TRÊN PHƯƠNG DIỆN NGÔN TỪ

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm của ca dao Hà Nam (Trang 33)

Nội dung của ca dao lưu truyền ở Hà Nam được nhóm soạn giả Văn nghệ dân

gian Hà Nam chia thành sáu chủ đề lớn tương đối toàn diện, hợp lí. Khảo sát ca dao

lưu truyền ở Hà Nam, chúng tôi đã thống kê các chủ đề với nội dung sau:

STT Nội dung chủ đề Số bài Tỉ lệ %

1 Đất nước – con người 121 21,5%

2 Truyền thống thượng võ chống xâm lăng 75 13,5%

3 Bộ mặt xã hội thực dân phong kiến 60 11%

4 Tinh thần, thái độ lao động sản xuất 55 10%

5 Tình yêu nam nữ và hôn nhân gia đình 215 39%

6 Kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) 28 5%

Văn nghệ dân gian Hà Nam 554 100%

Trong luận văn, chúng tôi lựa chọn năm chủ đề: đất nước – con người; truyền

thống thượng võ chống xâm lăng; bộ mặt xã hội thực dân phong kiến; tinh thần, thái độ lao động sản xuất; tình yêu nam nữ và hôn nhân gia đình làm đối tượng khảo sát. Thông

qua năm chủ đề này, chúng tôi tìm hiểu nét riêng về nội dung, nghệ thuật của ca dao lưu truyền ở Hà Nam so với ca dao vùng đồng bằng sông Hồng.

2.1. Địa danh Hà Nam qua ca dao

Trong cuốn Thi pháp ca dao, GS Nguyễn Xuân Kính đã nhận xét: “Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã công nhận rằng tên riêng chỉ địa điểm (địa danh), nhất là những tên gọi ít quen thuộc có khả năng tạo ra một thứ ma thuật âm thanh và nhiều nhà thơ thế kỉ XX đã sùng bái thủ pháp sử dụng các tên gọi này. Ở nước ta, tháng 5 năm 1954 trong bài

Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Tố Hữu đã viết những câu thơ tuyệt diệu: Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng.

Đặc biệt trong bài Ta đi tới (viết tháng năm 1954), nhà thơ đã sử dụng rất nhiều

địa danh”.

GS Nguyễn Xuân Kính cũng đã thống kê: “Trong 12.487 lời ca dao người Việt,

số lời sử dụng tên riêng chỉ địa điểm chiếm 8,4%” [25, tr.132].

Khảo sát 526 lời ca dao lưu truyền ở Hà Nam, thuộc năm chủ đề như chúng tôi đã giới thiệu ở trên, số lời sử dụng tên riêng chỉ địa điểm cụ thể như sau:

- 35 -

Chủ đề Số lời Tỉ lệ

(%)

Số lời sử dụng tên riêng chỉ địa

điểm

Tỉ lệ (%)

Đất nước – con người 121 23,0 117 96

Truyền thống thượng võ chống xâm lăng 75 14,2 43 57

Bộ mặt xã hội thực dân phong kiến 60 11,4 8 13

Tinh thần thái độ lao động sản xuất 55 10,4 0 0 Tình yêu nam nữ và hôn nhân gia đình 215 41,0 4 9

Tổng 526 100 172

Nhận xét:

- Chủ đề Đất nước – con người có 121 lời, trong đó có 117 lời sử dụng tên riêng chỉ địa điểm, 4 lời là không nhắc tới địa danh, nhưng lại nói về đặc điểm rất đặc trưng, hoặc món ăn truyền thống của địa phương. Nên mặc dù không sử dụng tên riêng chỉ địa điểm, nhưng người Hà Nam vẫn biết câu ca dao đó nói về địa phương

nào. Ví dụ: Nên tình nghĩa, ốc chấm tương,/ Dù xa muôn dặm tìm đường tới nơi./

Không nên tình nghĩa thì thôi,/ Ốc tương, tương ốc cứ xơi ngon dền!

