Bài 1:
Trên một tòa nhà cao bạn có hai viên bi thép . Viên thứ nhất thả rơi xuống theo phương thẳng đứng. viên bi thứ hai được ném ngang với một vận tốc v0.Viên bi nào chậm đất trước? vì sao? Bỏ qua sức cản không khí.
Có hai viên bi: viên thứ nhất được thả rơi tự do, viên thứ hai được ném ngang. Vận dụng quy tắc về sự rơi tự do và chuyển động ném ngang để dự đoán và giải thích.
Bước 2: Phân tích hiện tượng
Thời gian của vật rơi tự do t 2h g
= , thời gian rơi của vật ném ngang cũng vậy không phụ thuộc vào vận tốc ban đầu.
Bước 3 Xây dựng lập luận và suy luận kết quả
Thời gian của vật rơi tự do và ném đều bằng t 2h g
= . Hai viên bi có thời gian rơi như nhau, cả hai viên bi chạm đất cùng một lúc.
Bước 4: Biên luận
Thời gian chạm đất của các vật ném ngang là như nhau và bằng với thời gian rơi tự do.
Bài 2:
Một máy bay đang bay theo phương ngang với tốc độ là v m s( / ),máy bay ở độ cao h (m) viên phi công phải thả bom từ xa cách mục tiêu bao nhiêu để bơm rơi đúng mục tiêu?
Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, nắm vững giả thiết của bài tập
Việc thả bơm trên máy bay giống như bơm được ném ngang với vận tốc đầu bằng vận tốc máy bay. Sử dụng công thức tầm xa để tính.
Bước 2: Phân tích hiện tượng
Máy bay và bơm đang bay với vận tốc v, khi viên phi công ném bơm thì thả cho bơm rơi xuống. bơm rơi theo quy luật của vật bị ném ngang. Nhiệm vụ bài toán là xác định tầm xa của bơm. Tầm xa chính là khoảng cách từ máy bay lúc ném bơm đến mục tiêu.
Bước 3 Xây dựng lập luận và suy luận kết quả
Chuyển động của bơm là chuyển động ném ngang. Để bơm rơi đúng mục tiêu thì phi công phỉ ném từ vị trí cách mục tiêu một khoảng bằng tầm xa tính theo phương ngang.
ax 0 2 m h L x v g = = (m) Vậy khoảng cách cần tìm là: ax 0 2 m h L x v g = =
Máy bay chỉ cung cấp cho bơm một vận tốc đầu để bơm chuyển động ném ngang vì vây khi ứng dụng vào thực tế phải dựa trên quy tắc của ném ngang.
Bài 3:
Trong thí nghiệm sau
Xác định vận tốc của mô tô để xe có thể đáp trúng tâm vòng tròn?
Khi xe chuyển động với vận tốc v thì rời khởi mô đất thì sẽ thàng chuyển động của vật ném ngang. Vậy vận tốc cần thiết là.
ax 0 2 m h L x v g = = suy ra: 2 g v L h =
Như vậy xe chạy với vận tốc
2 g v L h = có thể đáp đúng tâm vòng tròn. Bài 4:
Một quả bom được thả ra từ một máy bay đang bay thẳng đều theo phương ngang. Hỏi khi bom chạm đất thì máy bay đã đến vị trí nào?
Lời giải
Máy bay đã đến vị trí đường thẳng đứng đi qua điểm chạm đất của bom vì vận tốc của bom theo phương ngang bằng vận tốc của máy bay.
fgfgfgfgfgfgfgfg
Bài 1: [1]
Tại sao kéo đứt một sợi dây ẩm bện bằng giấy dễ hơn so với khi sợi dây khô?
Lời giải
Ma sát khô giữa các sợi của dây biến thành ma sát nhớt.
Bài 2. [1]
Người ta thường xát nhựa thông lên cung kéo đàn vĩ cầm trước khi chơi, làm như vậy để làm gì?
Lời giải
Để tăng ma sát của cung kéo đàn trên dây đàn tạo điều kiện tốt hơn để kích thích dao động của dây đàn.
v
r
L h
Bài 3:
Bạn cầm mỗi tay một quả trứng rồi đập quả nọ vào quả kia. Nếu tay trái để yên, dùng quả trứng ở tay phải đập vào quả trứng ở tay trái thì quả nào sẽ vỡ trước? Hay là 2 quả cùng vỡ? Nếu cả 2 quả cùng đập vào nhau, kết quả sẽ ra sao?
Lời giải
Bao giờ cũng chỉ có 1 quả bị vỡ, không có lần nào 2 quả cùng vỡ cả, còn quả nào vỡ trước thì hoàn toàn không có qui luật nào cả: Có lúc thì quả chuyển động vỡ, có lúc thì quả đứng yên vỡ. Nguyên nhân: Lực tác dụng lẫn nhau giữa hai quả trứng là như nhau (Theo định luật III Niutơn) nhưng tác dụng lên 2 quả trứng khác nhau, do đó quả nào có vỏ bền vững hơn sẽ không vỡ.
