Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần bia hà nội – hải phòng (Trang 52)

1. Khả năng thanh

2.2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Bảng 2.14. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Đơn vị: Nghìn Đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011

Chênh lệch

Tuyệt đối Tương đối(%)

(1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2)

Doanh thu thuần 239.575.408. 229.054.905 10.520.503 4,59 Tổng TSNH 36.319.325. 40.503.295 (4.183.970) (10,33) TSNH bình quân 38.411.310 41.205.730 (2.794.419) (6,78) Lợi nhuận sau thuế 17.880.526 20.436.302 (2.555.775) (12,51) Hiệu suất sử dụng

TSNH (Lần) 6,60 5,66 0,94 16,64

Suất hao phí TSNH so

với doanh thu (Lần) 0,16 0,18 (0,02) (10,88) Suất hao phí TSNH so

với lợi nhuận sau thuế

(Lần) 2,15 2,02 0,13 6,54

Tỷ suất sinh lời của

TSNH (Lần) 0,47 0,50 (0,03) (6,14)

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2012)

Số liệu tính toán cho thấy năm 2012, hiệu suất sử dụng TSNH đạt 6,6 lần, tăng 0,94 lần so với năm 2011, nghĩa là 1 đồng tài sản ngắn hạn được đưa vào hoạt động kinh doanh năm 2012 sẽ tạo ra 6,6 đồng doanh thu thuần, tăng 0,94 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do doanh thu thuần năm 2012 tăng 4,59% trong khi tổng tài sản ngắn hạn lại giảm 10,33%.

Suất hao phí TSNH so với doanh thu thuần năm 2012 là 0,16 lần, giảm 0,02 lần so với năm 2011, nghĩa là để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần năm 2012 thì doanh nghiệp cần 0,16 đồng tài sản ngắn hạn. Sở dĩ có sự giảm sút này là do TSNH bình quân giảm 6,78% trong khi đó doanh thu thuần lại tăng 4,59%. Bên cạnh đó, suất hao phí TSNH so với lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 2,15 lần, tăng 0,13 lần so với năm 2011, nghĩa là để tạo ra 1 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2012 thì doanh nghiệp cần 2,15 đồng tài sản ngắn hạn, tăng 0,13 đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do tốc độ

giảm của TSNH bình quân (6,78%) chậm hơn tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế (12,51%).

Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn (ROCA - Return on Current Assets) cho biết mỗi đơn vị tài sản ngắn hạn trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Từ bàng 2.11 có thể thấy 1 đồng tài sản ngắn hạn năm 2012 sẽ tạo ra được 0,47 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,03 đồng so với năm 2011. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty năm 2012 là kém hơn năm 2011. Trong tương lai, công ty cần có chính sách quản lý các khoản phải thu và hàng tồn kho một cách hợp lý để gia tăng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.

Chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho

Bảng 2.15. Các chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho

Đơn vị: Nghìn Đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá vốn hàng bán 183.778.254 175.433.474 171.310.274 180.679.918 Hàng tồn kho 16.591.069 18.589.186 20.116.624 19.402.011 Hàng tồn kho bình quân - 17.590.127 19.352.905 19.759.318 Số vòng quay hàng tồn kho (Vòng) - 9,97 8,85 9,14

Thời gian quay vòng

hàng tồn kho (Ngày) - 36,60 41,23 39,92

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2010 và 2012)

Dự trữ là khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, dự trữ nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục, đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng. Nếu duy trì được mức dự trữ hợp lý sẽ góp phần đem lại hiệu quả sử dụng vốn, giảm được chi phí dự trữ hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu khá quan trọng bời vì sản xuất và dự trữ hàng hóa là nhân tố quan trọng để đạt được mục tiêu doanh số và lợi nhuận như mong muốn trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Từ số liệu tính toán được ta thấy số vòng quay hàng tồn kho từ năm 2010 - 2012 có sự thay đổi thất thường. Năm 2010 là năm hàng tồn kho quay được nhiều vòng nhất (9,97 vòng) nhưng đến năm 2011 thì giảm xuống còn 8,85 vòng, nghĩa là năm 2011

hàng tồn kho quay được ít hơn năm 2010 là 1,12 vòng. Do năm 2011 số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống nên thời gian quay vòng hàng tồn kho đã tăng từ 36,6 ngày (năm 2010) lên 41,23 ngày (năm 2011). Điều này cho thấy hàng hóa năm 2011 sẽ phải lưu kho trong 41,23 ngày trước khi được bán ra, tăng 4,63 ngày so với năm 2010.

Đến năm 2012 số vòng quay hàng tồn kho lại tăng lên 9,14 vòng nhưng vẫn không bằng số vòng quay hàng tồn kho năm 2010 (9,97 vòng). Số vòng quay hàng tồn kho tăng lên sẽ khiến cho thời gian quay vòng hàng tồn kho giảm xuống còn 39,92 ngày. Thời gian quay vòng hàng tồn kho nhanh hơn sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí lưu kho, từ đó giảm được chi phí sản xuất kinh doanh, giảm ứ đọng vốn và làm tăng hiệu quả sinh lời của công ty.

Chỉ tiêu đánh giá về tình hình các khoản phải thu

Bảng 2.16. Chỉ tiêu đánh giá tình hình khoản phải thu

Đơn vị: Nghìn Đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu thuần 239.933.735 243.768.848 229.054.905 239.575.408

Khoản phải thu khách

hàng 3.137.787 7.826.159 4.513.203 1.652.114

Khoản phải thu khách

hàng bình quân - 5.481.973 6.169.681 3.082.658

Vòng quay các khoản

phải thu (Vòng) - 44,47 37,13 77,72

Thời gian thu nợ trung

bình (Ngày) - 8 10 5

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2010 và 2012)

Nhìn vào bảng số liệu tính toán có thể thấy vòng quay các khoản phải thuvà thời gian thu nợ trung bình từ năm 2010 - 2012 có sự biến động thất thường. Cụ thể:

Trong năm 2011, các khoản phải thu quay được 37,13 vòng, giảm 7,34 vòng so với năm 2010. Điều này đã khiến cho thời gian thu nợ trung bình tăng lên thành 9,83 ngày (tăng 1,62 ngày so với năm 2010). Thời gian thu nợ trung bình tăng chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của công ty năm 2011 là kém hơn năm 2010.

Tuy nhiên, đến năm 2012, do áp dụng chính sách tín dụng thắt chặt nên vòng quay khoản phải thu đã tăng mạnh, đạt 77,72 vòng, tăng 40,59 vòng so với năm 2011. Cùng với đó, thời gian thu nợ trung bình năm 2012 giảm xuống chỉ còn 5 ngày, giảm 5

ngày so với năm 2011. Nhìn chung thời gian thu nợ trung bình của công ty qua các năm đều ngắn (trung bình 8 ngày), chứng tỏ 1 đồng doanh nghiệp bán chịu được thu hồi nhanh hơn. Điều này sẽ làm giảm chi phí đòi nợ và chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp, từ đó có thể làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần bia hà nội – hải phòng (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w