, mật độ dân số là 1.309 người/km2 với 11 đơn vị hành chính gồm 10 xã và 1 thị trấn: Thị trấn Như Quỳnh (7,07 km2), xã Lạc Đạo (8,58 km2), xã Chỉ Đạo (5,97km2), xã Đại Đồng (8,03 km2), xã Việt Hưng (7,55 km2), xã Tân Quang (6,02 km2), xã Minh Hải(7,73 km2), xã Lương Tài (8,78 km2), xã Trưng Trắc (4,90 km2), xã Lạc Hồng (5,20 km2), xã Đình Dù(4,48 km2).

Về tài nguyên thiên nhiên : diện tích đất nông nghiệp là 4.684,68 ha (chiếm 62,81%) , đất chuyên dùng là 1.740,83 ha (chiếm 23,39%), đất ở là 709,02ha (chiếm 9,53%), đất chưa sử dụng là 317,66ha (chiếm 4,27%).

Về hạ tầng kỹ thuật : hệ thống đường bộ và đường sông nội địa trong đó có 8km chiều dài đường quốc lộ, 6km đường tỉnh lộ, 39,4km đường của huyện và các khu công nghiệp, 34,4km đường trục liên xã. Các tuyến đường dây tải điện và các trạm biến áp trung và hạ thế trên địa bàn huyện đã từng bước được nâng cấp, 100%

số hộ nông thôn đã có điện. 92 % số hộ được dùng nước sạch, hợp vệ sinh. Mạng lưới bưu chính viễn thông được quan tâm phát triển, 100% các thôn đã có mạng lưới điện thoại.

Các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển ngày càng tích cực. Ngoài ra, huyện còn có 15 làng nghề truyền thống như chế biến gỗ, đồ đồng, da, chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu,.. với sản phẩm phong phú, có tín nhiệm cao.

1.2. Mô tả dự án:

- Cơ quan đề xuất dự án: Sở Tài nguyên và Môi trường

Tên dự án: Xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp khu vực Mỹ Hào - Văn Lâm.

Địa chỉ liên hệ: Sở Tài nguyên và Môi trường

Đường Nguyễn Văn Linh, phường Hiến Nam, Thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên - Mục tiêu của dự án

Mục tiêu dài hạn: Tập trung, phân loại, xử lý chất thải rắn bằng công nghệ hiện đại cho các khu công nghiệp dọc đường 5 thuộc địa bàn tỉnh Hưng Yên và rác sinh hoạt của khu đô thị Phố nối, các khu dân cư thuộc 2 huyện Mỹ Hào, Văn Lâm (Hưng Yên).

Mục tiêu ngắn hạn: Xây dựng nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp.

- Loại hình dự án

Hỗ trợ kỹ thuật: Lập nghiên cứu khả thi, đào tạo, chuyển giao công nghệ xử lý chất thải.

- Dự án - đầu tư: Đầu tư xây dựng nhà máy và trang thiết bị xử lý chất thải rắn theo từng loại hình chất thải.

Mô tả tóm tắt nội dụng và các hoạt động chủ yếu của các chương trình, dự án: Xây dựng khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt rắn cho khu vực dân cư thuộc 2 huyện Mỹ hào và Văn lâm, tập trung và xử lý chất thải cho các khu, cụm công nghiệp dọc đường 5 thuộc địa bàn Hưng Yên.

- Tổng vốn chương trình, dự án: 6 triệu USD (theo tỷ giá chuyển đổi do Ngân hàng ngoại thương công bố tại thời điểm xây dựng đề cương chương trình, dự án).

Trong đó:

Tổng vốn ODA: 5 triệu USD để đầu tư trang thiết bị, công nghệ xử lý chất thải (ODA tín dụng ưu đãi).

phương tiện thu gom ban đầu.

- Dự kiến thời gian bắt đầu và kết thúc dự án:

Bắt đầu xây dựng từ năm 2005 (xây dựng phần bãi chứa bằng vốn ngân sách tập trung của tỉnh) và kết thúc vào 2007.

2. Thực trạng hiện nay của khu vực triển khai dự án: 2.1. Điều kiện tự nhiên môi trường:

2.1.1. Đặc điểm địa chất khí hậu:

Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, bốn mùa rõ rệt. Trong thời kỳ đầu mùa đông khí hậu tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt; mùa hạ nóng ẩm, nhiều mưa. Số giờ nắng trung bình 1.650 giờ/năm, nhiệt độ trung bình 23,20C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 160C. Tổng nhiệt độ trung bình năm 8.500 - 8.6000C. Lượng mưa trung bình 1.450 - 1.650mm, nhưng lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) tập trung tới 70% lượng mưa cả năm, gây úng lụt, ảnh hưởng xấu đến sản xuất. Mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lạnh và thường có mưa phùn, thích hợp cho gieo trồng nhiều loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế.

