Một số cách thức ứng phó của học sinh bị bắt nạt

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông (Trang 65)

13 Do bạn không được bố mẹ giáo dục chu đáo

3.3. Một số cách thức ứng phó của học sinh bị bắt nạt

Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu thực trạng bắt nạt ở học sinh, các yếu tố có liên quan, chúng tôi còn rất quan tâm đến cách thức ứng xử của học sinh sau khi bị bắt nạt. Đối với vấn đề này, chúng tôi cũng tìm hiểu trên hai khía cạnh: cách thức ứng xử của học sinh sau khi bị bắt nạt và đi sâu tìm hiểu ứng xử trực tiếp của học sinh ngay tại thời điểm bị bắt nạt.

Khi tìm hiểu về cách thức ứng xử của học sinh khi bị bắt nạt, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều cách thức khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, kết quả nghiên cứu chỉ ra cho thấy có ba nhóm cách thức ứng xử chung nhất ở học sinh là: tìm sự trợ giúp, lảng tránh và tìm cách trả thù. Trong ba cách thức ứng xử này thì học sinh lựa chọn cách thức “tìm sự trợ giúp” là nhiều nhất, tiếp đến là “lảng tránh” và cuối cùng là “tìm cách trả thù”. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 3.11. Các cách thức ứng xử của học sinh

Cách thức ứng xử khi bị bắt nạt N Min Max Mean Std. Deviation

Tìm cách trả thù 444 1.00 3.00 1.3011 .40214

Lảng tránh 445 1.00 3.00 1.6029 .41958

Tuy nhiên, trong mỗi cách thức ứng xử này có nhiều hành vi khác nhau và học sinh lựa chọn ở mức độ khác nhau. Đầu tiên, đối với cách thức ứng xử “tìm cách trả thù”, tìm hiểu cụ thể chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.12. Cách thức ứng xử “tìm cách trả thù” (%) STT Nội dung Mức độ Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên 1 Nghĩ cách trả thù kẻ bắt nạt mình 73 21.2 5.8

2 Cãi nhau với kẻ bắt nạt mình 66.6 28 5.4

3 Đánh nhau với người bắt nạt mình 65 28.2 6.8

4 Mang theo vũ khí phòng vệ 88.7 8.8 2.5

5 Rủ bạn trả thù 81.3 15.5 3.2

6 Bảo anh chị trả thù 74.9 18.5 6.5

Qua bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy rằng đối với cách thức ứng xử này có nhiều hành vi khác nhau như: nghĩ cách trả thù, cãi nhau, đánh nhau, mang vũ khí phòng vệ,...Trong đó, có 28.8% học sinh thỉnh thoảng đánh nhau lại và 6.8% học sinh thường xuyên đánh lại kẻ bắt nạt mình. Điều đáng lưu ý là những người bạn bị bắt nạt thường là những người nhỏ hơn, yếu thế hơn những người bắt nạt. Trong khi đó có đến 6.8% học sinh thường xuyên lựa chọn cách thức này. Khi đó, dẫn đến nguy cơ các em sẽ bị bắt nạt và tổn thương nhiều hơn. Bảng số liệu trên cũng cho thấy 27% học sinh “nghĩ cách trả thù kẻ bắt nạt mình” ở mức độ thỉnh thoảng và thường xuyên. Hơn nữa, có đến 25% học sinh “bảo anh chị trả thù”. Như vậy, chúng tôi nhận thấy khoảng 1/4 học sinh bị bắt nạt cho biết mình đã từng đi trả thù các bạn bắt nạt mình theo nhiều cách khác nhau. Cách thức này không làm giảm hành

vi bắt nạt ở các em học sinh mà thậm chí còn làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn và có thể hiện tượng bắt nạt sẽ duy trì và gia tăng nhiều hơn.

Thứ hai, đối với cách thức ứng xử “lảng tránh”, kết quả thu được cho thấy những học sinh bị bắt nạt thường tập trung “suy nghĩ xem tại sao mình bị bắt nạt”. Có đến 54.5% học sinh lựa chọn cách thức này ở mức độ thỉnh thoảng và 19.6% học sinh thường xuyên nghĩ xem tại sao mình bị bắt nạt. Tiếp đến có 50.6% học sinh sau khi bị bắt nạt thường cố quên đi mọi thứ đang xảy ra với mình ở mức độ thỉnh thoảng cho đến thường xuyên. Hơn nữa có khoảng hơn 50% học sinh coi như không có chuyện gì xảy ra. Như vậy, có thể nhận thấy rằng có nhiều học sinh lựa chọn cách thức giải quyết này. Một điều đáng quan tâm là những học sinh này thường có xu hướng né tránh vấn đề đang xảy ra. Khi đó, học sinh có nguy cơ tiếp tục bị bắt nạt và chịu tổn thương nhiều hơn. Để có cái nhìn cụ thể và chi tiết, chúng ta có thể quan sát bảng số liệu sau: Bảng 3.13. Cách thức ứng xử “lảng tránh” (%) STT Nội dung Mức độ Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên

1 Coi như không có chuyện gì xảy ra 47.7 39.8 12.5

2 Mặc kệ cho mọi chuyện xảy ra 61.1 31.9 7.0 3 Tự nhủ với bản thân mình rằng không

có chuyện gì xảy ra 55.9 34.4 9.7

4 Suy nghĩ xem tại sao mình bị bắt nạt 25.9 54.5 19.6

5 Cố quên đi mọi thứ đang xảy ra với mình 49.9 36.8 13.8

Cuối cùng là cách thức ứng xử “tìm sự trợ giúp”, qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, đối với hình thức này học sinh chủ yếu là nói chuyện và tìm sự trợ giúp của giáo viên cũng như người thân trong gia đình. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 3.14. Cách thức ứng xử “tìm sự trợ giúp” (%) STT Nội dung Mức độ Không bao giờ Thỉnh thoảng Thường xuyên

1 Nói với giáo viên 51.3 37.9 10.7

2 Nói với người thân trong gia đình 47.5 39.2 13.3

3 Nhờ giáo viên giúp đỡ 49.3 39.7 11

4 Nhờ người thân giúp đỡ 44.9 45.4 9.7

Bảng số liệu trên cho thấy có 13.3% học sinh thường xuyên nói với người thân trong gia đình khi bị bắt nạt và 10.7% học sinh thường xuyên nói với giáo viên. Không chỉ dừng lại ở việc nói với giáo viên và người thân, mà còn có khoảng 10% học sinh tìm đến sự giúp đỡ của họ nhằm mục đích ngăn ngừa việc mình bị bắt nạt. Nếu như giáo viên và người thân có sự quan tâm hỗ trợ thì các em học sinh bị bắt nạt có khả năng đương đầu và chấm dứt được tình trạng mình bị bắt nạt.

Ngoài việc tìm hiểu về cách thức ứng xử của học sinh khi bị bắt nạt cũng như những hành vi cụ thể trong từng cách thức đó, chúng tôi còn tìm hiểu sự khác biệt về cách thức ứng xử với yếu tố giới tính, cấp học và mối quan hệ giữa yếu tố này với các yếu tố có liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy, về mặt giới tính, học sinh nam có xu hướng trả thù nhiều hơn học sinh nữ với mức ý nghĩa là p=0.00; học sinh nữ có xu hướng lảng tránh nhiều hơn nam với mức ý nghĩa là p = 0.05. Tuy nhiên, với cách thức ứng xử “tìm sự trợ giúp” thì sự khác biệt giữa nam và nữa không có ý nghĩa về mặt thống kê với

p = 0.090. Trên thực tế, điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm lý giới tính. Bởi vì học sinh nam thường có xu hướng thể hiện cá tính của mình thông qua các hành vi bên ngoài và thường muốn khẳng định bản thân bằng sức mạnh thể chất. Chính vì vậy, khi bị bắt nạt, các em cũng có xu hướng khẳng định và thể hiện sức mạnh của mình bằng cách trả thù. Trong khi đó, với học sinh nữ, đặc biệt là học sinh nữ ở nông thôn, các em không muốn làm mâu thuẫn nghiêm trọng hơn. Vì thế, khi bị bắt nạt các em muốn trốn tránh để hy vọng hiện tượng bị bắt nạt không tiếp tục nữa.

