Bồi dưỡng kỷ năng trang trí lớp, xây dựng môi trường giáo dục và cảnh quan sư phạm.

Một phần của tài liệu SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường mầm non (Trang 37)

phạm.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thì việc bồi dưỡng kỷ năng trang trí lớp, xây dựng môi trường giáo dục phong phú, hấp dẫn, thân thiện và an toàn cho trẻ hoạt động có vai trò rất quan trọng. Nó là điều kiện tốt nhất để giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ. Và tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ khả năng của mình, giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện những điều mới lạ về thế giới xung quanh, môi trường đa dạng, phong phú, phù hợp tạo điều kiện cho cô và trẻ phấn đấu, tạo ra mối quan hệ mật thiết giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ. Vì vậy, phải bồi dưỡng giáo viên có ý thức tổ chức, sắp xếp, trang trí lớp và bố trí các góc hoạt động phù hợp với phòng học, với tâm sinh lý của trẻ sao cho có tác động mạnh đến trẻ, khích thích được tính tò mò, thích khám phá, tìm hiểu và giúp trẻ tích cực chủ động tham gia vào hoạt động, tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên được hoạt động trong đó.

Các góc chơi được bố trí theo dạng mở, được trang trí, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ, mỗi loại đồ chơi trong các góc phải có tên, ký hiệu riêng để cho trẻ lựa chọn. Các góc chơi phải độc lập, tên các góc phải ngắn gọn, ngộ nghĩnh, dễ hiểu, phù hợp với tâm lý vào sở thích của trẻ và được viết bằng chữ to, rõ ràng để giúp trẻ nhận biết nội dung từng góc, đồng thời giúp trẻ nhận biết các chữ cái đã học.

Đồ dùng, đồ chơi ở các góc phải được thay đổi, luân chuyển, bổ sung, làm mới để tạo hứng thú cho trẻ. Ngoài việc bố trí sắp xếp các góc xung quanh lớp, tôi còn hướng dẫn

giáo viên chú ý tạo khu vực thoáng, rộng ở giữa lớp để tổ chức các hoạt động chung và các hoạt động khác cho trẻ.

Trong quá trình xây dựng môi trường giáo dục trong lớp, tôi chỉ đạo giáo viên trang trí lớp theo phong cách riêng, phù hợp với đặc điểm của lớp, không nên trang trí sắp xếp giống các lớp khác. Đặc biệt chú trọng vào môi trường chữ viết phong phú, đa dạng trong và ngoài lớp. Để có đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu phong phú tôi đã động viên giáo viên thu gom phế liệu gia đình, tích cực làm đồ dùng, đồ chơi, tạo điều kiện cho trẻ cùng tham gia làm đồ dùng,đồ chơi cùng cô. Qua từng chủ điểm tôi đã cung cấp một số nguyên liệu, mua sắm đồ dùng phục vụ dạy và học phù hợp với chủ điểm tiếp theo.

Tóm lại: Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động cần đảm bảo các nguyên tắc: - Phù hợp với mục tiêu và yêu cầu giáo dục theo chủ điểm.

- Vị trí góc phải hợp lý, thuận tiện, có lối đi lại, góc yên tĩnh xa góc ồn ào. - Tạo ranh giới rõ ràng giữa các góc.

- Thay đổi vị trí hoặc sắp xếp lại các góc sau mỗi chủ điểm.

- Tên các góc đơn giản, ngộ nghĩnh, dễ hiểu phù hợp với từng chủ điểm. - Có khoảng rộng cách nhau hợp lý cho trẻ chơi.

- Có các đồ dùng, đồ chơi phù hợp với trẻ, phù hợp với địa phương và được trình bày sao cho dễ thấy, dễ lấy, dễ cất.

- Khi xây dựng các góc hoạt động cần căn cứ vào diện tích phòng học để quyết định số góc, căn cứ vào đồ dùng, đồ chơi, lứa tuổi, số trẻ, nội dung cụ thể của từng chủ điểm.

Ngoài sân trường tôi bố trí xây dựng góc thiên nhiên, ở đó trẻ có thể chơi với cát, nước, cỏ cây, hoa, lá và có thể làm một số thí nghiệm nhỏ như: Gieo hạt, quan sát sự nảy mầm và lớn lên của cây; đong, đếm, pha màu tạo sự khác biệt của nước...Ngoài vườn chúng tôi đã qui hoạch và trồng vườn cây, vườn rau cho trẻ thường xuyên được chăm sóc, tạo điều kiện cho trẻ khám phá trong khu vườn.

Một phần của tài liệu SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường mầm non (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w