TC Hàng Xuất Hàng nhập

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ VẬN TẢI SAFI (Trang 26 - 29)

2 Đại lý tàu biển 3,77,

TC Hàng Xuất Hàng nhập

Hàng Xuất Hàng nhập TC Hàng Xuất Hàng nhập SL Tỷ trọng (%) SL Tỷ trọng (%) GT Tỷ trọng (%) GT Tỷ trọng (%) 2004 254,949 116,101 45.54% 138,848 54.46% 19,033,581 10,449,436 54.90% 8,584,145 45.10 % 2005 171,565 88,465 51.56% 83,100 48.44 % 24,060,41 8 11,729,454 48.75% 12,330,964 51.25% 2006 276,308 122,208 44.23 % 154,10 0 55.77% 31,622,50 0 14,182,69 1 44.85% 17,439,80 9 55.15% 2007 329,026 143,693 43.67% 185,333 56.33% 48,154,600 20,123,807 41.79% 28,030,793 58.21 % 2008 358,166 145,170 40.53% 212,996 59.47% 53,737,102 19,909,596 37.05% 33,827,506 62.95 % 6 tháng đầu năm 2009 200,25 8 72,746 36.33% 127,512 63.67% 33,380,545 14,260,169 42.72% 19,120,376 57.28% Nguồn: Phòng tổng hợp SAFI

Để thấy rõ hơn sự mất cân đối này, ta xem 2 biểu đồ sau:

Biểu đồ 6:

Biểu đồ 7:

Ở đây có điểm đáng chú ý là cả sản lượng và giá trị giao nhận đều nghiêng về hàng nhập khẩu, có nghĩa là công ty đã tận dụng được việc Việt Nam là một nước nhập siêu để đem lại doanh thu cho mình. Tuy nhiên, các nhà xuất nhập Việt Nam thường có thói quen “mua CIF, bán FOB”, mà trong cả hai trường hợp quyền vận tải đều do phía nước ngoài quyết định, nên nguồn thu mà công ty nhận được chủ yếu là từ chi phí giao nhận từ các cảng chuyển tải về Việt Nam. Vì vậy cần phải cân bằng cơ cấu giao nhận

giữa hàng nhập và hàng xuất. Bởi dù sao thì việc tiếp cận các khách hàng trong nước cũng dễ dàng hơn đối với người giao nhận.

b. Thiếu đội ngũ nhân viên và phương tiện vận chuyển

Mặc dù hệ thống kho bãi hiện đại và trang thiết bị tương đối đầy đủ, nhưng đội xe của công ty vẫn còn thiếu; đặc biệt là đội xe tải nhỏ phục vụ cho việc thu gom và trả hàng lẻ.. Chính vì điều này mà trong những tháng hàng hóa về nhiều công ty thường không đủ xe để chở và phải đi thuê ngoài, điều này làm cho chi phí tăng lên ảnh hưởng đến doanh thu của công ty. Đồng thời việc sử dụng các phương tiện này cũng chưa thật hợp lý. Chẳng hạn như có những lô hàng nhỏ, chỉ 1 – 2 m3 nhưng vì không có xe nhỏ nên công ty phải cử xe lớn, điều này cũng gây lãng phí cho công ty.

Đội ngũ nhân viên thì chưa đủ để đáp ứng nhu cầu giao nhận hàng hóa, đặc biệt là nhân viên làm công tác giao nhận hàng cont và hàng lẻ. Bởi lẽ nhân viên phụ trách 2 mảng này luôn luôn phải làm việc quá tải vì áp lực thời gian giao hàng với khách hàng. Vì vậy đôi lúc họ mệt mỏi và năng suất lao động chưa cao. Một phần nguyên nhân cũng là do việc bố trí phân công công việc chưa hợp lý. Những nhân viên làm ở khâu “tổng hợp” thì nhiều nhưng lại ít việc, nên đôi lúc họ có nhiều thời gian rảnh hơn.

c. Tính thời vụ của hoạt động giao nhận

Hoạt động giao nhận mang tính thời vụ là đặc thù của dịch vụ giao nhận vận tải biển mà còn được coi là một tồn tại cần khắc phục. Tính thời vụ thể hiện vào mùa hàng hải, lượng hàng giao nhận quá lớn, làm không hết việc. Nhiều khi thiếu thiết bị, không có container, không xin được chỗ tàu mẹ công ty phải từ chối nhận hàng. Song đến mùa hàng xuống, khối lượng hàng giảm, công việc vì thế mà cũng ít đi. Khoảng thời gian hàng nhiều thường là những tháng giữa năm như tháng 6 đến giữa tháng 8 và những tháng cuối năm (dịp Lễ Giáng Sinh và Tết Dương lịch). Những tháng còn lại việc kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn.