Địa chất được chia ra làm 8 lớp :

Lớp số 1 : Đất trồng trọt, đất đắp bờ ruộng. Đất trồng trọt với bề dầy 0,5m, thành phần chủ yếu là sét pha màu xám đen, lẫn rễ cây. Đất đắp bờ ruộng bề dày 0,8m, thành phần chủ yếu là sét pha màu nâu đỏ, vàng, xám trắng loang lổ, trạng thái dẻo mềm.

Lớp số 2 : Sét pha, trạng thái dẻo mềm. Lớp đất này có diện phân bố cục bộ, chiều dày của lớp là 1,0m, cao độ mặt lớp này có thay đổi từ 1,45- 1,8m . Thành phần chủ yếu là sét pha màu xám nâu, trạng thái dẻo mềm.

Lớp số 3: Sét pha, trạng thái dẻo chảy lễ hữu cơ. Chiều dài lớp thay đổi từ 3- 4,5m. Cao độ mặt lớp thay đổi từ 0,8m đến 1,55m. Thành phần chủ yếu là sét pha màu xám đen, trạng thái dẻo chảy, lẫn hữu cơ.

Lớp số 4 : Sét trạng thái dẻo mềm. Chiều dày lớp là 2,5m. Cao độ mặt lớp -1,55m. Thành phần chủ yếu là sét màu trắng, xám trắng, trạng thái dẻo mềm.

Lớp số 5 : Sét pha, trạng thái dẻo cứng . Lớp có diện tích phân bố cục bộ, chiều dày lớp thay đổi từ 3,0 đến 4,7m . Cao độ mặt lớp thay đổi từ -3.02 đến -4,05m. Thành phần chủ yếu là sét pha màu xám vàng, nâu đỏ loang lổ, trạng thái dẻo cứng.

Lớp số 6 : Sét pha, trang thái dẻo mềm: Chiều dày lớp là 3,5m. Cao độ mặt lớp thay là -8,05m. Thành phần chủ yếu là sét pha màu xám đen, trạng thái dẻo chảy.

Lớp số 7: Sét pha trạng thái dẻo chảy. Chiều dày lớp thay đổi từ 2,5m đến 3,5m. Cao độ mặt lớp thay đổi từ -6,55m đến -1,55m. Thành phần chủ yếu là sét pha màu xám đen, trạng thái dẻo chảy.

Lớp số 8: Cát mịn, chặt vừa. Lớp có diện tích phân bố không đồng đều, chiều dày của lớp chưa xác định được, chiều dày nhỏ nhất của lớp là 3,7m. Cao độ mặt lớp thay đổi từ -2,97m đến -9,48m. Thành phần chủ yếu là cát mịn màu xám xanh, xám đen, trạng thái chặt vừa, đôi chỗ lẫn hữu cơ, sạn.

Giá trị Nspt trung bình = 17 búa

Lớp số 9 : Sét pha, trạng thái dẻo cứng. Chiều dày của lớp chưa xác định được vì các hố khoan đều kết thúc trong lớp này, cao độ mặt lớp thay đổi từ -13,18m đến -16,97m. Thành phần chủ yếu là sét pha màu xám nâu, nâu tím, xám trắng, xám xanh, trạng thái dẻo cứng

Giá trị Nspt trung bình = 14 búa.

2.1.2. Hiện trạng môi trường tự nhiên

2.1.2.1. Hiện trạng môi trường không khí:

Các nguồn gây ô nhiễm không khí bao gồm: Khí thải từ đầu máy xe lửa khi chạy qua khu vực, khí thải từ các hoạt động giao thông bộ và các sinh hoạt thường ngày của dân cư trong vùng.

Bảng 1: Kết quả đo đạc nồng độ các chất khí và bụi trong không khí (mg/m3)

STT Địa điểm obs SO2 NOx NH3 H2S CH4 Bụi

1 Điểm 01 1 0,024 0,016 0,008 0,007 <0,1 0,16 2 0,023 0,024 0,012 0,010 <0,1 0,14 2 Điểm 02 1 0,025 0,014 0,011 0,012 0,5 0,20 2 0,029 0,018 0,014 0,014 <0,1 0,18 3 Điểm 03 1 0,023 0,017 0,016 0,012 0,9 0,21 2 0,028 0,021 0,012 0,016 0,4 0,23 4 Điểm 04 1 0,036 0,032 0,008 0,006 <0,1 0,18 2 0,040 0,036 0,011 0,006 0,5 0,14 TCVN 0,350 0,200 0,200 0,042 - 0,3

Quan trắc obs 1 : từ 7h- 9h Quan trắc obs : từ 13h – 15h

Kết quả đo và phân tích chất lượng không khí trong khu vực cho thấy nồng độ của các chất khí đọc hại SO2, NOx, NH3, H2S và CH4 xác định ở mức thấp hơn nồng độ giới hạn cho phép.

