13 Do bạn không được bố mẹ giáo dục chu đáo
3.2.1. Nguyên nhân của hiện tượng bị bắt nạt
Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng bị bắt nạt nhằm mục đích chỉ ra những yếu tố tác động làm gia tăng hiện tượng này. Từ đó góp phần làm giảm hiện tượng học sinh bắt nạt nhau. Để thu thập được số liệu này, chúng tôi sử dụng bảng hỏi liệt kê các nguyên nhân khác nhau với các phương án trả lời “1 là không đúng; 2 là đúng một phần; 3 là hoàn toàn đúng”. Kết quả nghiên cứu thu được, được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 3.6. Nguyên nhân của hiện tƣợng bị bắt nạt
STT Nguyên nhân Min Max Mean Std.
Deviation
1 Em không biết lý do vì sao 1.00 3.00 1.8581 .74686
2 Do bạn a dua 1.00 3.00 1.5596 .70377
3 Do bạn rất hung dữ 1.00 3.00 1.5492 .69762 4 Do bạn không được bố mẹ giáo dục
chu đáo 1.00 3.00 1.5390 .73397
5 Do em hiền quá 1.00 3.00 1.5242 .66318
6 Do bạn ỷ thế gia đình 1.00 3.00 1.4414 .69105 7 Do em chưa biết cách nói chuyện 1.00 3.00 1.4386 .55319
8 Do em nhút nhát 1.00 3.00 1.4032 .62599
9 Do bạn khác ganh tỵ với em 1.00 3.00 1.3684 .64553 10 Do ngoại hình em không ưa nhìn 1.00 3.00 1.2585 .49205 11 Do em quá lo lắng 1.00 3.00 1.2483 .48713 12 Do em khác biệt với mọi người 1.00 3.00 1.1995 .47377 13 Do hoàn cảnh gia đình em 1.00 3.00 1.1785 .43388
Qua bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh phổ thông bắt nạt nhau. Những nguyên nhân này có thể xuất phát từ yếu tố chủ quan như bản thân đứa trẻ quá hiền, chưa biết cách giao tiếp, nhút nhát…hoặc có thể xuất phát từ yếu tố khách quan như do các em bắt nạt quá hung dữ, do các em ỷ thế gia đình…Tuy nhiên, một điều rất đáng lưu ý là khi nói về nguyên nhân bị bắt nạt thì phương án “em không biết vì sao mình bị bắt nạt” được các em lựa chọn nhiều nhất với điểm trung bình là 1.8581. Cụ thể có tới 42.3% cho rằng nguyên nhân này là “đúng một phần” và 21.7% học sinh lựa chọn phương án “hoàn toàn đúng”. Điều này cho thấy các em học sinh thường không lý giải được nguyên nhân tại sao mình bị các bạn khác bắt nạt.
Như vậy, có nhiều học sinh không biết được lý do tại sao mình bị bắt nạt. Trong đó, xét theo yếu tố giới, mặc dù, theo phân tích ở trên, nam bị bắt nạt nhiều hơn nữ nhưng lại có nhiều học sinh nữ không hiểu lý do mình bị bắt nạt hơn nam. Trong tổng số 21.7% học sinh lựa chọn phương án “hoàn toàn đúng” ở mục “em không biết vì sao mình bị bắt nạt” thì nam giới có 41.5% và nữ giới có 58.5%.
Tiếp đến, học sinh nhắc đến nhiều thuộc về nguyên nhân khách quan. Các em cho rằng nguyên nhân khiến mình bị bắt nạt là do những bạn khác a dua, bắt chước nhau cùng đi bắt nạt những bạn khác. Nguyên nhân này đứng ở vị trí thứ hai trong bảng liệt kê các nguyên nhân khác nhau với điểm trung bình là 1.5596. Có 31.2% học sinh cho rằng nguyên nhân này “đúng một phần” và 12.4% học sinh cho rằng “hoàn toàn đúng”. Điều này cho thấy thực trạng hiện tượng bị bắt nạt bị chi phối nhiều bởi yếu tố tâm lý nhóm. Học sinh có xu hướng a dua, bắt chước nhau đi bắt nạt những học sinh khác. Nếu như yếu tố này vẫn được duy trì thì hiện tượng bắt nạt không những không giảm đi mà còn có xu hướng tăng lên.
