-Tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng: theo nguyên tắc “toàn diện, tích cực và hiệu quả”: lồng ghép các thông điệp chính và các thông tin phù hợp liên quan đến biến đổi khí hậu vào kế hoạch bài giảng phòng ngừa thảm hoạ giành cho cấp xã, đồng thời qua đó giới thiệu hậu quả của biến đổi khí hậu có tác động trực tiếp đến toàn bộ hành tinh của chúng ta.
-Thích ứng với biến đổi khí hậu.
-Tăng cường nỗ lực để giảm thiểu hiện tượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính: bằng cách đưa ra chiến lược thiết thực giảm các-bon.
+ Hợp tác quốc tế.
+ Định giá cho phát thải các-bon.
+ Chuyển nhu cầu sang các nguồn năng lượng các-bon thấp. + Xây dựng các công cụ pháp lý.
-Phục hồi các hệ sinh thái: + Trồng rừng.
Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 97
-Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật.
-Phát triển kinh tế xã hội dựa trên các nguyên tắc bền vững.
3.3. Quy hoạch tăng trƣởng xanh Việt Nam (Dự thảo)
Mới đây, Bộ kế hoạch và đầu tư đã đưa ra dự thảo về “Quy hoạch tăng trưởng xanh ở Việt Nam năm 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” với ba nội dung chính như sau:
3.3.1. Giảm phát thải nhà kính và phát triển năng lƣợng tái tạo:
Giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10% đến 20% cho giai đoạn 2011-2020 và từ 35% đến 45% cho giai đoạn 2020 đến 2030.
-Cải thiện hiệu suất và hiệu quả năng lượng, giảm tiêu thụ năng lượng trong tất cả các lĩnh vực giao thông vận tải, sản xuất và thương mại.
-Đẩy mạnh khai thác hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo và các nguồn năng lượng mới.
-Phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.
3.3.2. Xanh hoá sản xuất:
Cơ cấu lại nền kinh tế phát triển theo hướng chuyên sâu, giảm sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển các ngành công nghiệp sinh thái và dịch vụ, đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường.
-100% của các doanh nghiệp mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị tiên tiến nhằm xử lý tối đa nguồn thải gây ô nhiễm môi trường.
-Sắp xếp lại cơ cấu sản xuất, đặc biệt hạn chế sự phát triển các thành phần kinh tế tạo ra nhiều chất thải gây ô nhiễm và suy thoái môi trường.
-Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy phát triển kinh tế xanh. Đổi mới và áp dụng các công nghệ xanh và sạch hơn vào các quy trình sản xuất.
3.3.3. Xây dựng lối sống xanh:
-Đô thị hoá bền vững: Quy hoạch đô thị theo hướng bảo vệ môi trường, xây dựng các đô thị sinh thái.
Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 98
-Xây dựng lối sống nông thôn mới thân thiện với môi trường: xử lý chất thải hộ gia đình, sử dụng năng lượng tái tạo trong đời sống hàng ngày.
3.4. Một số dự án “tăng trƣởng xanh” của Hàn Quốc hợp tác với Việt Nam.
Cùng với sự tăng trưởng mạnh về kinh tế trong những thập kỷ qua thì nhu cầu sử dụng năng lượng ở Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng, Việt Nam cũng đang đối mặt với sự cạn kiệt nguồn nhiên liệu hoá thạch nội địa, giá dầu cao, phụ thuộc nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới. Tỷ lệ giữa tăng trưởng nhu cầu năng lượng so với tăng trưởng GDP của Việt Nam gấp 2 lần trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này là dưới 1. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp sản xuất xi măng, thép, sành sứ, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng có thể đạt trên 20%; lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông vận tải có thể lên tới 30%, khu vực sinh hoạt và hoạt động dịch vụ có tiềm năng tiết kiệm năng lượng không nhỏ mà để thực hiện cũng cần đầu tư lớn để đổi mới công nghệ.
Sự tham gia của năng lượng tái tạo trong cân bằng năng lượng quốc gia và phát triển điện năng từ năng lượng tái tạo sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững, ngoài ra năng lượng tái tạo có vai trò quan trọng đối với phát triển điện khí hoá nông thôn, cung cấp điện cho những khu vực vùng sâu vùng xa mà lưới điện không thể tới được, đáp ứng mục tiêu điện khí hoá nông thôn của Chính Phủ.
