Tăng cƣờng sự hỗ trợ của Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nƣớc
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, mục tiêu của kế hoạch phát triển doanh nghiệp 2006-2010 là đến năm 2010, các doanh nghiệp tạo thêm đƣợc 2, 5 triệu chỗ làm việc mới, xuất khẩu trực tiếp 3-6%. Cùng với sự tăng trƣởng mạnh mẽ của các doanh nghiệp, cơ chế chính sách của Nhà nƣớc cần đƣợc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện và thực sự tạo điều kiện hỗ trợ sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng trong và ngoài nƣớc [22]
Trong thời gian gần đây, cơ chế chính sách quản lý của Nhà nƣớc đối với các doah nghieepj, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ đã từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Động lực kinh doanh đã đƣợc phát huy, nhiều rào cản đã đƣợc loại bỏ, tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp hoạt động trong và ngoài nƣớc. Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đƣợc thành lập và có một số hoạt động bƣớc đầu. Một số công cụ chính sách vĩ mô đã phát huy tác dụng nhƣ: Luật DN, Nghị định 90, Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ chế tín dụng... Tuy nhiên, còn nhiều việc phải làm trên con đƣờng hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô nhằm tăng cƣờng sức cạnh tranh, thúc đẩy sự phát triển năng động và có hiệu quả của doanh nghiệp Việt Nam [2].
Chính phủ và các cơ quan nhà nƣớc cần góp phần mạnh mẽ hơn nữa trong việc xây dựng và hỗ trợ phát triển các DNVVN. Các công cụ chính sách của Nhà nƣớc và sự hỗ trợ trên các mặt khác nhau là rất cần thiết. Môi trƣờng kinh doanh, môi trƣờng pháp lý và các nhân tố xã hội có ảnh hƣởng rất lớn đối với doanh nhân và nền kinh tế của đất nƣớc. Do đó, thông qua chủ trƣơng chính sách cụ thể, Nhà nƣớc cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh phát triển, qua đó hình thành một khu vực DNVN hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững. Sự phát triển của khu vực này sẽ góp phần đắc lực trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển phồn
60 thịnh của nƣớc nhà [2].
Tăng cƣờng vai trò của các hiệp hội, các câu lạc bộ giám đốc và các tổ chức chuyên môn đối với sự phát triển của các DNVN
So với nhiều nƣớc có nền kinh tế phát triển, vai trò của các hiệp hội chuyên ngành, các câu lạc bộ... ở nƣớc ta trong việc giao lƣu, xúc tiến thƣơng mại, trao đổi thông tin và hỗ trợ phát triển chuyên môn còn hạn chế, mờ nhạt cả về số lƣợng, quy mô và nội dung hoạt động. Vì vậy cần chú trọng hơn nữa việc tổ chức các buổi trao đổi sinh hoạt, giới thiệu kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và về hoạt động kinh doanh. Bộ Công Thƣơng đã khai trƣơng và đƣa vào sử dụng cổng thông tin xúc tiến thƣơng mại quốc tế dành cho doanh nghiệp Việt Nam. Cổng thông tin này hoạt động dƣới dạng một trang Web mở, qua đó doanh nghiệp Việt Nam có thể tự tìm và kết nối thông tin với các hiệp hội, các doanh nghiệp quốc tế để mời hợp tác kinh doanh. Đây là một cách làm vô cùng hiệu quả, giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với đối tác nƣớc ngoài một cách dễ dàng [15].
Tăng cƣờng hiệu quả các chính sách vĩ mô của nhà nƣớc
Kinh nghiệm của những nhà nƣớc thành công cho thấy nhà nƣớc chỉ trở nên có hiệu lực và hiệu quả thực sự khi chủ động giới hạn phạm vi chức năng của mình để có thể tập trung vào một số lĩnh vực then chốt mà chỉ nhà nƣớc mới có thể thực hiện đƣợc [1].