Đứng thứ ba và thứ tư cũng thuộc nguyên nhân khách quan. Những học sinh bị bắt nạt cho thấy lý do mình bị bắt nạt là vì những bạn đi bắt nạt quá hung dữ và không được bố mẹ giáo dục chăm sóc đầy đủ. Hai nguyên nhân này có điểm trung bình lần lượt là: 1.5492 và 1.5390 với giá trị độ lệch chuẩn trong giới hạn cho phép. Đứng thứ năm trong bảng liệt kê các nguyên nhân của hiện tượng bị bắt nạt là một nguyên nhân thuộc yếu tố chủ quan. Học sinh cho rằng một trong các nguyên nhân khiến mình bị bắt nạt là do mình hiền quá. Những học sinh này chưa biết cách thể hiện quan điểm của bản thân, chưa biết cách bảo vệ mình khi bị bắt nạt. Do vậy, nếu như không có biện pháp khắc phục thì những học sinh này vẫn tiếp tục là nạn nhân của hiện tượng bị bắt nạt.
Như vậy, trong tốp 5 nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện tượng bị bắt nạt, thì có ba nguyên nhân thuộc yếu tố khách quan (từ phía người bắt nạt), một nguyên nhân thuộc yếu tố chủ quan (từ phía người bị bắt nạt). Đặc biệt là yếu tố đầu tiên được học sinh nhắc đến nhiều là do học sinh không biết được vì sao mình bị bắt nạt.
3.2.2. Địa điểm bị bắt nạt
Trên thực tế, rất ít khi chúng ta biết được địa điểm học sinh bắt nạt nhau. Vì vậy, ngoài việc tìm hiểu về nguyên nhân của hiện tượng bị bắt nạt, chúng tôi còn tìm hiểu thêm về địa điểm học sinh hay bị bắt nạt. Chúng tôi nghĩ rằng học sinh thường bị bắt nạt ở những nơi mà các em ít nhận được sự ủng hộ của các bạn hoặc của những người xung quanh. Điều này sẽ dẫn tới việc các em sẽ tiếp tục là nạn nhân của hiện tượng bị bắt nạt. Ngoài ra, chúng ta ít khi biết được địa điểm học sinh bắt nạt nhau, trừ những trường hợp nghiêm trọng đã để lại hậu quả nặng nề về thể chất và tinh thần của học sinh. Vì thế, việc tìm hiểu địa điểm học sinh bắt nạt nhau sẽ góp phần làm giảm hiện tượng này. Kết quả nghiên cứu được thể hiện cụ thể ở bảng số liệu sau:
Bảng 3.7. Địa điểm học sinh bị bắt nạt
STT Địa điểm bị bắt nạt N Min Max Mean Deviation Std.