Lời ca trên, tác giả dân gian Hà Nam nói đến địa danh Liễu Đôi – tiểu vùng văn hoá tiêu biểu của Hà Nam. Bởi ốc chấm tương là món ăn đặc trưng của địa phương

này. Hoặc ở lời ca khác: Đôi ta chút nghĩa đèo bòng,/ Em muốn theo chồng cho trọn

hiếu trung./ Quê anh đồng trắng nước trong,/ Chẳng chê ngổ nổi dừa rong thì về.

Chàng trai không nói tên quê mình, nhưng qua cách miêu tả, người đọc cũng nhận ra “quê anh” là huyện Bình Lục – một huyện trũng nhất vùng đồng chiêm Hà Nam. Xưa kia, người ta gọi Bình Lục là “cái rốn của vùng đồng bằng Bắc Bộ”. Ở đó người dân quanh năm phải bơi ngụp trong nước, đời sống khổ cực, thiếu thốn vô cùng.

- Chủ đề Truyền thống thượng võ chống xâm lăng có 75 lời, trong đó có 43 lời

nhắc đến địa danh: huyện Thanh Liêm được nhắc đến nhiều nhất: 36 lần, Bình Lục 5 lần, Kim Bảng 2 lần.

- Chủ đề Bộ mặt xã hội phong kiến thực dân có 8 trên tổng số 60 lời sử dụng tên

riêng chỉ địa điểm. Trong đó có những lời không nhắc đến địa danh, nhưng qua việc tố cáo những tên địa chủ với những tên tuổi cụ thể, những tội ác điển hình thì người đọc có thể nhận ra tác giả dân gian muốn nói đến địa danh nào:

- Đốc Đắc nổi tiếng thôn nhà Ba mươi mốt nhật đem quà biếu quan.

- 36 -

Tưởng là ông, hoá ra thằng ăn dơ! - Bá Bính nó mới ác ghê Tôi làm nó chẳng có hề tính công…

Đốc Đắc – tên cường hào gian ác - người làng Vị Thượng thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục. Lý Nhưng – tên lý trưởng nổi tiếng đục khoét, Bá Bính – tên địa chủ cường hào đại gian, đại ác, cả hai đều ở làng Đại Hoàng (nay thuộc xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân).

- Trong 526 lời ca dao lưu truyền ở Hà Nam, số lời sử dụng tên riêng chỉ địa điểm chiếm 32,7%. So với ca dao người Việt, số bài ca dao sử dụng tên riêng chỉ địa điểm ở ca dao lưu truyền ở Hà Nam chiếm tỉ lệ cao hơn. Bởi vì ca dao lưu truyền ở Hà Nam là ca dao của địa phương, mà ca dao lưu truyền ở địa phương, nên có đặc điểm là tính cụ thể cao hơn, tính khái quát giảm.

- Trong bộ phận ca dao lưu truyền ở Hà Nam có tên riêng chỉ địa điểm, chủ đề

Đất nước và con người chiếm tỉ lệ nhiều nhất.

Trong Thi pháp ca dao, GS Nguyễn Xuân Kính đã dựa vào hai tiêu chí: chức

năng định danh và nguồn gốc để phân loại địa danh trong ca dao. Còn khi khảo sát bộ phận ca dao lưu truyền ở Hà Nam có tên riêng chỉ địa điểm, chúng tôi tạm chia làm các loại: địa danh lịch sử - văn hoá, địa danh ẩm thực, địa danh làng nghề.

2.1.1. Địa danh lịch sử - văn hoá

Văn hoá vật thể là các hiện tượng văn hoá có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học, dân tộc học, mỹ học, nghệ thuật học… tồn tại một cách hữu hình mà con người có thể tiếp xúc một cách cảm tính, trực tiếp thông qua các giác quan. Đó là những đền đài, lăng tẩm, bia mộ, thành quách, danh lam thắng cảnh…

Văn hoá vật thể ở Hà Nam có thể kể đến các di chỉ, di vật như mộ Hán, tiền đồng cổ Trung Quốc, 828 đình, chùa, miếu, phủ, bia… gồm đủ loại hình: di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ và thắng cảnh.