Xét về yếu tố cấp học, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh Tiểu học có xu hướng tìm sự trợ giúp nhiều hơn học sinh THCS và nhiều hơn học sinh THPT với mức ý nghĩa p = 0.00. Điều đó có nghĩa là những học sinh Tiểu học, khi bị bắt nạt có xu hướng kể cho giáo viên, người thân và mong muốn nhận được sự giúp đỡ của họ. Bởi ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, một mặt, các em chưa thể tự đương đầu với vấn đề bị bắt nạt. Mặt khác, các em có sự tin tưởng, chờ đợi sự bao bọc che chở của giáo viên và người thân. Nhưng với học sinh THCS và THPT, các em có sự trưởng thành về mặt thể chất cũng như sự độc lập về mặt tâm lý. Các em nghĩ rằng mình đã lớn và có khả năng độc lập giải quyết các vấn đề gặp phải. Chính vì vậy, khi bị bắt nạt, các em cũng ít tìm đến sự trợ giúp của giáo viên và người thân hơn. Tuy nhiên, với cách thức ứng xử là “tìm cách trả thù” và “lảng tránh” thì sự khác biệt giữa các cấp học không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Như vậy, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự khác biệt về giới tính trong cách thức ứng xử “tìm cách trả thù” và “lảng tránh”. Khi bị bắt nạt, học sinh nam thường trả thù nhiều hơn học sinh nữ, ngược lại học sinh nữ lại tìm cách lảng tránh nhiều hơn nam. Học sinh Tiểu học tìm đến sự trợ giúp nhiều hơn học sinh THCS và nhiều hơn học sinh THPT. Cách ứng xử “tìm cách trả thù” tỷ lệ thuận với lớp học, cấp học và độ tuổi của học sinh. Điều đó có nghĩa là học sinh càng học lên cao và lớn tuổi hơn thì càng có xu hướng trả thù nhiều

hơn những học sinh học ở lớp học, cấp học và độ tuổi thấp hơn. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cách thức ứng xử “tìm cách trả thù” cũng tỷ lệ nghịch với học lực của học sinh. Điều này có nghĩa là, những học sinh có học lực thấp có xu hướng trả thù nhiều hơn những học sinh có học lực cao.

Với cách thức ứng xử “lảng tránh”, nữ giới có xu hướng lảng tránh nhiều hơn nam giới. Đồng thời, cách thức ứng xử này cũng tỷ lệ thuận với lớp học cấp học và độ tuổi. Có nghĩa là học sinh càng lớn, học ở lớp, cấp cao thì càng có xu hướng lảng tránh nhiều hơn so với học sinh nhỏ, học ở lớp, cấp nhỏ.

Cách thức ứng xử “tìm sự trợ giúp” tỷ lệ nghịch với lớp học, cấp học và độ tuổi của học sinh. Điều đó cho thấy học sinh càng ở lớp/cấp thấp thì càng có xu hướng tìm đến sự trợ giúp hơn là những học sinh học ở lớp/cấp cao. Hơn nữa, những học sinh lớn tuổi cũng có xu hướng ít tìm đến sự trợ giúp hơn là những học sinh nhỏ tuổi.

Như vậy, khi tìm hiểu về cách thức ứng xử của học sinh chúng tôi nhận thấy rằng, học sinh có ba cách thức ứng xử chung là: tìm sự trợ giúp, lảng tránh và tìm cách trả thù. Trong đó, học sinh tìm sự trợ giúp là nhiều hơn cả. Hơn nữa, ở từng cách thức ứng xử khác nhau thì lại có sự khác biệt với yếu tố giới tính, cấp học và độ tuổi.

Chúng tôi không chỉ tìm hiểu cách thức ứng xử chung của học sinh khi bị bắt nạt, chúng tôi còn rất quan tâm đến cách ứng xử trực tiếp của học sinh ngay tại thời điểm bị bắt nạt. Để nghiên cứu chính xác được vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi mở để các em có thể ghi lại cụ thể cách ứng xử của mình. Sau đó chúng tôi thống kê bằng phần mềm excel. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.15. Phản ứng của học sinh tại thời điểm bị bắt nạt

STT Phản ứng của học sinh N %

1 Im lặng 140 30.5

2 Đánh lại 84 18.3

3 Nói lại 78 17

4 Thưa thầy cô giáo 55 11.98

5 Bỏ chạy 30 6.54

6 Sợ hãi 21 4.57

7 Bảo người thân 21 4.56

8 Khóc 11 2.4

9 Chửi lại 8 1.74

10 Gọi bạn ra đánh 5 1.09

11 Gọi người khác 4 0.87

12 Tức giận 3 0.65

Qua bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy, ngay tại thời điểm học sinh bị bắt nạt, cách ứng xử phổ biến nhất của các em là im lặng. Có tới 140 học sinh (chiếm 30.5%) được hỏi cho biết khi bị bắt nạt em thường im lặng. Lý giải về vấn đề này học sinh cho rằng im lặng là tốt nhất để đỡ bị đánh hoặc đỡ bị đánh đau, sau này mới tìm cách trả thù hoặc gọi người ra trả thù cũng chưa muộn. Một học sinh nam cho biết “em cứ im lặng cho họ muốn làm gì thì làm rồi sẽ tính kế trả thù sau” (học sinh THPT, số phiếu 376). Một học sinh nam khác cho biết “tùy vào từng đối tượng bắt nạt mình. Nếu người đó trông bình thường thì có thể nói lý với người đó hoặc có thể bảo những người bạn khác đánh phủ đầu. Còn với những người có máu mặt và thuộc diện khá giả quan hệ nhiều với bọn khác thì em sẽ im lặng, cố nhịn. Khi mọi việc đi qua thì sẽ thực hiện phương châm "quân tử 10 năm báo thù chưa muộn"” (học sinh THPT, số phiếu 341). Như vậy, có thể thấy, tại thời điểm bị bắt nạt, học sinh