1 Trong lớp học 456 1.00 3.00 1.5636 .62924 2 Ngoài sân trường 457 1.00 3.00 1.4092 .57826 3 Trên đường về nhà 456 1.00 3.00 1.3443 .51129
4 Ở hành lang 456 1.00 3.00 1.2917 .49660
5 Ở cổng trường 458 1.00 3.00 1.2729 .48361 6 Trên đường đến trường 456 1.00 3.00 1.2500 .47694 7 Ở nhà vệ sinh 456 1.00 3.00 1.0965 .31711
Qua bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy, với điểm trung bình là 1.5636 đã khẳng định học sinh bị bắt nạt nhiều nhất ở trong lớp học. Có 41.1% học sinh cho biết “thỉnh thoảng” mình bị các bạn bắt nạt ở trong lớp và 7.5% học sinh nói rằng các em “thường xuyên” bị các bạn bắt nạt mình ở trong lớp học. Một điều đáng lưu ý, lớp học là nơi để học sinh học tập và thực hiện các hoạt động theo các nội quy khác nhau, mặt khác, trong lớp học còn có sự giám sát của các thầy cô, sự có mặt của các bạn, vậy mà, kết quả nghiên cứu cho thấy lớp học là địa điểm bị bắt nạt nhiều nhất. Điều này cho thấy giáo viên và học sinh chưa thật sự ý thức và quan tâm đến vấn đề học sinh bắt nạt nhau. Tiếp đến, địa điểm mà học sinh bị bắt nạt nhiều thứ hai là ở ngoài sân trường (điểm trung bình là 1.4092). Có 31.7% học sinh cho biết “đôi khi” mình bị bắt nạt ở sân trường và 4.6% học sinh “thường xuyên” bị bắt nạt ở đây.
Như vậy, kết quả nghiên cứu đã cho thấy hai địa điểm học sinh bị bắt nạt nhiều nhất là trong lớp học và ở ngoài sân trường. Cả hai địa điểm này đều thuộc trong khu vực trường học. Đây là điều đáng lưu y và cần quan tâm nhiều hơn cũng như từ phía nhà trường cần có chính sách cụ thể để giảm tỷ lệ học sinh bắt nạt nhau.
3.2.3. Đối tượng bắt nạt
Khi tìm hiểu về đối tượng bắt nạt, chúng tôi tìm hiểu trên một số khía cạnh như: giới tính, độ tuổi, nhóm, lớp, chiều cao, học lực và số người bắt nạt. Bởi vì, như trong phần tổng quan về khách thể nghiên cứu chúng tôi đã lý giải các yếu tố trên có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc bắt nạt và bị bắt nạt. Những học sinh bắt nạt thường là những học sinh lớn hơn về thể chất, độ tuổi và có vị thế xã hội cao hơn. Kết quả nghiên cứu ở đây là cơ sở để khẳng định giả thuyết ban đầu chúng tôi đề ra.
Đầu tiên, đối với yếu tố giới tính của người bắt nạt, kết quả cho thấy các em học sinh bị các bạn nam bắt nạt nhiều hơn, chiếm 61.8%. Tiếp đến có 23.3% người bắt nạt là cả nam và nữ. Cuối cùng chỉ có 14.9% học sinh bắt nạt là nữ.
Thứ hai, đối với yếu tố độ tuổi của người bắt nạt, kết quả thu được được thể hiện ở biểu đồ sau:
2.1 1.9 34.9 61.1 0 10 20 30 40 50 60 70
Lớn tuổi hơn Bằng tuổi Nhỏ tuổi hơn Tất cả
Biểu đồ 3.4. Độ tuổi của ngƣời bắt nạt (%)
Qua biểu đồ trên, chúng ta nhận thấy rằng học sinh thường bị các bạn lớn tuổi hơn bắt nạt, chiếm đến 61.1%, tiếp đến là bị các bạn bằng tuổi bắt nạt chiếm 34.9%. Học sinh bị các bạn nhỏ tuổi hơn bắt nạt dù ít nhưng cũng có 1.9%. Như vậy, có thể thấy rằng có sự chênh lệch về độ tuổi giữa người bắt nạt và người bị bắt nạt. Ở đây, những bạn bắt nạt thường cậy mình có ưu thế hơn về độ tuổi, từ đó dẫn tới có ưu thế hơn về sức mạnh thể chất để đi bắt nạt những bạn khác.