Quá trình đô thị hoá tại Việt Nam diễn ra rất nhanh chóng. Năm 1986 chúng ta mới có 480 đô thị với 11,87 triệu người, chiếm 19,3% dân số cả nước, thì đến năm 2009 đã có 747 đô thị với 25,37 triệu người (29,6%) kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề bất lợi nảy sinh trong thực tế. Đó là môi trường đô thị đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng đang được khai thác quá mức,…Quá trình đô thị hoá nhanh chóng đòi hỏi khối lượng vật liệu xây dựng rất lớn. Quá trình sản xuất vật liệu này không chỉ khai thác các nguồn tài nguyên của đất nước mà còn tiêu tốn 20-24% tổng năng lượng quốc gia và phát thải một khối lượng khí CO2 rất lớn.
Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 99
Với mục tiêu phát triển đô thị bền vững, những mô hình đô thị xanh, xây dựng xanh và công trình xanh sẽ là những mục tiêu cụ thể mà ngành xây dựng Việt Nam sẽ hướng đến trong những năm tới. Việc nghiên cứu, áp dụng những sản phẩm và vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên; các giải pháp quy hoạch- kiến trúc đô thị và áp dụng các thiết bị kỹ thuật công trình có hiệu suất cao nhằm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính; các giải pháp công nghệ thích hợp xử lý chất thải đô thị là những việc làm quan trọng.
Với tình trạng khói bụi tăng cao, rác thải bừa bãi, bệnh tật, thiên tai,…do ô nhiễm môi trường cũng ở mức đáng báo động.
Bài học và kinh nghiệm giải quyết môi trường từ một số nhà lãnh đạo tại Mỹ, phương Tây và châu Á đặc biệt là từ Hàn Quốc với “tăng trưởng xanh” quả thực đáng để chúng ta suy ngẫm. Một trong những hành động cần thiết ngay lúc này là hợp tác Việt Nam- Hàn Quốc về môi trường mà cụ thể là hợp tác với những nội dung của tăng trưởng xanh.
Đã đến lúc nước ta cần có những chính sách đồng bộ, cụ thể để đặt vấn đề bảo vệ môi trường vào đúng vị trí trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá.
Việt Nam cũng rất cần một đội ngũ cán bộ, kỹ thuật và quản lý làm công tác môi trường đủ tri thức, tâm huyết để tham mưu cho lãnh đạo cấp cao những quyết sách sử dụng năng lượng, bảo vệ môi trường hợp với lòng dân. Để có sự quan tâm, ủng hộ của công chúng hướng tới một kỷ nguyên Xanh luôn phụ thuộc rất lớn vào nhận thức và quyết sách của các nhà lãnh đạo ngay từ lúc này.
Song song với đó, việc thay đổi hành vi của công dân đối với môi trường, mỗi người tham gia đóng góp ý kiến, có những đề xuất bảo vệ môi trường quốc gia ngay từ lúc này chắc chắn sẽ góp phần tạo dựng một “Việt Nam Xanh” trong kỷ nguyên Xanh tương lai.
Chúng ta cần hành động đúng, không chậm trễ để thế hệ mai sau không phải gánh chịu hậu quả hơn nữa từ sự ô nhiễm môi trường, thay đổi khí hậu đang hiển hiện trên dải đất của mình.
Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 100
Quan hệ ngoại giao Việt Nam- Hàn Quốc được thiết lập vào ngày 22 tháng 12 năm 1992. Trong gần hai thập niên qua, quan hệ hai nước đã không ngừng được củng cố và phát triển trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục,…trong đó không thể không nhắc đến sự hợp tác về môi trường. Thực sự quan hệ hợp tác về môi trường đã đạt được nhiều thành quả quan trọng, góp phần không nhỏ tới sự phát triển của mỗi nước và sự phát triển trong quan hệ của hai nước chúng ta. Đặc biệt, tháng 10 năm 2009 Việt Nam và Hàn Quốc đã chuyển từ quan hệ hợp tác toàn diện sang quan hệ hợp tác chiến lược, cùng với những nguy cơ toàn cầu về năng lượng và sự biến đổi thời tiết hiện nay thì việc thúc đẩy hợp tác song phương về môi trường đặc biệt là quan hệ hợp tác song phương gắn với chương trình “tăng trưởng xanh” thực sự quan trọng cho sự phát triển bền vững của hai nước.