2.1.2.2. Hiện trạng tiếng ồn

Các nguồn sinh ra tiếng ồn chính tại khu vực dự án : Tiếng ồn sinh ra do hoạt động giao thông xe lửa, tiếng ồn từ các hoạt động giao thông khác và sinh hoạt của dân cư trong khu vực dự án.

Kết quả đo đặt mức ồn trong môi trường không khi tại khu vực thực hiện dự án và khu vực xung quanh được thể hiện trong bảng giá trị trung bình các obs quan trắc tiếng ồn (dBA) trong ngày:

Bảng 2: Giá trị trung bình các obs quan trắc tiếng ồn (dBA) trong ngày

STT Vị trí Min Max Trung bình

1 Điểm 01 51,0 56,6 54,0

2 Điểm 02 47,3 53,1 49,7

3 Điểm 03 47,1 53,3 50,1

4 Điểm 04 50,3 105,1 66,0

TCVN 5949- 1998 75 dBA ( từ 6h – 18h )

Qua đó cho thấy giá trị trung bình trong ngày tại các điểm đều thấp hơn giá trị cho phép ngoại trừ khi tàu hỏa chạy qua.

2.1.2.3. Hiện trạng môi trường nước:

Các nguồn gây ô nhiễm nước : các chất thải từ hoạt động tái chế chì, các chất thải sinh hoạt, các chất thải từ mùa màng, từ chăn nuôi gia cầm, gia súc, phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.

Sau khi phân tích nguồn nước mặt ở sông Từ và kênh tiêu, nguồn nước ngầm tại các giếng khoan của nhà dân xung quanh khu vực dự kiến xây dựng khu xử lý chất thải, nước thải tại khu lè tài chế chì thôn Đông Mai cho thấy :

Hàm lượng oxi hòa tan dao động trong khoảng 2,45- 4,67 mg/l cao hơn so với TCVN 5942-1995.

Hàm lượng COD đo đượu đều thấp hơn giới hạn cho phép của TCVN 5945- 1995 và dao động trong khoảng 16- 35mg/l, hàm lượng BOD5 xác định dao động trong khoản 5 -15

Lượng vi khuẩn trong nước khá cao, lượng tổng coliform đo được dao động trong khoảng 2.500 -6.020 MNP/100ml và đều thấp hơn giới hạn cho phép của TCVN là 10.000MNP/100ml

Đối với chỉ tiêu về Nito (NO2-, No3-, NH3) trong nước mặt dao động xung quanh giới hạn cho phép của TCVN5943- 1995

Hàm lượng các chỉ tiêu kim loại nặng tại tất cả các điểm đều thấp hơn giới hạn cho phép ngoại trừ chỉ tiêu Pb của mẫu nước mặt chảy qua khu tái chế chì là cao hơn giới hạn cho phép của TCVN 5942- 1995.

Hàm lượng phenol, xianua trong các mẫu nước đều thấp hơn giới hạn cho phép của TCVN 5942 -1995

Hàm lượng dầu mỡ trong các mẫu nước dao động trong khoảng 0,5 – 1,2 mg/l và cao hơn giới hạn cho phép của TCVN 5942 -1995

Giá trị pH dao động trong khoảng 5,25 – 6,61. 2.1.2.4. Hiện trạng môi trường đất:

Các nguồn gây ô nhiễm : các chất thải từ hoạt động tái chế chì, các chất thải sinh hoạt của người dân, các chất thải từ mùa màng, gia súc, phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật.

Hàm lượng các kim loại nặng của các mẫu đất trong khu vực đều thấp hơn giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam.

2.1.2.5. Hiện trạng môi trường sinh thái:

Thực vật lá nổi : là các loài có rễ cắm vào đáy thủy vực, lá nổi trên bề mặt nước như sen, súng lam, súng trắng, súng vuống, u du, đuôi lươn,..

Thực vật trôi nổi tự do : bèo cái, bèo tai chuột, bèo lục bình, Thực vật ngập nước : rau dừa nước, cỏ bấc, ý dĩ,

Thực vật chìm trong nước : rong đuôi chồn, thủy thảo, thủy nữ ấn,... Thực vật nổi : Tảo lam, tảo silic, tảo lục, tảo giáp, tảo mắt.

