0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Xây dựng các khu công nghiệp sinh thái

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA TĂNG TRƯỞNG XANH TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ GIẢM THIỂU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA HÀN QUỐC, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 105 -105 )

Dự án: Lập kế hoạch cấu thành vùng công nghiệp sinh thái Dung Quất- Quảng Ngãi.

Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 104

Khu công nghiệp Dung Quất- Quảng Ngãi là khu công nghiệp có quy mô lớn thứ 3 tại Việt Nam, là vùng kinh tế bao gồm cả không gian đô thị trong khu công nghiệp và có kế hoạch mở rộng trên 20,000ha tới năm 2020.

Có hệ thống xử lý rác thải (2 khu san lấp, 3 khu xử lý nước thải) nhưng chất thải độc hại và rác tái sử dụng được chuyển về thành phố Hồ Chí Minh.

Cần kế hoạch hình thành vị trí cân nhắc về mặt tài nguyên môi trường.

Mục đích: Xây dựng lợi ích kinh tế, môi trường của vùng công nghiệp Dung Quất trở thành khu công nghiệp hoá dầu hiện đại nhất Việt Nam.

Nội dung:

Thời gian thực hiện (2 năm: 2009- cuối 2010) với tổng đầu tư 1tỷ Won (phí điều tra: 300triệu Won; thị sát và lựa chọn công ty cùng tham gia dự án: 200triệu Won; lập kế hoạch xây dựng: 500triệu Won).

Thiết lập cơ quan thi hành (Ban quản lý kinh tế Dung Quất- Quảng Ngãi), trung tâm nghiên cứu Hàn- Việt.

Các giai đoạn thực hiện:

Giai đoạn 1(Hình thành việc thúc đẩy dự án): Cấu thành việc thúc đẩy cơ quan thi hành (ban quản lý kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi- DONRE)

Giai đoạn 2 (Điều tra tình hình khu công nghiệp): Điều tra tình hình xử lý rác thải, phụ phẩm, nguyên liệu từ đó lựa chọn doanh nghiệp có khả năng trao đổi vật chất.

Giai đoạn 3 (Lựa chọn công ty cùng tham gia): Lựa chọn doanh nghiệp có khả năng trao đổi vật chất.

Giai đoạn 4 (Đào tạo chuyên môn, thị sát khu công nghiệp tại Hàn Quốc): Thị sát tiêu chuẩn kỹ thuật và tình hình quản lý môi trường của khu công nghiệp nặng Ulsan và khu công nghiệp Yeosu- khu hoá dầu hiện đại nhất Hàn Quốc từ đó đưa ra phương án hợp lý.

Giai đoạn 5 (Chẩn đoán công đoạn): Thông qua việc chẩn đoán công đoạn của doanh nghiệp cùng tham gia đưa ra phương án giảm bớt rác thải và phương án sử dụng phụ phẩm phát sinh trong công đoạn sản xuất.

Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 105

Giai đoạn 6 (Kế hoạch hình thành khu công nghiệp sinh thái): Hình thành khu công nghiệp sinh thái bao gồm: phương pháp lưu chuyển tài nguyên, không gian xanh, thiết bị cộng hưởng các doanh nghiệp, tái sử dụng nước,….

3.4.2. Phát triển dự án CDM Việt Nam.

Có khoảng 100 dự án CDM tại Việt Nam, trong đó 76% dự án thuộc lĩnh vực tiết kiệm năng lượng như năng lượng mặt trời, năng lượng Hydro, năng lượng khí gas và 18% các dự án nhằm xử lý chất thải rắn và nước thải.

3.4.3. Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. a. Dự án cải tạo đất vùng khai thác mỏ miền Bắc Việt Nam. a. Dự án cải tạo đất vùng khai thác mỏ miền Bắc Việt Nam.

Dự án: Khảo sát, nghiên cứu khôi phục môi trường khu mỏ khoáng sản tỉnh Quảng Ninh.

Nghiên cứu phương án phòng tránh ô nhiễm môi trường trên Vịnh Hạ Long vốn đang trở nên nghiêm trọng do hoạt động khai thác mỏ than quy mô lớn và nghiên cứu kỹ thuật phù hợp nhằm phục hồi môi trường khu vực khoáng sản.

Vừa thu hút du lịch tại Vịnh Hạ Long vừa xây dựng phương án, kỹ thuật xử lý phù hợp để giảm thiểu ô nhiễm do khai thác than.

Bồi dưỡng năng lực quản lý môi trường, tài nguyên thiên nhiên cho các cơ quan và cán bộ phụ trách quản lý môi trường khu vực khoáng sản.

b. Dự án bảo tồn tài nguyên nƣớc của Việt Nam.

Dự án: Nghiên cứu đưa ra giải pháp quản lý bờ biển Đà Nẵng.

Bối cảnh: Do dân cư cư trú tại Đà Nẵng ngày càng tăng lên mà nước thải tại khu công nghiệp và đường nước sinh hoạt thải ra nhiều khiến cho nguồn nước trở nên quá nhiều dinh dưỡng.

Nội dung:

Điều tra tình hình vùng bờ biển (thực tế xử lý nước thải, lượng phát sinh từng nguyên nhân ô nhiễm biển và trên cạn ảnh hưởng tới bờ biển, tính toán môi trường).

