Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty CP Bia Hà Nội Hải Phòng năm 2011 và năm

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần bia hà nội – hải phòng (Trang 43)

1. Khả năng thanh

2.2.1.2.3.Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty CP Bia Hà Nội Hải Phòng năm 2011 và năm

2011 và năm 2012

Bảng 2.8. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Đơn vị: Nghìn Đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2011

Chênh lệch

Tuyệt đối đối (%)Tương

(1) (2) (3)=(1)-(2) (4)=(3)/(2)

1. Doanh thu bán hàng và

cung cấp dịch vụ 343.862.084. 329.157.505 14.704.579 4,47 2. Các khoản giảm trừ

doanh thu 104.286.676 100.102.600 4.184.076 4,18 3. Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 239.575.408 229.054.905 10.520.503 4,59 4. Giá vốn hàng bán 180.679.918 171.310.274 9.369.643 5,47 5. Lợi nhuận gộp về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 58.895.490 57.744.631 1.150.859 1,99 6. Doanh thu từ hoạt động

tài chính 959.775 1.438.161 (478.385) (33,26) 7. Chi phí tài chính 1.263.299 3.918.933 (2.655.633) (67,76) - Chi phí lãi vay 1.263.299 3.918.577 (2.655.277) (67,76) 8. Chi phí bán hàng 18.817.100 15.024.870 3.792.230 25,24 9. Chi phí quản lý doanh

nghiệp 16.708.397 13.297.015 3.411.382 25,66 10. Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 23.066.467 26.941.972 (3.875.505) (14,38) 11. Thu nhập khác 1.606.931 599.010 1.007.920 168,26 12. Chi phí khác 616.399 285.051 331.348 116,24 13. Lợi nhuận khác 990.531 313.958 676.572 215,50 14. Tổng lợi nhuận kế

15. Chi phí thuế TNDN

hiện hành 6.176.471 6.819.629 (643.157) (9,43) 16. Lợi nhuận sau thuế

TNDN 17.880.526 20.436.302 (2.555.775) (12,51) 17. Lãi cơ bản trên cổ

phiếu 1,948 2,226 (0,278) (12,49)

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng)

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng 14.704.579 nghìn đồng, tương ứng tăng 4,47% so với năm 2011. Điều này chứng tỏ công ty đang làm tốt công tác bán hàng và cung cấp dịch vụ, quy mô của công ty cũng ngày càng được mở rộng. Với những nỗ lực không ngừng trong công tác bán hàng và cung cấp dịch vụ, vị thế của công ty trên thị trường đang ngày càng được cải thiện, đạt được những thành công bước đầu và đặc biệt là khách hàng ngày càng quan tâm tới sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là sản xuất bia - một trong những mặt hàng bị áp thuế tiêu thụ đặc biệt nên khoản giảm trừ doanh thu phát sinh của công ty chính là thuế tiêu thụ đặc biệt mà công ty phải nộp. Thuế tiêu thụ đặc biệt công ty phải nộp năm 2012 tăng 4.184.076 nghìn đồng, tương ứng tăng 4,18% so với năm 2011.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 10.520.503 nghìn đồng, tương ứng tăng 4,59% so với năm 2011, do tốc độ tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (4,47%) nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản giảm trừ doanh thu (4,18%).

Giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 9.369.643 nghìn đồng, tương ứng tăng 5,47% so với năm 2011. Do công ty chủ yếu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu nên những biến động về tỷ giá sẽ ảnh hưởng lớn đến giá vốn hàng bán của công ty. Ngoài ra, trong năm 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và lạm phát, giá cả của các yếu tố đầu vào thiết yếu như xăng, dầu, điện, nước đều tăng cũng là nguyên nhân làm cho giá vốn hàng bán tăng.

Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2012 giảm 478.385 nghìn đồng, tương ứng giảm 33,26% so với năm 2011, do Ngân hàng Nhà nước áp trần lãi suất huy động xuống còn 9%/năm nên lãi tiền gửi ngân hàng của công ty có sự sụt giảm mạnh, chính điều này đã ảnh hưởng đến doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty.

Chi phí tài chính mà cụ thể là chi phí lãi vay năm 2012 giảm 2.655.277 nghìn đồng, tương ứng giảm 67,76% so với năm 2011, do lãi tiền vay giảm từ 3.918.577 nghìn đồng (năm 2011) xuống còn 1.263.299 nghìn đồng (năm 2012).

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 đều tăng với mức tăng lần lượt là 25,24% và 25,66% so với năm 2011. Do mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ, phát triển hệ thống phân phối của công ty nên năm 2012, công ty đã mở thêm một số cửa hàng chào bán và giới thiệu sản phẩm tại một số tỉnh phía Bắc dẫn tới chi phí bán hàng tăng lên. Ngoài ra, việc Nhà nước điều chỉnh tăng giá điện, nước cũng là nguyên nhân khiến cho chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng lên.