Động vật nổi: có 28 loài và có mật độ dao động rất lớn từ 50 con/m3 đến 18.000 con/m3.

Động vật đáy : có trên 30 loài trai ốc nước ngọt thuộc 6 họ và 10 giống. Sống tập trung ở các kênh dẫn thủy lợi hay ao.

Thành phần các loài cá tự nhiên : có 22 loài , chủ yếu là cá chép, cá mè trắng, cá mè hoa, cá rô, cá mương, lươn, cá chim trắng nước ngọt, cá rô phi,..

2.2. Tình hình kinh tế xã hội:

2.2.1. Tình hình kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 66,8%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi mạnh theo hướng tỷ trọng khối lượng ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ tăng, nông nghiệp giảm, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế

xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình và kinh tế tư nhân phát triển.

Giá trị đóng góp của ngành công nghiệp chiếm khoảng 78,8%, nông nghiệp khoảng 12,6%, thương mại dịch vụ khoảng 8,6%.

2.2.2. Tình hình xã hội:

Giáo dục đào tạo được củng cố và phát triển, toàn huyện có 4 trường tiểu học và 1 trường THCS đạt trường chuẩn quốc gia.

Công tác y tế có nhiều tiến bộ, cơ sở vật chất được tăng cường, trạng bị hiện đại, phát huy hiệu quả khám chữa bệnh cho người dân. Số trạm y tế có bác sĩ là 8/12. Toàn huyện có 72/86 làng được công nghận làng văn hóa, có 76,6% hộ gia đình đạt gia đình văn hóa, tỷ lệ hộ nghèo là 4,18%

Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được diễn ra sôi nổi. Làng nào cũng có sân bóng và sân thể thao riêng.

2.2.3. Tình hình vệ sinh môi trường và quản lý chất thải:

Các nguồn phát sinh chất thải rắn CTR : chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công sở, trường học, chất thải từ các chợ, chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp và làng nghề, chất thải xây dựng, chất thải nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi)

Có thể nói rằng hoạt động quản lý nhà nước về chất thải ở huyện Văn Lâm chưa được chú ý trên địa bàn. Mỗi xã và thôn đã có các tổ thu gom rác thải dân sinh nhưng lại chưa có hiệu quả cao do không có hỗ trợ thỏa đáng về thu nhập, thiết bị thu gom và vận chuyển còn thô sơ. Nhiều khu vực hình thành các bãi rác lộ thiên, rác vứt quanh các mương rãnh, thậm chí là ngay bên đường quốc lộ. Tuy đã có nhà máy xử lý chất thải, tuy nhiên một số hộ kinh doanh địa phương vẫn không ké hợp đồng với nhà máy xử lý mà đem rác vứt ra góc ruộng hoặc các khu đất trống. Tình trạng ô nhiễm nặng ở khu vực Minh khai gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân khu vực đó và các khu lân cận.

2.2.4. Thực trạng hoạt động của dự án:

Từ khi đi vào hoạt động từ năm 2008 đến nay nhà máy đã tiến hành thu gom và xử lý được trên 60.000 tấn rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp trên địa bàn Hưng Yên.

Trong đó lượng rác thải sinh hoạt thu gom được là 27.000 tấn, rác thải công nghiệp là trên 33.000 tấn. Trung bình mỗi ngày thu gom và xử lý trên 37 tấn.

Hiện nay, bên cạnh việc mở rộng địa bàn thu gom xử lý rác thải sinh hoạt ra 7 huyện của tỉnh Hưng Yên với hình thức ký hợp đồng với các huyện quy hoạch điểm thu gom rác bằng hình thức đặt côngtenơ, nhà máy còn mở rộng địa bàn thu gom xử lý rác thải công nghiệp với 100 doanh nghiệp trên địa bàn.

tư khoảng 3 tỷ đồng để xây dựng nhà xử lý chất thải trung gian số 3 với diện tích 2000m2, phục vụ công tác xử lý chất thải lỏng trước khi đưa sang nhà máy xử lý chất thải lỏng số 1. Khi dự án này đi vào hoạt động sẽ góp phần nâng tổng công suất của công ty lên hơn 200 nghìn tấn/tháng.

3. Đánh giá hiệu quả tài chính của Dự án:

3.1. Tổng hợp và tính toán các chỉ tiêu BCR, NPV, IRR

Bảng 3: Khái toán tổng mức đầu tư toàn dự án

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ CÔNG NGHIỆP KHU VỰC MỸ HÀO – VĂN LÂM (Trang 33 -33 )

×