Dung sai theo tán sắc màu dư của hệ thống

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐ NGHIỆP ĐẠI HỌC-TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TTQ (Trang 41)

Nếu phân loại theo số lượng kênh thì có hai loại hệ thống, đó là hệ thống đơn kênh và hệ thống đa kênh. Cũng như vậy ta xét dung sai tán sắc màu dư của hệ thống đơn kênh SC và của hệ thống đa kênh MC.

Dung sai tán sắc màu dư của hệ thống đơn kênh SC

Tương đối khó để đưa ra một hướng dẫn chung cho dung sai tối đa về tán sắc màu dư trong hệ thống 1x40Gbps vì một số khía cạnh phải được xét.

Khía cạnh đầu tiên là dạng điều chế truyền dẫn: trong trường hợp này xét hình thức truyền dẫn RZ (TFWHM=5ps). Điểm thứ hai là công suất đầu vào quang; trong thực tế các công suất đầu vào thấp cho phép hoạt động trong chế độ tuyến tính nhưng không đảm bảo tỉ số tín hiệu quang trên tạp âm (OSNR). Mặt khác, nếu công suất đầu vào cao hơn thì mặc dù có OSNR tốt hơn nhưng lại gây ra các hiệu ứng phi tuyến.

Các kết quả được thực hiện với khoảng cách bộ khuếch đại 100km trên 500km, công suất quang đầu vào thay trong khoảng từ 0 đến 10dBm, và tán sắc dư thay đổi trong khoảng giữa -30 và 30 ps/nm. Hình (2-6) là bù trên sơ đồ dạng mắt theo dB để chống lại tán sắc dư đối với hai công suất đầu vào: 5dBm (đường liền) và 10dBm (đường đứt)

Có thể nhận thấy rằng, việc thiết lập giới hạn trên 1dB trong điểm bù kết thúc mắt ứng với trường hợp bù chính xác, dẫn đến tán sắc dư lớn nhất là khoảng 17ps/nm. Giá trị tán sắc dư này tương ứng với dung sai chỉ khoảng 1km trên tổng chiều dài kết nối khi sử dụng sợi G.652 và khoảng 4km khi sử dụng sợi G.655.

Các nghiên cứu trên không phụ thuộc vào loại thiết bị sử dụng bù tán sắc, mặc dù rõ ràng tính khả dụng của thiết bị có thể điều hướng được sẽ cho phép giải quyết tốt vấn đề này. Khi đề cập tới các sợi bù tán sắc (DCF), hệ thống sẽ được sửa đổi để chứa các bộ khuếch đại trạng thái kép. Các kết quả trong hình (2-5) chỉ đúng đắn khi phát vào sợi DCF công suất quang thấp hơn 3dBm để giảm các hiệu ứng phi tuyến.

Hình 2-5 Đồ thị bù dạng mắt

Dung sai tán sắc màu dư trên hệ thống đa kênh Nx40Gbps

Trong trường hợp hệ thống ghép kênh phân chia theo bước sóng, cũng cần lưu ý tới độ dốc tán sắc sợi. Do độ dốc tán sắc, mỗi kênh WDM được đặc trưng bởi một giá trị hệ số tán sắc khác nhau. Giá trị này được xấp xỉ tại vùng bước sóng 1550nm như phương trình:

  D1550S01550

D (2-10)

trong đó D là hệ số tán sắc, S là hệ số độ dốc tán sắc và  là bước sóng kênh.

Lúc này vẫn tương đối khó để tìm các thiết bị bù tán sắc có thể bù chính các độ dốc tán sắc. Sau này, khi đề cập tới các hệ thống WDM, thiết bị bù tán sắc được chọn để bù tán sắc chính xác cho kênh trung tâm trong khi các kênh bên chịu tán sắc dư. Tại điểm này, dung sai tán sắc dư lớn nhất cho mỗi kênh có thể được đánh giá lại trong hình 2-5. Một giá trị như thế đưa ra giới hạn tại cùng thời gian 3 con số: số kênh N, khoảng cách kênh và chiều dài hệ thống.

Khi một số kênh được đặc trưng bởi tán sắc dư lớn hơn thì nó vẫn có thể thu được hiệu năng chấp nhận được bằng cách thêm thiết bị bù đặt sau bộ giải ghép kênh và với giá trị tối ưu cho mỗi kênh.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN TỐ NGHIỆP ĐẠI HỌC-TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TTQ (Trang 41)