Quan hệ hợp tác về bảo vệ môi trường (BVMT) của hai nước đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể từ khi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam và Bộ trưởng Môi trường Hàn Quốc ký biên bản hợp tác môi trường năm 2004. Trong thời gian qua với nỗ lực của cả hai nước hợp tác về môi trường đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên hợp tác giữa hai nước về môi trường đã tốt nhưng chưa tương xứng với hợp tác về kinh tế, thương mại, văn hoá và các lĩnh vực khác. Thời gian tới hai bên phải nỗ lực hơn nữa đưa quan hệ hợp tác về môi trường giữa hai nước ngang tầm với hợp tác về kinh tế, thương mại và văn hoá.
Một vấn đề được hai quốc gia đặc biệt quan tâm là cơ chế nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam. Về vấn đề này các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam khẳng định sẽ luôn tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và sẽ trở thành những doanh nghiệp điển hình trong công tác môi trường.
3.4.1. Ứng phó với sự ảnh hƣởng của “biến đổi khí hậu”. a. Quản lý nƣớc thải và ô nhiễm không khí.
Dự án: Điều tra tính khả thi trong việc ứng dụng kỹ thuật xây dựng hệ thống xử lý nước thải quy mô nhỏ trên sông Tô Lịch của Hà Nội.
Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 101
Tập trung một phần hệ thống cống thải nước thải ra sông Tô Lịch và lắp đặt thí điểm thiết bị xử lý nước thải quy mô nhỏ nhằm cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch- sông chảy trong lòng thành phố Hà Nội.
Đánh giá khả năng ứng dụng kỹ thuật lắp đặt thiết bị xử lý nước thải quy mô nhỏ.
Mục đích dự án: Dự án điều tra tính khả thi trong việc ứng dụng kỹ thuật xây dựng hệ thống xử lý nước thải quy mô nhỏ trên sông Tô Lịch của Hà Nội nhằm chỉnh trang sông trong thành phố và tạo nên môi trường đô thị trong sạch.
Dự án hợp tác qua từng giai đoạn:
Giai đoạn 1 (2009): Khảo sát điều kiện lắp đặt thiết bị xử lý nước thải; Điều tra hiện trạng thải rác thải rắn, nước thải; Khảo sát khả năng lắp đặt thiết bị xử lý nước thải quy mô nhỏ và điều kiện vận hành.
Giai đoạn 2 (Nửa đầu năm 2010): Chọn khu vực thực hiện dự án trên sông Tô Lịch; Thượng lưu sông Tô Lịch (quận Cầu Giấy, Thanh Xuân). Giai đoạn 1 và 2: 0,1 triệu USD.
Giai đoạn 3 (2010- 2011): Lắp đặt thí điểm thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ: 12 triệu USD.
Dự án: Lập hệ thống quản lý ô nhiễm không khí trong cùng công nghiệp Đà Nẵng.
Bối cảnh: Nhận thức về việc thải chất ô nhiễm ra không khí trong vùng công nghiệp còn yếu, hệ thống quản lý ô nhiễm so với quy mô phát triển còn hạn chế.
Nội dung: Điều tra thực tế việc quản lý xác định lượng ô nhiễm không khí của vùng công nghiệp; Đưa ra thiết bị đo lưu lượng nhiên liệu, gas thải ra và máy đo theo từng khu. Cấu trúc hệ thống quản chế trong khu công nghiệp; Đào tạo nhân lực quản lý.
b. Phát triển các thành phố xanh và các toà nhà xanh.
Dự án: Nghiên cứu mở rộng không gian xanh Đà Nẵng.
Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 102
Nội dụng: Nghiên cứu việc lập không gian xanh để cải tiến duy trì tính sinh thái của không gian đô thị (hướng dẫn ứng dụng tỷ lệ diện tích sinh thái, điều tra chính sách xanh hoá); Nghiên cứu tính sinh thái của không gian vùng (tính năng tuần hoàn).