Mỗi tên đất, tên làng… đều gắn với một sự tích, một sự kiện nào đó của lịch sử, của văn hoá dân gian Hà Nam. Huyện nào của tỉnh Hà Nam cũng có một tiểu vùng văn hoá dân gian đáng chú ý. Huyện Kim Bảng có tiểu vùng văn hoá Quyển Sơn, ven sông Đáy với những truyền thuyết về Lý Thường Kiệt, hát Dậm. Huyện Duy Tiên có tiểu vùng văn hoá Đọi Sơn với ngôi chùa có kiến trúc độc đáo xây dựng từ thời Lý, bia Sùng Thiện Diên Linh, dấu tích Đại Hành Hoàng đế đi cày tịch điền, nghề truyền thống làm trống của làng Đọi Tam nổi tiếng. Huyện Lý Nhân có tiểu

- 37 -

vùng văn hoá Nhân Đạo với đền Trần Thương độc đáo và tín ngưỡng thờ người anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Huyện Thanh Liêm có tiểu vùng văn hoá Liễu Đôi. Chúng tôi đã thống kê tần số xuất hiện của những địa danh

trong ca dao lưu truyền ở Hà Nam qua chủ đề Đất nước – con người như sau:

Địa danh Số lần xuất hiện Tỉ lệ (%)

Thanh Liêm 63 54 Bình Lục 25 21,3 Kim Bảng 11 9,4 Duy Tiên 10 8,5 Lý Nhân 8 6,8 Tổng số 117 100

Như vậy tiểu vùng văn hoá nào ở Hà Nam cũng được ca dao nhắc đến, ngợi ca. Trong đó địa danh Thanh Liêm được nhắc đến nhiều nhất. Bởi Thanh Liêm có vùng văn hoá dân gian Liễu Đôi nổi tiếng, mới được phát hiện và công bố rộng rãi cách đây khoảng 30 năm. Là một xã nhỏ với bốn thôn: Đông Sấu, Tháp, Đống Cầu và Đống

Thượng, tổng diện tích của Liễu Đôi khoảng 1,5 km2, dân số gần 2000 người. Điều kỳ

diệu là trải qua bao biến động của thời gian, tại một địa bàn đất không rộng, người không đông giữa vùng chiêm trũng này còn lưu truyền và gìn giữ được hàng ngàn tư liệu về văn hoá dân gian, bao gồm các di tích, di chỉ, lễ hội, kiến trúc, phong tục, tập quán, tín ngưỡng dân gian, lễ hội… cùng với một kho tàng văn học dân gian vô cùng quý giá, phản ánh nhiều mặt của đời sống xã hội. Đây là một điểm khác biệt của tiểu vùng văn hoá dân gian Liễu Đôi với các tiểu vùng văn hoá dân gian khác trong tỉnh. Bởi vì tiểu vùng văn hoá Đọi Sơn, Quyển Sơn… thường chỉ có một số hiện tượng văn hoá dân gian nhất định, số lượng không lớn, thì ở Liễu Đôi, các hiện tượng văn hoá dân gian lại phong phú, đa dạng. Điều này được thể hiện rất rõ trong ca dao lưu truyền ở Hà Nam.