Thứ ba, chúng tôi tìm hiểu về yếu tố nhóm và lớp của những bạn bắt nạt. Kết quả cho thấy, đối với yếu tố nhóm, học sinh chủ yếu bị các bạn khác nhóm bắt nạt, con số này lên tới 80.1%. Ngoài ra, các em cũng bị chính những bạn cùng nhóm bắt nạt, chiếm 17.9%. Đồng thời có những em bị cả những bạn cùng nhóm và khác nhóm bắt nạt nhưng không đáng kể. Như vậy, đối với yếu tố nhóm có sự khác biệt nhiều, song với yếu tố lớp, chúng tôi nhận thấy cũng có sự chênh lệch nhưng không nhiều. Có 55.2% các em học sinh bị những bạn khác lớp bắt nạt, 35.9% bị chính những bạn học sinh cùng
lớp bắt nạt và 8.9% bị cả những bạn cùng lớp và khác lớp bắt nạt. Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 3.8. Nhóm và lớp của ngƣời bắt nạt (%) Nhóm Cùng nhóm 17.9 Khác nhóm 80.1 Tất cả 2.0 Lớp Cùng lớp 35.9 Khác lớp 55.2 Cả hai 8.9
Thứ tư, tìm hiểu về yếu tố chiều cao của những bạn bắt nạt, kết quả thu được cho thấy những bạn bắt nạt thường là những bạn cao lớn hơn và những bạn bị bắt nạt thường là những bạn nhỏ bé hơn. Có đến 67.5% học sinh bị bắt nạt bởi những bạn cao lớn hơn mình. Bên cạnh đó, có 25.8% học sinh bị bắt nạt bởi những bạn cao lớn bằng mình. Chỉ có một tỷ lệ nhỏ các bạn học sinh bị bắt nạt bởi những bạn nhỏ tuổi hơn, chiếm 4.3%. Đặc biệt là có 2.5% học sinh bị bắt nạt bởi tất cả những nhóm đối tượng trên. Kết quả cụ thể được thể hiện ở biểu đồ sau:
67.5 25.8 4.3 2.5 Cao lớn hơn Bằng mình Nhỏ hơn mình Tất cả
Như vậy, kết quả nghiên cứu một lần nữa đã khẳng định có sự chênh lệch về mặt quyền lực giữa bạn bắt nạt và bạn bị bắt nạt. Những bạn bắt nạt thường là những bạn nhiều tuổi hơn hoặc cao lớn hơn. Còn những bạn bị bắt nạt thường là những bạn nhỏ tuổi hơn hoặc nhỏ bé hơn. Điều đó cho thấy sự chênh lệch về quyền lực đã và đang là yếu tố tham gia vào việc duy trì hiện tượng bắt nạt ở học sinh. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu trên thế giới.
Tiếp đến, chúng tôi tìm hiểu về số người tham gia bắt nạt. Kết quả cho thấy có 40.9% học sinh bị một bạn bắt nạt, 43.6% học sinh bị một nhóm người bắt nạt và có 15.6% học sinh bị hai bạn bắt nạt. Như vậy, có thể thấy rằng người bắt nạt không chỉ dựa vào sức mạnh của bản thân mình mà còn tạo ra sự chênh lệch quyền lực giữa người bắt nạt và người bị bắt nạt bằng cách tạo ra một nhóm người bắt nạt. Trong trường hợp học sinh bị một nhóm người bắt nạt thì khả năng các em có thể ứng phó được là rất khó khăn và bị tổn thương nhiều hơn.
