Cơ chế chia sẻ lợi ích của cộng đồng

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại Huyện Tân Uyên - Tỉnh Lai Châu (Trang 25)

Khi đặt vấn đề đến cụm từ “chia sẻ lợi ớch” thỡ nhiều người sẽ cho rằng đây là một cụm từ có tính đinh lượng, cũng sẽ có người cho rằng nó sẽ mang tính định lượng lại vừa mang tính định tính, bởi tuỳ thuộc vào một điều kiện hoàn cảnh nào đó thỡ nú sẽ có thuộc tính phù hợp với bản chất mà nó có thể đáp ứng. Trong phạm vi đề tài này chỉ nghiên cứu đến chia sẻ lợi ích từ rừng cộng đồng cho các thành viên trong cộng đồng.

Về cơ chế hưởng lợi trong giao và khoán rừng, chính phủ đã ban hành quyết định 178/2001/QĐ-TTG. Quyết định này chỉ áp dụng cho cá nhân, hộ gia

đình được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp mà chưa đề cập đến quyền lợi của chủ thể quản lý rừng là cộng đồng dân cư thôn bản. Tuy nhiên ngay đối với quyền lợi cho cá nhân, hộ gia đình thì việc thực hiện quyết định 178 còn bất cập, hầu như chưa khi nào người nhận rừng được hưởng lợi theo quyết định này. Lý do căn bản là các khu rừng được giao chưa đạt tiêu chuẩn rừng khai thác theo các quy định hiện hành và như vậy người quản lý rừng phải chờ đợi. Trong khi đó thì cộng đồng có nhu cầu thường xuyên về gỗ, củi cho gia dụng, nếu theo tiêu chuẩn rừng khai thác thì cộng đồng chưa được phép tác động, nhưng thực tế thỡ vỡ nhu cầu cuộc sống cộng đồng vẫn chặt cây để sử dụng, điều này đã làm cho rừng không được quản lý, giám sát và tài nguyên rừng ngày một giảm. Vấn đề xác lập cơ chế lợi ích rõ ràng, minh bạch, công bằng, đơn giản là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.

Hiện nay tại huyện Tõn Uyờn do chưa có văn bản hướng dẫn chia sẻ lợi ích từ rừng cộng đồng một cách cụ thể, nên việc hưởng lợi của mọi thành viên trong cộng đồng là do cộng đồng tự thống nhất và thực hiện. Tại huyện nói chung có một số cơ chế phân chia lợi ích như sau:

* Cơ chế phân chia lợi ích từ rừng cộng đồng là rừng tự nhiên.

- Ban quản lý huyện cũng là ban quản lý rừng cộng đồng sẽ tổ chức họp dân sẽ bàn về việc liên quan đến rừng cộng đồng. Do hiện tại rừng cộng đồng của huyện không còn nhiều chủ yếu là rừng cấm khai thác nên chỉ có thể khai thác một lượng rất hạn chế từ rừng phòng hộ đầu nguồn, việc cho phép khai thác hàng năm và thường xuyên là không thể nên hộ nào khi có nhu cầu về gỗ sửa chữa lại nhà cửa khi bị gió bão làm hư hại và xảy ra hoả hoạn,…thỡ sẽ được cộng đồng xem xét và cho phép khai thác với một lượng nhất định. Và những hộ này có thể phải trả một ít lệ phí cho huyện (thông thường là ít cú vỡ đõy toàn là hộ nghèo).

* Cơ chế phân chia lợi ích từ rừng cộng đồng là rừng theo dự án 661

Cộng đồng trồng rừng theo dự án 661 thỡ cú trợ cấp về kinh tế cho ai tham gia trồng và bảo vệ trực tiếp.

- Mỗi một người dân tham gia trồng và chăm sóc rừng/buổi được tính bằng một công, mỗi công được trợ cấp với mức tiền là 15.000 đồng. Khi mỗi người dân tham gia sẽ được ghi vào sổ công rồi được tổng kết vào cuối năm và nhận tiền.

1người/1buổi = 1công = 15.000 đồng.

- Khi vốn rừng này đến tuổi khai thác thì việc chia sẻ lợi ích sẽ là như sau: + Nộp thuế tài nguyên khoảng 15% (phần nộp thực tế sẽ căn cứ vào quy định hiện hành).

+ 10% được phân bổ về UBND xã để chi phí quản lý rừng và thù lao cho ban lâm nghiệp xã.

+ 75% còn lại là phần lợi ích của cộng đồng quản lý bảo vệ rừng. Phần này sẽ được phân chia cho ban quản lý rừng cộng đồng, lập quỹ phát triển rừng cộng đồng của huyện tiếp theo và cho các hộ tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của toàn huyện. Việc phân chia được dựa vào quy ước bảo vệ và phát triển rừng của huyện và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài những phần hưởng lợi trên cộng đồng được hưởng lợi từ lâm sản ngoài gỗ. Tuy nhiên, cơ chế hưởng lợi của huyện là như vậy nhưng thực tế sau khi giao đất giao rừng huyện chưa có những hướng dẫn cụ thể liên quan đến cơ chế chính sách, tổ chức và kỹ thuật để thực hiện quản lý rừng cộng đồng. Vấn đề là làm sao có được lợi ích từ rừng và nó đóng góp vào sinh kế lâu dài cho cộng đồng quản lý rừng?. Trong khi đó sản phẩm rừng không chỉ là lâm sản mà cũn cỏc giá trị dịch vụ môi trường, văn hoá xã hội khác, do đó việc sử dụng phải cân nhắc hài hoà và kinh doanh lâm nghiệp phải có thời gian dài mới có thu hoạch, kỹ thuật lâm sinh còn xa lạ, đặc biệt lâm sản có tính nhạy cảm đòi hỏi phải có xác nhận về tính hợp pháp mới được lưu thông, buôn bán. Điều này có thể giải thích được vì sao sau giao đất giao rừng người dân chưa được hưởng lợi nhiều từ rừng, rừng chưa trở thành một nhân tố sinh kế cho người dân, và như vậy nó đòi hỏi phải có những cơ chế chính sách, cách tiếp cận, hỗ trợ kỹ thuật thích hợp để làm cho quản lý rừng cộng đồng mang lại lợi ích cho người dân và rừng được phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Thực trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng dựa vào cộng đồng tại Huyện Tân Uyên - Tỉnh Lai Châu (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w