Thu nhập khác năm 2012 tăng 1.007.920 nghìn đồng, tương ứng tăng 168,26% so với năm 2011 do có sự tăng lên của khoản thu từ thanh lý tài sản cố định và được hoàn nhập số dự quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Chi phí khác năm 2012 tăng 331.348 nghìn đồng, tương ứng tăng 116,24% so với năm 2011 do trong năm 2012, công ty phải nộp bổ sung thuế GTGT, nộp phạt vi phạm hành chính và nộp phạt do chậm nộp thuế GTGT.

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 3.198.933 nghìn đồng, tương ứng giảm 11,74% so với năm 2011 do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh (giảm 3.875.505 nghìn đồng) trong khí phần thu nhập khác tăng lên lại ít (tăng 676.572 nghìn đồng).

Theo Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm 2012 của công ty thì do phải chịu các khoản phạt thuế và phạt hành chính nên tổn lợi nhuận tính thuế của công ty năm 2012 là 24.124.964 nghìn đồng. Bên cạnh đó, do lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty năm 2012 giảm nên chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cũng giảm. Cụ thể năm 2012, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 643.157 nghìn đồng, tương ứng giảm 9,43% so với năm 2011. Sự giảm sút của lợi nhuận kế toán trước thuế cũng là nguyên nhân khiến cho lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty giảm. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 2.555.775 nghìn đồng, tương ứng giảm 12,51% so với năm 2011.

Kết luận: Qua phân tích cụ thể số liệu từ báo cáo kết quả kinh doanh, ta thấy trong 2 năm 2011 và 2012, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty đều dương chứng tỏ công ty vẫn đang kinh doanh có lãi. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế năm 2012 lại kém hiệu quả hơn năm 2011. Do đó, để đạt được mức lợi nhuận cao hơn trong những năm tới, công ty cần sử dụng linh hoạt các biện pháp quản lý chi phí như chi phí giá vốn, chi phí hoạt động và các chính sách đẩy mạnh doanh thu bằng cách áp dụng chiết khấu, giảm giá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh công ty

Bảng 2.9. Khả năng sinh lời của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Công thức tính Năm2009 Năm2010 Năm2011 Năm2012

1. Tỷ suất sinh lời trên

doanh thu (ROS) 10,47 10,45 8,92 7,46

2. Tỷ suất sinh lời trên

tổng tài sản (ROA) 12,83 11,88 9,92 7,96

3. Tỷ suất sinh lời trên

VCSH (ROE) 20,46 16,80 13,03 11,25

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính năm 2010 và 2012)

Bảng 2.10. Một số chỉ tiêu qua các năm (2009 - 2012)

Đơn vị: Nghìn Đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Doanh thu thuần 239.933.753 243.768.848 229.054.905 239.575.408

2. Lợi nhuận ròng 25.128.242 25.473.972 20.436.302 17.880.526

3. Tổng tài sản 195.914.040 214.470.659 206.054.045 224.735.656

4. Vốn chủ sở hữu 122.792.293 151.656.954 156.899.078 158.923.649

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2010 và 2012)

Từ bảng 2.11 có thể thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tổng hợp của công ty đang sụt giảm, thể hiện ở chỗ từ năm 2009 - 2012, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của Công ty CP Bia Hà Nội - Hải Phòng đều giảm.

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu là tỷ suất quan trọng đối với các nhà quản trị vì nó cho biết khả năng kiểm soát các chi phí hoạt động cũng như phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu. Từ số liệu tính toán được có thể thấy tỷ suất sinh lời trên doanh thu đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể:

Năm 2010, tỷ suất sinh lời trên doanh thu là 10,45%, giảm 0,02% so với năm 2009. Chỉ tiêu này cho ta biết trong 100 đồng doanh thu thuần năm 2010 sẽ tạo ra 10,45 đồng lợi nhuận ròng, giảm 0,02 đồng so với năm 2009. Trong năm, doanh thu

thuần tăng từ 239.933.753 nghìn đồng năm 2009 lên 243.768.88 nghìn đồng năm 2010, tương ứng tăng 1,6%. Trong khi đó lợi nhuận ròng năm 2010 chỉ tăng 1,38% so với năm 2009. Điều này cho thấy khả năng quản lý chi phí và doanh thu của công ty vẫn chưa tốt nên hiệu quả sinh lời bị giảm sút.

Năm 2011, với việc cả doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều giảm với tỷ lệ lần lượt là 6,04% và 19,78% nên tỷ suất sinh lời trên doanh thu cũng bị sụt giảm. Trong 100 đồng doanh thu thuần năm 2011 chỉ tạo ra 8,92 đồng lợi nhuận ròng, giảm 1,53 đồng so với năm 2010.

