0
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Những giải pháp về xã hội

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN TÂN UYÊN - TỈNH LAI CHÂU (Trang 34 -34 )

- Thường xuyên mở lớp tập huấn, phổ biến cơ chế chính sách mới của Đảng và nhà nước để nâng cao năng lực quản lý cho ban quản lý rừng cộng đồng tại cỏc thụn bản.

- Tăng cường tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức về giá trị kinh tế, sinh thái của rừng, khích lệ người dân tích cực tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Nhận thức của người dân đến nay vẫn coi rừng là một kho tài nguyên có thể khai thác bất cứ lúc nào. Mà không nghĩ rằng với tích chất của tài nguyên tái tạo, rừng thực sự là một tư liệu sản xuất vô cùng quý giá, là nhà máy khổng lồ sản xuất liên tục các loại lâm sản khác nhau. Tăng cường tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân về giá trị kinh tế, sinh thái to lớn của rừng và khả năng phục hồi những giá trị đó cho phát triển kinh tế xã hội là một trong những giải pháp xã hội để lôi cuốn người dân vào các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp một cách chặt chẽ hơn hiện nay. Điều này sẽ ngăn chặn được sự xâm lấn diện tích đất dành cho phát triển lâm nghiệp để chuyển thành các loại đất khác. Vì vậy, việc quy hoạch sử dụng đất ổn định kết hợp với giao đất giao rừng sẽ làm cho mọi diện tích đất lâm nghiệp đều có chủ cụ thể. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào bảo vệ và phát triển rừng.

- Tăng cường ổn định dân cư, ngăn chặn di dân tự do lấn chiếm đất dành cho lâm nghiệp.

- Tăng cường củng cố và xây dựng các tổ chức cộng đồng liên quan đến quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Các tổ chức xã hội như: Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, mặt trận tổ quốc,…những tổ chức này có vai trò rất lớn trong việc vận động nhân dân thực hiện các chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần ổn định xã hội, tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất phát triển. Đối với nông thôn miền núi như huyện hoạt động bảo vệ và phát triển rừng có liên quan chặt chẽ với các tổ chức cộng đồng.

- Tăng cường sự hoạt động và thân thiện của cán bộ kiểm lâm địa bàn. Điều này sẽ có hiệu quả hơn khi thực hiện nhiệm vụ vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng và ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.

- Cần có chính sách ưu tiên hơn nữa để khuyến khích con em dân tộc theo học nghề rừng.

- Cần có hướng dẫn xác lập cơ chế phân chia lợi ích một cách cụ thể để người dân coi nghề rừng là một phần thiết yếu để làm giàu kinh tế gia đình.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

+ Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ lâm nghiệp theo hướng tiếp cận lâm nghiệp xã hội.

+ Đào tạo cán bộ thôn bản và khuyến lõm viờn cơ sở vè kiến thức quản lý rừng cộng đồng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN TÂN UYÊN - TỈNH LAI CHÂU (Trang 34 -34 )

×