Tính thời vụ này khiến cho hoạt động của công ty không ổn định, kết quả kinh doanh theo tháng không đồng đều. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và thu nhập của người lao động, gây ra nhận thức không đúng đắn về nghề nghiệp. Hơn nữa,

trong những khoảng thời gian mùa hàng xuống, công ty vẫn phải khấu hao máy móc, vẫn phải trả lương cho nhân công, khiến lợi nhuận bị giảm sút.

Tồn tại này mang tính khách quan, nằm ngoài sự trù liệu của doanh nghiệp nên để khắc phục không đơn giản, nó cần sự vận động của bản thân doanh nghiệp, hơn thế là sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng.

d. Việc phân công thực hiện nhiệm vụ giao nhận còn chồng chéo

Hạn chế này thể hiện ở chỗ trong công ty có 2 phòng phụ trách việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển là phòng Logistic và phòng Sea. Như vậy vô tình công ty đã tự tạo sự cạnh tranh ngay trong chính nội bộ của mình. Bởi lẽ cả 2 phòng đều muốn lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của phòng mình nhiều hơn, nên đôi lúc xảy ra tình trạng tranh giành khách hàng với nhau. Vì vậy cần phải phân chia rõ ràng nhiệm vụ cho 2 phòng để hoạt động giao nhận đem lại doanh thu tốt nhất cho công ty.

e. Các hạn chế về ứng dụng Logistic trong hoạt động giao nhận

Tuy có vận dụng logistics trong quản lý giao nhận nhưng vẫn còn một số tồn tại. Chẳng hạn như đội xe chưa được đầu tư đúng mức. Số lượng các loại xe vẫn còn thiếu, chủ yếu là các loại xe tải nhỏ để chở hàng lẻ. Vì nhiều lúc hàng về nhiều công ty không có đủ xe để chở hàng phải đi thuê ngoài, hoặc là đối với các lô hàng ít, nhỏ mà phải chở bằng xe lớn thì rất là tốn chi phí.

Một điều nữa là việc phân công công việc trong phòng Logistics chưa được hợp lý lắm. Lượng hàng lẻ và hàng cont hàng ngày của công ty nhiều nhưng chỉ có 2 nhân viên phụ trách. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên. Nếu họ làm việc hết sức thì vẫn hoàn thành công việc được giao nhưng như vậy sẽ ảnh hưởng đến năng suất cho những ngày tiếp theo.

Bên cạnh đó, đối với SAFI Tp.HCM, khách hàng chủ yếu là tại các khu công nghiệp ở Đồng Nai, Biên Hòa, Bình Dương nên tờ khai Hải quan được các nhân viên ở chi nhánh Đồng Nai, Bình Dương làm rồi chuyển lên trụ sở chính ở Tp.HCM để ra cảng

nhận hàng. Việc chuyển tờ khai công ty thuê xe ôm chạy từ Đồng Nai lên đưa và thường là buổi sáng. Điều này đôi lúc gây trở ngại cho việc đảm bảo thời gian giao nhận hàng cho khách. Bởi phải đợi người xe ôm này đem hồ sơ lên rồi nhân viên giao nhận mới ra cảng lấy hàng được; nhiều hôm lên trễ đem hồ sơ ra cảng thì đã đến giờ nghỉ trưa đành phải đợi tới chiều. Như vậy công ty SAFI cần phải có biện pháp khắc phục tình trạng này để luôn đảm bảo thời gian giao hàng, nâng cao uy tín công ty.

Diện tích kho bãi vẫn còn nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong mùa cao điểm, nhất là vào cuối năm, nhu cầu về giao nhận cũng như kho bãi tăng cao, nhưng công ty không thể đáp ứng đủ, gây tổn thất cho công ty. Chẳng hạn như, khách hàng yêu cầu giao nhận và thuê kho khoảng 5000 m2 trong dịp Tết thì công ty không thể đáp ứng được.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ VẬN TẢI SAFI (Trang 26 - 29)