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu vẫn tiếp tục giảm trong năm 2012 từ 8,92% xuống còn 7,46%, giảm 1,46% so với năm 2011. Lợi nhuận ròng của công ty giảm từ khoảng 20,436 triệu đồng (năm 2011) xuống còn 17,880 triệu đồng (năm 2012), tương ứng giảm 14,29%. Trong khi đó doanh thu thuần năm 2012 lại tăng 4,59% so với năm 2011, từ khoảng 229,054 triệu lên 239,575 triệu. Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận ròng mang lại chưa cao chứng tỏ việc quản lý chi phí của công ty chưa tốt. Kết quả đòi hỏi công ty phải phát huy hơn nữa để tạo lợi nhuận tốt hơn cho những kỳ kinh doanh sau.

Qua phân tích số liệu từ bảng 2.11 có thể thấy rằng tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) qua 4 năm có giá trị trung bình khoảng 9,33% và đang có xu hướng giảm dần qua các năm (2009 - 2012). Sở dĩ có sự sụt giảm này 1 phần cũng là do sự tác động của khủng hoảng kinh tế và lạm phát đã khiến cho các khoản chi phí của công ty tăng lên kéo theo sự giảm sút của lợi nhuận ròng, từ đó làm giảm tỷ suất sinh lời trên doanh thu. Có thể thấy trong những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát liên tục tăng, giá cả các yếu tố đầu vào như xăng, dầu, điện, nước cũng liên tục được điều chỉnh tăng qua các năm từ 2009 – 2012. Đây chính là nhân tố chính ảnh hưởng đến chi phí của công ty.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) đo lường khả năng sinh lời của 1 đồng tài sản, qua đó phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Từ bảng số liệu tính toán được có thể thấy tỷ suất này qua các năm từ 2009 - 2012 giảm liên tục. Cụ thể tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2012 chỉ đạt 7,96%, giảm 4,87% so với năm 2009, nghĩa là trong 100 đồng tài sản năm 2012 sẽ tạo ra 7,96 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 4,87 đồng so với năm 2009. Nguyên nhân là do lợi nhuận ròng của công ty năm 2012 giảm 28,84% so với năm 2009, trong khi đó tổng tài sản lại tăng 14,71%. Điều này còn cho thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty năm 2012 không bằng các năm trước, khả năng quản lý tài sản, quản lý doanh thu và chi phí của doanh nghiệp là kém hiệu quả.

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn bỏ ra công ty sẽ thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Giống như ROS và ROA, tỷ suất sinh lời trên

vốn chủ sở hữu qua các năm từ 2009 - 2012 cũng liên tục giảm sút. Cụ thể ROE năm 2012 chỉ đạt 11,25% trong khi chỉ tiêu này là 13,03% (năm 2011), 16,8% (năm 2010) và 20,46% (năm 2009); nghĩa là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu năm 2012 sẽ tạo ra 11,25 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 9,21 đồng so với năm 2009. Điều này là do mức độ sử dụng nợ và đòn bẩy tài chính còn thấp, công ty đang sử dụng vốn chủ sở hữu không hiệu quả. Ngoài ra lợi nhuận thu được từ vốn chủ sở hữu đi xuống làm giảm khả năng đầu tư của công ty nên cần có giải pháp khắc phục tình trạng này, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh doanh. Đây còn là chỉ tiêu quan trọng với các nhà đầu tư vì nó cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả hay không, khả năng huy động vốn thế nào, từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không.

Để phân tích rõ hơn tình trạng tài chính của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng, chúng ta cùng xem xét số liệu của một vài doanh nghiệp bia cùng ngành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.11. So sánh tỷ suất sinh lời năm 2012 với các doanh nghiệp cùng ngành

Đơn vị :%

Chỉ tiêu THB HAT HAD BHP

Suất sinh lời trên

doanh thu (ROS) 7,88 7,82 12,7 7,46 Suất sinh lời trên

tổng tài sản (ROA) 9,45 8,11 20,5 7,96 Suất sinh lời trên

VCSH ( ROE) 13,5 13,8 24,2 11,25

(Nguồn: số liệu tính từ báo cáo tài chính năm 2012 của các doanh nghiệp cùng ngành)

Từ số liệu bảng trên cho thấy, tỷ suất sinh lời trên doanh thu của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng không có sự chênh lệch lớn so với hai công ty cùng ngành là công ty cổ phần bia Thanh Hóa (THB) và công ty thương mại bia Hà Nội (HAT). Tuy nhiên tuy nhiên tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty kém hơn hẳn so với 3 công ty còn lại. Có nghĩa là việc sử dụng tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty đề tạo ra lợi nhuận chưa hiệu quả.

Kết Luận: Đối với các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của công ty cổ phần bia Hà Nội – Hải Phòng còn nhiều mặt hạn chế. Cụ thể nguyên nhân dẫn đến việc các chỉ tiêu này thấp hơn các doanh nghiệp khác trong ngành là do việc cơ cấu tài trợ tài sản và nguồn vốn của công ty gặp trục trặc ngay từ đầu.

2.2.2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần bia hà nội – hải phòng (Trang 43)