Cuối cùng, chúng tôi tìm hiểu về học lực của những bạn bắt nạt, kết quả thu được thể hiện ở biểu đồ sau:
2.1 46.5 34.3 17 0 10 20 30 40 50 Học giỏi hơn mình Học bằng mình Học kém hơn mình Tất cả Biểu đồ 3.6. Học lực ở ngƣời bắt nạt (%)
Biểu đồ trên cho thấy học sinh bị những bạn học kém hơn mình bắt nạt là nhiều hơn cả. Có tới 46.5% học sinh bị những bạn học kém hơn mình bắt nạt. Tiếp đến là học sinh bị những bạn học bằng mình bắt nạt, chiếm 34.3%. Chỉ có 17% học sinh bị bắt nạt bởi những bạn học giỏi hơn mình. Cuối cùng là có 2.1% học sinh bị bắt nạt bởi tất cả những đối tượng trên. Như vậy, càng những bạn học giỏi thì có xu hướng càng ít bắt nạt hơn những bạn học kém. Điều này có thể một phần do khả năng nhận thức và ứng xử của các em. Mặt khác, có thể do những bạn học giỏi có xu hướng khẳng định bản thân mình bằng kiến thức, vị trí trong lớp học. Trong khi đó, những bạn học yếu có xu hướng thể hiện bản thân mình bằng sức mạnh thể chất (bắt nạt bạn).
3.2.4. Cảm xúc của học sinh bị bắt nạt
Khi rơi vào trong tình trạng bắt nạt, học sinh sẽ trải qua rất nhiều cảm xúc khác nhau. Có những bạn sẽ trở nên giận dữ và quyết tâm tìm cách trả thù đối với những bạn đã bắt nạt mình. Nhưng cũng có những học sinh trở nên nhút nhát, rụt rè và dẫn đến những biểu hiện của những khó khăn tâm lý. Đó là những điều mà chúng tôi cũng rất quan tâm. Chính vì vậy, trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi có tìm hiểu cảm xúc của học sinh sau khi bị bắt nạt trên hai khía cạnh: những biểu hiện cảm xúc khác nhau và tìm hiểu cụ thể cảm xúc sợ hãi của học sinh trong những tình huống khác nhau.
Đầu tiên, khi tìm hiểu về cảm xúc chung của học sinh, chúng tôi đã đưa ra rất nhiều trạng thái cảm xúc khác với các phương án trả lời “1 là không bao giờ; 2 là đôi khi và 3 là thường xuyên”, kết quả thu được như sau:
Bảng 3.9. Cảm xúc của học sinh bị bắt nạt
STT Cảm xúc N Min Max Mean Deviation Std.
1 Cảm thấy tức giận 448 1.00 3.00 1.9866 .66541 2 Cảm thấy buồn 446 1.00 3.00 1.6973 .61468 3 Cảm thấy lo lắng 448 1.00 3.00 1.6473 .64207 4 Cảm thấy sợ hãi 449 1.00 3.00 1.6258 .67338 5 Cảm thấy mình kém cỏi 445 1.00 3.00 1.5461 .67167 6 Cảm thấy hoang mang 448 1.00 3.00 1.5000 .62391 7 Cảm thấy thất vọng về
bản thân 447 1.00 3.00 1.4676 .60875
8 Cảm thấy như phát điên 445 1.00 3.00 1.3685 .61432 Qua bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy rằng, sau khi học sinh bị bắt nạt, học sinh trải nghiệm nhiều cảm xúc khác nhau từ mức độ “đôi khi” cho đến “thường xuyên”. Tuy nhiên, cảm xúc nổi bật nhất của học sinh là “cảm thấy tức giận” với điểm trung bình là 1.9866. Kết quả cụ thể cho biết có tới 55.8% học sinh “đôi khi” mình cảm thấy tức giận và đặc biệt có 21.4% học sinh lựa chọn phương án “thường xuyên” cảm thấy tức giận sau khi bị bắt nạt.
Sau cảm xúc tức giận, ba cảm xúc tiếp theo được học sinh trải nghiệm nhiều lần lượt là “em cảm thấy buồn”, “em cảm thấy lo lắng” và “em cảm thấy sợ hãi” với các điểm trung bình lần lượt là: 1.6973, 1.6473 và 1.6258. Kết quả khảo sát cũng cho thấy có 8.3% học sinh thường xuyên cảm thấy buồn; 9.2% học sinh thường xuyên cảm thấy lo lắng và 10.9% học sinh