Dự án: Tầm nhìn quản lý môi trường và dự án hợp tác Hàn Quốc- Việt Nam tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Nhóm1: Lưu vực sông Sài Gòn- Đồng Nai: Chú trọng thiên nhiên và cảnh quan thành phố)
Nâng cao chất lượng cuộc sống để cải thiện sức khoẻ và điều kiện môi trường: Thành lập các dự án nhằm nâng cao chất lượng nước kênh; xây dựng gấp các hệ thống xử lý nước thải.
Thành phố tiêu thụ ít năng lượng và tái sử dụng tài nguyên: Thiết lập các dự án về phân loại rác thải; Thiết lập các kế hoạch hành động để quản lý sự tổn thất nước.
Đô thị thân thiện với môi trường: Di chuyển các khu công nghiệp gâp ô nhiễm theo các giai đoạn; Từng bước giảm bớt ô nhiễm không khí bằng cách nâng cấp hệ thống giao thông công cộng.
Giáo dục ý thức môi trường cho công dân: Thành lập Ban giáo dục Môi trường trực thuộc Bộ Giáo Dục- Đào Tạo; Ý thức tự nguyện bảo vệ môi trường; Thành lập Trung tâm thông tin và website để chia sẻ thông tin.
c. Phát triển các nguồn năng lƣợng ít cácbon.
Các dự án về các nguồn năng lượng ít cácbon (nhà máy điện năng lượng mặt trời, nhà máy điện chạy bằng lượng gió,…) và năng lượng tái sinh mà trọng tâm là năng lượng phế tải CDM.
Dự án: Nghiên cứu phương án cải tiến chế độ tái sử dụng ở Đà Nẵng
Bối cảnh: Kiểm tra được khả năng tái sử dụng 30% trong số rác thải của bãi rác Khanh Son và dự đoán việc lãng phí tài nguyên sau này.
Nội dung:
Điều tra thực tế việc quản lý, nhu cầu sản phẩm tái sử dụng, lượng có khả năng tài nguyên hoá.
Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 103
Phân tích minh hoạ (phân tích chế độ tái sử dụng của nước ngoài, Hàn Quốc), đưa ra phương án thu hồi và thải phân loại cho việc tăng tỷ lệ tái sử dụng. Đưa ra phương án xử lý đa dạng theo thời gian rác thải, đặc tính vùng (nguyên liệu hoá, phân hoá).
Đưa ra phương án cải tiến chế độ tái sử dụng.
d. Xử lý rác thải (sản xuất khí gas,..)
Dự án: Xây dựng/quản lý khu san lấp vệ sinh Quảng Nam.
Bối cảnh: Vùng Quảng Nam không có khu san lấp vệ sinh, vấn đề ô nhiễm xung quanh vùng san lấp không vệ sinh nặng, sự bất mãn của người dân xung quanh tăng cao.
Nội dung: Điều tra ý kiến người dân, điều tra tính hợp lý của việc xây dựng khu san lấp; Xác định vị trí và trình tự giấy phép; Lập dự án xây dựng (thiết kế, ký kết, thi công); Quản lý điều hành duy trì (bảo trì, kiểm tra).
Dự án: Xây dựng hệ thống gom xử lý rác thải phá Tam Giang- Huế.
Bối cảnh: Phí vận chuyển rác thải ra Huế cao; Tam Giang là vùng ảnh hưởng nhiều nhất đến ô nhiễm vùng biển.
Nội dung:
Thời gian (2 năm:Tháng 9/2009-9/2011) và tổng chi phí 10 tỷ 500 triệu Won. Xây dựng hệ thống gom rác thải theo vùng với các công việc cụ thể: điều tra tình hình, hoạt động thông báo cho vùng, lắp thùng gom phân loại, quyết định chu kỳ gom và hình thức gom vận chuyển, quyết định xử lý và cách nộp, quản lý.
Đặc biệt hiện tại Hàn Quốc và Việt Nam đang thực hiện dự án xây dựng các nhà máy phân loại, tái chể rác thải và nhà máy phân huỷ rác hữu cơ ở một số địa phương như Hải Phòng, Nam Định,…
e. Xây dựng các khu công nghiệp sinh thái.
Dự án: Lập kế hoạch cấu thành vùng công nghiệp sinh thái Dung Quất-