Nhà nƣớc cần tập trung vào chức năng quản lý rủi ro để đạt các mục tiêu hiệu quả, công bằng, và ổn định vĩ mô. Nhà nƣớc có thể hạn chế rủi ro bằng cách xây dựng và cƣỡng chế các tiêu chuẩn về môi trƣờng (để tránh sự cố Vedan), ban hành luật an toàn cho sản phẩm tiêu dùng (để bảo vệ ngƣời tiêu dùng khỏi sữa bị nhiễm melamine), ban hành các tiêu chuẩn về quản trị rủi ro trong ngành ngân hàng và tài chính (để hạn chế mức độ rủi ro của các NHTM nhỏ, có khả năng đe dọa sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng).
61
trừng phạt chủ sở hữu ngân hàng khi các ngân hàng này mất vốn do đã đua nhau cung cấp tín dụng cho hoạt động đầu cơ CK và BĐS. Nhà nƣớc cũng có thể chuyển rủi ro của việc thất nghiệp từ ngƣời lao động sang ngƣời tuyển dụng lao động hay các công ty bảo hiểm của họ thông qua luật bảo hiểm và trợ cấp thất nghiệp.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới với những diễn biến khó lƣờng, cùng với những bất ổn nội tại của nền kinh tế Việt Nam, có thể nói rằng một trong những thách thức lớn nhất của Nhà nƣớc trong những năm trƣớc mắt là làm thế nào để tiếp tục đẩy mạnh cải cách để trở nên hiệu quả và hiệu lực hơn, đồng thời giảm thiểu đƣợc những rủi ro song hành với những biến đổi kinh tế và nỗ lực cải cách này [1].
62
KẾT LUẬN
Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trƣơng hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc ta trong bối cảnh tình hình trong nƣớc cũng nhƣ bối cảnh quốc tế đã có những biến chuyển lớn lao. Từ chính sách kinh tế đối ngoại trong Cƣơng lĩnh Đại hội Đảng VI (1986) đƣợc xác định là “ Đa dạng hoá và đa phƣơng hoá quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi” [17, tr. 326], Đại hội Đảng X (2006) đã nhấn mạnh việc “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”[10, tr. 112-114].
Hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp Việt Nam đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ:
1. Tạo điều kiện cho Việt Nam nâng cao vị thế chính trị, ngoại giao và kinh tế trên trƣờng quốc tế, tránh đƣợc tình trạng phân biệt đối xử, tạo cơ sở ổn định và thuận lợi cho các hoạt động kinh tế đối ngoại.
2. Góp phần mở rộng thị trƣờng xuất nhập khẩu: Do hội nhập, năm 1990, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ đạt 2,4 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 2,75 tỷ USD thì tới năm 2001, con số này đã đạt tới 15,1 tỷ USD xuất khẩu và 16 tỷ USD nhập khẩu [20]. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trong năm 2008 đạt 143,4 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 62,69 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm trƣớc, vƣợt 7% kế hoạch năm và nhập khẩu là 80,71 tỷ USD. Hết tháng 12 năm 2008, nhập siêu của Việt Nam là 18,03 tỷ USD đạt con số kỷ lục từ trƣớc đến nay, tăng 27,7% so với con số 14,12 tỷ USD của năm 2007 [33]. Cơ cấu hàng xuất khẩu có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu đạt trên 40% tổng kim ngạch xuất khẩu (trong khi đầu những năm 90 chỉ ở mức dƣới 30%) [33]. 3. Tăng cƣờng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài và viện trợ phát triển (ODA):
63
Bằng chính sách đầu tƣ hấp dẫn, đến nay, đã có trên 70 nƣớc và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào Việt Nam, trong đó có nhiều công ty và tập đoàn lớn có tiềm lực tài chính - công nghệ, góp phần thay đổi trình độ san xuất của nƣớc ta. Tổng số vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI cam kết trong giai đoạn 1998 - 2001 đạt trên 40 tỷ USD, trong đó số vốn thực hiện đạt gần 20 tỷ USD. Vậy nhƣng, FDI cam kết vào Việt Nam năm 2008 đã đạt đến 64 tỉ USD [49] và ODA cam kết vào 2008 đạt mức kỷ lục 5.426 USD [26].