Các lễ hội vật võ Liễu Đôi, lễ hội đình làng Đống Cầu, hay lễ hội đền Bà Áo The tồn tại và phát triển là để rèn luyện tinh thần thượng võ, mài sắc ý chí chống xâm lược, sẵn sàng chiến đấu hy sinh cho quê hương, sẵn sàng chiến thắng thiên tai và các thế lực áp bức bóc lột khác, chứ không phải đơn thuần chỉ để thi tài vật võ, vui xuân. Ca dao lưu truyền ở Hà Nam đã giới thiệu, mời gọi khách thập phương đến dự các lễ hội ở nơi đây:

Phủ Bà mở hội hôm rằm,

- 38 -

Phủ Bà là đền thờ Bà Áo The (còn gọi là đền Thổ Tinh công chúa) đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh từ năm 2000. Tương truyền Bà Áo The là một trong số các nữ tướng của Hai Bà Trưng. Trong đền,

hiện vẫn còn đôi câu đối: Trưng tướng đại danh thuỳ vũ trụ, Khôn nguyên hậu đức

tráng sơn hà, tạm dịch là: Danh tướng thời Hai Bà Trưng tiếng thơm lừng lẫy muôn

nơi, đức đầy như đất bao trùm sông núi. Đây là ngôi đền lớn nhất trong hệ thống đền ở Liễu Đôi. Đền Bà Áo The gắn với lễ hội đền Bà Áo The tổ chức vào rằm tháng tám.

Đền Bà Áo The được xây dựng trên gò đất nổi rộng 1445m2. Bao quanh khu đất là các

cánh đồng còn mang tên cổ: Cánh Miễu, Mã Bái, Cờ Quạt… Thế đất của ngôi đền có

hình con “quy”, đầu hướng về dãy núi đất Non (xã Thanh Lưu), các gò đất xung quanh là các chân con rùa. Công trình kiến trúc nằm đúng tâm của mai rùa. Còn “hội vật mồng

năm mồng mười” là hội vật võ Liễu Đôi mở từ mồng năm đến mồng mười tháng giêng

hàng năm, để tưởng nhớ vị Thánh họ Đoàn – người con của dân làng đã xả thân hy sinh để cứu nước, cứu dân. Ở câu ca khác người bình dân cũng mời gọi một cách rất thiết

tha du khách đến xem hội: Ai ơi về đất Liễu Đôi/ Không thạo võ nghệ thì ngồi mà xem. Thanh Liêm còn có nhiều dấu ấn: Mả dấu, ruộng hương hoả, đất thềm lều, Giàn

thề, Lẫm Đông, Lẫm Đoài, Mả Rút, Lăng Ninh Thái còn gọi là Đình Lăng, nơi thờ tứ vị

Hoàng Đế: Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lê Trung Tôn và Lê Ngoạ Triều; thờ tam vị Đại vương: Minh Quang, Thiên Cang và Nhữ Hoàng Đê là bạn thân của Lê Hoàn từ thuở hàn vi… Đó là những di chỉ gắn liền với cuộc đời của Lê Hoàn – vua Lê Đại Hành – một vị vua anh hùng nhà Tiền Lê, người đất Bảo Thái (Liêm Cần, Thanh

Liêm). Những địa danh này đi vào trong ca dao rất tự nhiên: Đồn rằng Ninh Thái xa

xôi,/ Anh nay cất việc lên chơi mấy ngày./ Nguyệt sao nguyệt tỏ rày rày,/ Bên kia núi Cái bên này đình Lăng./ Giàn Thề lại nổi một vầng,/ Mới nhìn đã thấy bạc dâng mặt người./ Rồng nằm há miệng thảnh thơi,/ Chỗ kia Mả Dấu, ấy thời nhà Lê…

Ca Dao lưu truyền ở Hà Nam còn nhắn nhủ du khách khi đến với Thanh Liêm, hãy

dừng chân ngắm cảnh chùa Tiên – một ngôi chùa trên núi thuộc xã Thanh Lưu: Ngày

xuân em liệu có dài/ Chơi chùa Tiên kẻo một mai nữa già. Đặc biệt du khách đừng

quên đến với Kẽm Trống – một thắng cảnh nên thơ đã được xếp hạng từ năm 1962:

Chèo thuyền qua bến Lòng Bong Ghé qua Kẽm Trống vào trong Hang Bàn.