Bài 4:
Sau khi đo nhiệt độ cơ thể người bằng ống cặp sốt ( nhiệt kế ) . Ta thường thấy bác sĩ vẩy mạnh chiếc ông cặp sốt làm cho thuỷ ngân trong ống tụt xuống . Cách làm trên dựa trên cơ sở vật lí nào ? Hãy giải thích ?
Lời giải
Dựa vào quán tính , khi vẩy mạnh nhiệt kế cả ống và thuỷ ngân bên trong cùng chuyển động . Khi ống lại đột ngột , theo quán tính , thuỷ ngân bên trong cũng muốn duy trì vận tốc cũ , kết quả là thuỷ ngân sẽ tụt xuống .
Bài 5: [1]
Một cốc nước được đặt thăng bằng trên một cái cân. Trạng thái cân bằng của cân đó có bị phá vỡ không nếu nhúng một ngón tay vào nước?
Lời giải
Đĩa cân có cốc nước bị hạ xuống vì khi nhúng ngón tay vào nước lực đẩy Acsimet tác dụng lên ngón tay có chiều hướng lên trên. Theo định luật III Niutơn, tay cũng tác dụng xuống chất lỏng một lực có cường độ bằng nhau nhưng hướng xuống dưới. Lực này phá vỡ thế cân bằng của cân.
Bài 6:
Trong các đoạn phim nhảy từ trên cao xuống người ta đặt một niệm khí ở dưới cho diễn viên nhảy lên túi khí. Tai sao phải làm như vậy?
Lời giải
Người nhảy có khối lượng thì có một mức quán tính nào đó. Niệm khí sẽ làm giảm lực tác dụng khi diễn viên nhảy xuống, hạn chế được thương tích.
Bài 7:
Khi đạng chạy xe đạp, tại sao khi ta ngừng đạp xe vẫn chuyển động thêm một đoạn nữa rồi mới dừng lại?
Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn. Người và xe chuyển động do quán tính. Xe ngừng lại do tác dụng của lực ma sát của bánh xe với mặt đường
Nếu một xe tải va chạm với một xe đạp thì nó có thể làm cho xe đạp bị thiệt hại nhiều hơn nó. Điều này dường như mâu thuẩn với Định luật III Newton . Hãy giải thích điều dường như mâu thuẩn đó ?
Dùng hai lò xo để treo những vật cùng khối lượng ta thấy độ giãn của các lò xo khác nhau . Có thể kết luận độ cứng của các lò xo là khác nhau không ?
8.Trên mặt phẳng nghiêng lập một góc α so với mặt phẳng nằm ngang có đăt hai tấm gỗ chồng lên nhau. Liệu có thể chọn giá trị các khối lượng m1 & m2 của hai tấm gỗ, hệ số ma sát k1 của tấm gỗ với mặt phẳng nghiêng và k2 của hai tấm gỗ với nhau sao cho tấm gỗ dưới trượt xuống khỏi tấm gỗ trên không ? Biết rằng tại thời điểm ban đầu hai tấm gỗ đứng yên.
9 > Một viên đạn xuyên qua một tấm ván có bề dày h làm cho vận tốccủa nó giảm từ . Tìm thời gian chuyển động của viên đạn throng tấm ván? của nó giảm từ . Tìm thời gian chuyển động của viên đạn throng tấm ván? Biết rằng sức cản của tấm ván tỉ lệ với bình phương vận tốc của viên đạn.
10. > "Không thể tự nắm tóc mình mà nhấc mình lên được". Câu nói đó có cơ sở khoa học không? có cơ sở khoa học không?
2.2.4 Ý nghĩa
Chương động lực học là chương bao gồm nhiều hiện tượng vật lý rất gần với cuộc sống. Những tương tác khác nhau giữa các vật làm xuất hiện các loại lực khác nhau là nguyên nhân làm vật thay đổi trạng thái chuyển động với những xu hướng khác nhau. Vai trò của những lực cũng khác nhau tùy vào từng trường hợp có thể là cản trở chuyển động cũng có trường hợp là lực phát động, là lực hướng tâm … Những lực xuất hiện gây ra sự tương quan về chuyển động. Quan hệ giữa các lực trong hệ quyết định trạng thái chuyển động của hệ theo các định luật cơ bản. Các tương tác có sự thay đổi thì dẫn đến thay đổi trạng thái của hệ. Mỗi một hiện tượng vật lý bao gồm nhiều quan hệ nguyên nhân và kết quả. Khi giải các bài tập định tính giúp cho học sinh hiểu rõ về quan hệ nhân quả và sự biến đổi trạng thái, biết khảo sát hiện tượng, chia yếu tố tác động ra thành nhiều yếu tố nhỏ phù hợp với yêu cầu của từng bài tập. Qua bài tập định tính chương động lực học phát triển tuy duy, khả năng phân tích giúp cho học sinh thấy được những ứng dụng của những định lực cở bản và sự hình các định luật mở rộng tầm mắt kỹ thuật cho học sinh. Kiến thức về và các bài tập động lực học mang tính thực tế giúp học sinh am hiểu về thực tế nhiều hơn từ đó kích thích tinh thần học tập học sinh.