có xu hướng im lặng là nhiều nhất. Tuy nhiên, các em im lặng chỉ là tạm thời. Hầu hết học sinh đều có ý định trả thù lại vào thời điểm sau đó. Điều đó có nghĩa là sự việc bắt nạt nhau của học sinh sẽ không dừng lại ở đó mà sẽ tiếp tục tiếp diễn.

Cách ứng xử phổ biến thứ hai là học sinh sẵn sàng đánh lại kẻ đã bắt nạt mình. Có 84 học sinh chiếm 18.3% tổng số học sinh được khảo sát cho biết mình sẵn sàng đánh lại khi bị bắt nạt. Một học sinh nam cho biết “lúc bị bắt nạt em cầm dao đâm vào tay nó” (học sinh nam, số phiếu 19, Tiểu học). Một học sinh khác cho hay “nếu nó bắt nạt em, em sẽ dùng gạch đập vào đầu ” (học sinh nam, số phiếu 251, THCS). Có một điều đáng lưu ý là những học sinh bị bắt nạt thường có xu hướng đánh trả lại những học sinh bắt nạt bé và yếu hơn mình “em phải đánh lại nó vì nó yếu hơn em nhưng thỉnh thoảng cũng không đánh trả vì nó mạnh hơn mình” (học sinh số phiếu 249, THCS). Việc học sinh đánh trả lại khi bị bắt nạt sẽ có khả năng dẫn đến việc học sinh bị tổn thương nhiều hơn về mặt thể chất và có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng. Một học sinh lớp 9 cho biết “trường em mới có hai bạn mâu thuẫn với nhau, đánh nhau. Hậu quả là một bạn bị dập sống mũi, bạn kia thì bị chảy máu đầu. Cả hai bạn vẫn đang được cấp cứu ở bệnh viện tỉnh”.

Cách ứng xử phổ biến thứ ba là học sinh sẽ có xu hướng nói lại với các bạn bắt nạt. Các em chủ yếu nói chuyện với những người bắt nạt mình để biết nguyên nhân tại sao mình bị bắt nạt. Khi được hỏi, một học sinh nữ cho biết “khi bị bắt nạt em đã hỏi bạn là tại sao bạn lại bắt nạt tôi, tôi làm gì mà bạn lại làm như thế đối với tôi. Bạn không được bắt nạt những bạn kém hơn mình” (học sinh nữ, số phiếu 318, THPT). Kết quả nghiên cứu cho thấy có 78 học sinh được hỏi, chiếm 17%, cho biết học sinh sẽ nói chuyện với những bạn bắt nạt mình để biết lý do tại sao mình bị bắt nạt. Tiếp đến, học sinh sẽ thưa thầy cô giáo hoặc chạy đến báo với hiệu trưởng để các bạn

bị thầy cô giáo xử phạt. Như vậy, học sinh có xu hướng tìm đến sự trợ giúp của thầy cô giáo như một cách thức để giải quyết vấn đề bắt nạt. Cách giải quyết này sẽ giúp thầy cô nắm bắt được tình hình bắt nạt nhau ở học sinh. Từ đó, có những chính sách, biện pháp để ngăn ngừa, giảm thiểu và hạn chế thực trạng bắt nạt của học sinh. Nói về cách thức giải quyết này, một học sinh cho biết “khi em bị bắt nạt em sẽ chạy đến mách thầy hiệu trưởng để thầy phạt bạn ấy, để lần sau bạn ấy không được đi bắt nạt các bạn khác nữa”. (học sinh nữ, số phiếu 157, THCS).

Có một điều đáng lưu ý là tỷ lệ học sinh nói cho cha mẹ biết mình bị bắt nạt rất thấp (4.56%). Thực tế này dẫn đến việc phụ huynh thường là người biết con bị bắt nạt sau cùng, do vậy, họ không có những hỗ trợ kịp thời cho trẻ. Vì thế, phụ huynh nên sâu sát với con mình, quan sát và hỏi

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)