Kẽm Trống hiểu đơn giản là khoảng trống do con sông Đáy chảy từ hướng tây bắc – đông nam qua nhiều xóm làng, đến đây uốn mình qua giữa hai triền núi đá vôi

- 39 -

tạo nên. Khung cảnh thiên nhiên ở đây tuy không rộng lớn, choáng ngợp nhưng sông núi, đồng ruộng, cỏ cây, đất trời đã tạo dựng, hoà nhập thành một quần thể. Trời xanh, núi biếc cùng mây trời in bóng xuống dòng sông Đáy trong xanh. Vào buổi sớm mai, những ngọn núi xanh sẫm như bồng bềnh trôi trên biển sương mù. Cảnh như thực như mơ ấy sẽ làm du khách liên tưởng đến những câu chuyện lung linh đầy màu sắc huyền thoại. Bất chợt những âm thanh vui tai khi vạn chài buông lưới, gõ xuống mạn thuyền xua cá khiến bạn quay về với thực tại. Từng đoàn thuyền, buồm no gió ngược xuôi làm cho cảnh vật càng thêm hấp dẫn. Trước phong cảnh trời nước hữu tình, núi sông ngoạn mục như vậy, bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân

Hương thế kỷ XVIII khi đi qua Kẽm Trống đã cảm tác một bài thơ: Hai bên thì núi

giữa thì sông/ Có phải đây là Kẽm Trống không?/ Gió giật sườn non khua lắc cắc/ Sóng dồn mặt nước vỗ long bong…

Thắng cảnh núi Đọi nổi tiếng với Nam thiên đệ tam động của Hà Nam, gắn với

các sự kiện lịch sử: vua Tiền Lê cày ruộng tịch điền, vua Hậu Lý dựng tháp, dựng bia, mở hội chùa nô nức gần xa:

Núi Đọi ai đắp mà cao Ngã ba sông Lệnh ai đào mà sâu

Giẽ Guột, ai bắc nên cầu Bến sông Thọ Kiều ai chở đò ngang?

Núi Đọi thuộc xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, cao chừng 400m, nổi giữa đồng bằng trù phú, nằm cách sông Châu 700 m về phía đông, cách thành phố Phủ Lý hơn 7 cây số theo hướng đông bắc. Ở vị trí này, Đọi Sơn tự nó đã tạo nên cảnh quan khá đặc sắc. Từ trên đỉnh núi, nhìn xuống ta thấy dòng sông Châu uốn khúc, như một dải lụa xanh ôm lấy cánh đồng phì nhiêu mượt mà tươi tốt. Từ phía bắc nhìn về, núi tựa như dáng voi phục. Ở đó có vua Lê Đại Hành quê Ninh Thái – Thanh Liêm, có vua Lý Nhân Tông sùng Phật, có vua Lê Thánh Tông sùng Nho, có cả mấy bá tước nhà Mạc vì dân, vì nước mà dựng lại bia cổ, sửa lại chùa. Đến với núi Đọi để được

“thanh nhàn lên đỉnh núi cao, đá mừng mạc khách, đợi chào chủ nhân, lâng lâng

chẳng chút bụi trần, bâng khâng núi Thiểm non Thần chi đây, am Tiên, cảnh Bụt xinh thay, đường mây thăm thẳm, hang mây bước vào”.

Khoảng những năm Long thuỵ Thái bình (1054 – 1058) triều vua Lý Thánh Tông, tể tướng Dương Đạo gia đã cho xây dựng một ngôi chùa trên núi Đọi. Chùa có tên gọi là Đọi Tam, tên chữ là Linh Quy Tự, kiến trúc theo kiểu chữ “đinh”, gồm bái đường 5

- 40 -

gian, phía sau 3 gian. Toàn bộ hệ thống bằng cột đá, đường kính 0,3m kê trên chân tảng cổ bồng. Đằng trước chùa là một gác chuông tám mái. Các góc mái tạo đầu đao mềm

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm của ca dao Hà Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)