Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Tìm hiểu chuẩn IMS và xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm (Trang 54)

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG THI TRẮC NGHIỆM

2.3. Xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm

Một hệ thống E-learning đầy đủ cần có nhiều hệ thống con khác nhau hỗ trợ lẫn nhau, ví dụ: hệ thống quản lý giáo viên, quản lý học viên, quản lý các khoá học, quản lý điểm... Mục tiêu trong tương lai của hệ thống là phát triển thành một hệ Elearning đầy đủ, do vậy, hệ thống được thiết kế tương tự như mô hình quản lý trong các trường đại học. Dưới đây là một số ý chính trong mô hình này:

Hệ thống được quản lý bởi người quản trị cấp cao nhất, gọi là root. Root có quyền tạo và quản lý các vấn đề về các khoa (faculty), tạo và quản lý những người quản trị khoa (faculty administrator). Người quản trị khoa này có quyền tạo và quản lý các giáo viên (teacher), tạo và quản lý các môn học (subject) thuộc khoa mình. Người quản trị khoa có quyền phân cho các giáo viên quyền quản lý các môn học nhất định. Việc quản lý các môn học dựa trên các công việc: Soạn bài giảng, soạn câu hỏi trắc nghiệm, soạn đề thi, đề kiểm tra cho từng môn, lập lịch thi, ... . Việc tạo và huỷ quyền quản lý các môn học đối với mỗi giáo viên không

làm ảnh hưởng đến bộ dữ liệu mà giáo viên đó đã tạo ra. Ngoài ra, người quản trị khoa còn có quyền phân lịch giảng dạy cho mỗi giáo viên, tạo các khoá học (course) ...

Khi một giáo viên được phân công quản lý các môn học nào đó, giáo viên có thể tạo ra các bài học (lesson), soạn bài giảng cho các bài học này cũng như tạo các câu hỏi trắc nghiệm cho từng bài, tạo đề thi, đề kiểm tra, lập lịch thi, quản lý học sinh trong các khoá học ...

Một thành viên của hệ thống, có thể đăng ký vào các khoá học để trở thành học viên (student). Trong mỗi khoá học này đều có một số môn học nhất định. Học viên cần tham gia các buổi học và kết thúc bằng các bài kiểm tra. Việc học tiếp các bài tiếp theo của một môn học chỉ được thực hiện khi kết quả kiểm tra của bài trước đó đạt yêu cầu. Học viên kết thúc một môn học bằng bài thi cuối kỳ. Kết quả của các bài thi này sẽ đánh giá học viên có hoàn thành được khoá học của mình hay không.

Do phạm vi đề tài chỉ tập trung vào việc thiết kế cấu trúc các câu hỏi trắc nghiệm, xây dựng công cụ soạn thảo câu hỏi trắc nghiệm và hình thành hệ thống thi trắc nghiệm, nên trong mô hình trên, em chỉ thực hiện những phần có liên quan đến phạm vi đề ra. Các hệ thống khác tuy chưa được xây dựng, nhưng cũng sẽ được “lắp ráp” một cách dễ dàng trong tương lai do đã xác định được sự cần thiết của các hệ thống này trong khi thiết kế. Như vậy, phần dưới đây em chỉ nêu một số chức năng chính trong hệ thống có liên quan đến hệ thống thi trắc nghiệm. Các hệ thống khác nếu có liên quan thì chỉ được thiết kế một cách khá sơ lược để phục vụ cho hệ thống thi trắc nghiệm. Mô hình thi trắc nghiệm hiện tại chỉ hoạt động đơn giản như sau: Thành viên của hệ thống có thể đăng ký vào các khoá học và tham gia các kỳ thi của từng môn trong khoá học. Thời gian thi được giáo viên đặt và học viên chỉ có thể thi nếu đang trong thời gian được phép thi. Kết quả thi sẽ được lưu lại và đánh giá, xếp hạng. Trong quá trình biên soạn đề thi, giáo viên có thể đặt các thuộc tính như: Thời điểm tự động lưu kết quả, thời điểm nhắc hết giờ ... . Các chức năng tương ứng với các thuộc tính này sẽ được kích hoạt trong quá trình học viên làm bài thi. Ngoài ra, học viên có thể tạo các bài kiểm tra ngẫu nhiên từ kho dữ liệu các câu hỏi để ôn luyện kiến thức. Nói cách khác, hệ thống thi trắc nghiệm hiện tại hoạt động dưới hình thức luyện thi là chính. Khi các hệ

thống hỗ trợ khác được thiết lập, hệ thống thi trắc nghiệm sẽ hoạt động đúng chức năng vốn có của nó.

Một phần của tài liệu đồ án công nghệ thông tin Tìm hiểu chuẩn IMS và xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w