4. Giúp tiếp thu khoa học kỹ thật và công nghệ quản lý tiên tiến, góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh và công nhân kỹ thuật lành nghề. 5. Với những thành tựu đạt đƣợc trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu, thu hút đầu tƣ và hỗ trợ tài chính quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua đã góp phần đáng kể đảm bảo tăng trƣởng cao của nền kinh tế Việt Nam, trung bình 7% trong giai đoạn 10 năm đổi mới 1990 – 2000 [20]. Năm 2007, tốc độ tăng GDP của Việt nam là 8,44% đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc: 11,3% và Ấn Độ khoảng: 9% [20]. Điều quan trọng hơn cả là Việt Nam từng bƣớc tạo ra đƣợc một nền kinh tế mở, năng động, có khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra trong nền kinh tế thế giới [20].
Kết quả là sau hơn 10 năm kể từ chủ trƣơng định hƣớng Hội nhập kinh tế quốc tế năm 1986, tốc độ và trình độ hội nhập của doanh nghiệp Việt Nam đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ.
Các doanh nghiệp, doanh nhân đã nhanh chóng tiếp cận thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, từng bƣớc thích nghi với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, tích cực áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, cải tiến công tác quản lý… Vì vậy, các doanh nghiệp đã đóng góp phần quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc, đã tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp, 26% lực lƣợng lao động cả nƣớc; Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm khu vực doanh nghiệp tƣ nhân đóng góp hơn 6.000 tỉ đồng tiền thuế, chiếm 14,8% tổng thu ngân sách Nhà nƣớc [42].
64
Từ một quốc gia có nền kinh tế tập trung bao cấp, không trọng dụng và đề cao vai trò của doanh nghiệp trong đời sống xã hội (ngƣời kinh doanh bị gọi là “con buôn”,năm 2001 trung bình gần 1.000 ngƣời dân mới có một doanh nghiệp), thì năm 2005 ở Việt Nam cứ trên 500 ngƣời dân đã có 1 doanh nghiệp. Cho đến năm 2008, Việt Nam đã có khoảng 350.000 Doanh nghiệp (trong đó 95% là doanh nghiệp vừa và nhỏ theo tiêu chí có vốn dƣới 10 tỉ đồng và dƣới 300 lao động; 5% còn lại là các tổng công ty, tập đoàn kinh tế lớn của nhà nƣớc và các công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài) [21]. 95% doanh nghiệp nói trên có tổng số vốn khoảng 85 tỉ USD, hằng năm đóng góp khoảng 40%-50% việc làm mới cho thị trƣờng sử dụng lao động [21].
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp Việt Nam bộc lộ một số điểm yếu nhƣ sau: Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, từ khâu lựa chọn thị trƣờng, chiến lƣợc kinh doanh đến quảng bá và phân phối sản phẩm. Trong khi trình độ công nghệ của doanh nghiệp còn tụt hậu so với thế giới, thì kỹ năng quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro, cũng nhƣ trình độ nguồn nhân lực của doanh nghiệp cũng là cả một câu hỏi dài chƣa có lời đáp. Đặc biệt, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, trình độ hiểu biết của doanh nghiệp về các quy tắc ứng xử trong thƣơng mại quốc tế, luật quốc tế cũng nhƣ những đặc thù về môi trƣờng kinh doanh của từng quốc gia là rất quan trọng thì nhiều doanh nghiệp Việt Nam chƣa nắm đƣợc vấn đề này. Hơn thế nữa, doanh nghiệp Việt Nam còn gặp thêm một hạn chế là bị đặt trong một môi trƣờng kinh doanh chƣa thật sự ổn định, các cơ chế chính sách thay đổi thƣờng xuyên trong khi khả năng định hƣớng dự báo từ các cơ quan quản lý chính sách còn gặp nhiều trục trặc.
Để khắc phục những hạn chế này, Luận văn đã nêu ra những biện pháp khắc phục mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đặc biệt chú trọng. Đó là doanh nghiệp cần tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình qua việc đầu tƣ nghiêm túc vào chiến lƣợc kinh doanh và phân phối sản phẩm. Đồng thời,
65
doanh nghiệp phải thực sự chú trọng việc nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và nguồn nhân lực lao động trong công ty, nâng cao hiểu biết về luật quốc tế trong giao thƣơng toàn cầu để tránh những thiệt hại cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngoài việc củng cố năng lực cạnh tranh nội tại, doanh nghiệp Việt Nam còn cần hơn nữa sự hỗ trợ của cơ chế chính sách vĩ mô, sự quản lý sát sao và kịp thời của các cơ quan chủ quản nhà nƣớc trong việc tạo ra một môi trƣờng kinh doanh hợp pháp, năng động trên cơ sở doanh nghiệp đƣợc tự do giao thƣơng nhƣng vẫn phải đảm bảo mọi quyền và nghĩa vụ đối với nhà nƣớc.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, cùng với sự chuyển mình đi lên của cả đất nƣớc, với những định hƣớng đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc trong thế và lực mới của Việt Nam trên trƣờng quốc tế, chắc chắn rằng Doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ có những bƣớc tiến vƣợt bậc. Điều này đƣợc thể hiện rõ rệt qua sự phát triển mạnh về lƣợng và chất của Doanh nghiệp trong thời gian qua. Một khi các doanh nghiệp Việt Nam ý thức đƣợc những yếu kém của chính bản thân mình để học cách khắc phục và vƣơn lên, các doanh nghiệp của chúng ta sẽ tìm đƣợc cách trụ vững và phát triển trong cơ chế thị trƣờng mở cửa nhiều cơ hội nhƣng cũng đầy rủi ro và thách thức này.
Kết luận:
Qua luận văn trên, chúng ta thấy rõ đƣợc doanh nghiệp Việt Nam còn tồn tại nhiều hạn chế nội tại, nhƣ chất lƣợng cán bộ quản lý và nguồn nhân lực yếu, khả năng tài chính không dồi dào, thiếu định hƣớng và chính sách kinh doanh hợp lý, không ý thức đƣợc tầm quan trọng của thƣơng hiệu và chiến lƣợc phân phối…Đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam vẫn đƣợc vận hành trong một môi trƣờng kinh doanh chƣa thật sự chuyên nghiệp khi vai trò quản lý của Nhà nƣớc chƣa phát huy hết tính ƣu việt vốn có. Nhận thức đƣợc những hạn chế của mình và quyết liệt tìm cách thoát ra khỏi những rào cản và khó khăn, chắc chắn doanh nghiệp Việt Nam sẽ dần khẳng định đƣợc vị thế và thành công trong môi trƣờng kinh doanh quốc tế.
66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thành Tự Anh, Từ năm 2008, nhìn lại vai trò của nhà nước, Saigontimes, http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/13576/
2. Lê Xuân Bá, Tiến sĩ Trần Kim Hào, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thắng (2006),
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội. (Tài liệu tham khảo do Ciem và Sida thực hiện).
3. Báo cáo phân tích tình hình doanh nghiêp
http://siteresources.worldbank.org/INTVIETNAMINVIETNAMESE/Data/ 20273652/baocao_phantich.doc
4. Bộ Thƣơng mại (2004), Tài liệu bồi dưỡng: Kiến thức cơ bản về Hội nhập kinh tế Quốc tế.
5. Bộ Thƣơng mại (2007) , “Giật mình với …8%”,
http://thuongmaivietmy.com/tin_tuc/giat_minh_voi_8-3441.php
6. Chuyên mục Hội nhập kinh tế quốc tế, www.mofa.gov.vn
7. Trần Quốc Dân (2005), Sức hấp dẫn, một giá trị văn hoá Doanh nghiệp – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà nội.
8. Lê Đăng Doanh, Nhìn lại kinh tế Việt nam năm 2008,
http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/13572/
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Hội nhập kinh tế quốc tế: Những lợi thế và khó khăn,
http://vndgforcus.vietnamgateway.org/show.php?lang=viet&id=22&act =event
10.Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
11.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
67
12.Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện đại hội đảng thời kỳ đổi mới,
Nhà Xuất bản chính trị Quốc gia
13.FDI năm 2008 - không chỉ có mầu hồng,
http://www.vneconomy.vn/20081227092119634P0C10/fdi-nam-2008- khong-chi-co-mau-hong.htm
14.Trƣơng Thị Hiền. “Việt Nam gia nhập WTO – Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Phát triển nhân lực, số 1(1) – 2007
15.Hiệp Hội doanh nghiệp Tp. Hà Nội, Báo cáo đánh giá về hoạt động của hiệp hội doanh nghiệp Hà Nội (2007).