Làm mẫu sinh thái biển.

Xác định chất lượng nước mục tiêu cho phép dữ kiện quản lý vùng, dung lượng môi trường của Đà Nẵng.

Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 106

Đưa ra hệ thống giám sát/quản lý ô nhiễm.

Dự án: Tầm nhìn quản lý môi trường và dự án hợp tác Hàn Quốc- Việt Nam tại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (nhóm 3: Khu vực bờ biển: Bảo tồn bền vững hệ sinh thái đại dương).

Bảo vệ môi trường bến cảng: Thiết lập các kế hoạch quản lý tổng thể và toàn diện; Thiết lập các kế hoạch nâng cấp cho các cảng biển; Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý rác thải đại dương.

Bảo vệ môi trường bờ biển và đại dương: Thiết lập kế hoạch bảo vệ môi trường biển; Thiết lập các kế hoạch hạn chế ô nhiễm bởi dòng chảy từ đất liền.

Thiết lập các kế hoạch quản lý và hạn chế tai nạn trên biển: Thiết lập các kế hoạch quản lý, điều khiển nhằm hạn chế tai nạn đối với các tàu chở dầu.

Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 107

Tiểu kết:

Giống như Hàn Quốc, Việt Nam cũng là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu và xu hướng xanh hoá nền kinh tế thế giới. Đặc biệt cùng nằm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương với những cảnh báo của Liên hợp quốc và các tổ chức trên thế giới về nền kinh tế phát triển nhanh nhưng không bền vững nếu không đi theo con đường của tăng trưởng xanh. Trong lộ trình tăng trưởng xanh, Hàn Quốc là một trong số những quốc gia đi đầu với một chương trình quy mô lớn. Quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc được thúc đẩy mạnh mẽ trong những năm gần đây trong đó có hợp tác về môi trường. Cả hai bên đều nhất trí rằng hợp tác về môi trường mà cụ thể là hợp tác về môi trường trên cơ sở nội dung của tăng trưởng xanh chính là điểm mấu chốt trong hợp tác song phương nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của cả hai nước. Một loạt các dự án tại Việt Nam với sự hợp tác của Hàn Quốc về xử lý rác thải, bảo tồn đa dạng sinh học, xây dựng mô hình thành phố xanh, hợp tác về chính sách, công nghệ môi trường,…được kỳ vọng là sẽ đem lại hiệu quả lớn, là thay đổi bộ mặt kinh tế và môi trường của Việt Nam cũng như thúc đẩy quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc ngày càng sâu sắc.

Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 108

KẾT LUẬN

Tăng trưởng kinh tế đang là nhu cầu cấp bách của các quốc gia đang phát triển nhằm xoá đói giảm nghèo cũng như thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia trên thế giới, song bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn cũng ngày càng trở nên quan trọng.

Hàn Quốc là nước đã từng làm chấn động thế giới với sự phát triển kinh tế thần kỳ, tạo hình ảnh quốc gia và văn hoá đất nước rầm rộ với Dynamic Korea và làn sóng Hanyu. Thực chất để đạt được phát triển thần kỳ về kinh tế trong thế kỷ trước Hàn Quốc đã phải đánh đổi khá nhiều về tác động của môi trường. Vấn đề môi trường thực sự được quốc gia này quan tâm trong những năm gần đây khi mà kinh tế đất nước cần phát triển đi vào chiều sâu và bền vững. Sẽ là không chính xác nếu nói rằng Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên thực hiện các nội dung của tăng trưởng xanh bởi thực chất nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành những nội dung ấy từ lâu. Nhưng xét một cách toàn diện chỉ đến Hàn Quốc, tăng trưởng xanh mới thực sự trở thành một chương trình lớn và đầy đủ.

Có rất nhiều định nghĩa về tăng trưởng xanh nhưng có thể coi định nghĩa sau đây là khá chính xác và đầy đủ nhất. Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng kinh tế không làm tổn hại đến môi trường, đồng thời những lợi ích của môi trường được

bảo vệ sẽ tạo động lực phát triển mới. Như vậy có thể thấy rằng tăng trưởng xanh

chính là hướng đi thích hợp nhất trong thế kỷ XXI- thế kỷ mà thế giới phải đối mặt với những thảm hoạ môi trường, thiếu hụt tài nguyên, nạn thất nghiệp trầm trọng, thế kỷ con đường phát triển của quốc gia không thể đứng ngoài những mục tiêu xanh, thế kỷ mà sự hợp tác cùng nhau trong lộ trình của phát triển bền vững là điều cần thiết.

Chương trình xanh của Hàn Quốc cho thấy một tầm nhìn bao quát chiến lược của nhà lãnh đạo. Chương trình này chính thức được tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak công bố nhân lễ kỷ niệm 60 năm thành lập nước vào ngày 15 tháng 8 năm 2008 với tên gọi “Tăng trưởng xanh ít cácbon”.

Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 109

Như đã nói ở trên tăng trưởng xanh là chương trình lớn và toàn diện nhất từ trước đến nay tại Hàn Quốc. Chương trình gồm rất nhiều các chiến lược, các chương trình lớn. Đó là chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cùng với phương án thực hiện chính là các kế hoạch trong thời gian ngắn hạn; kế hoạch năng lượng quốc gia; kế hoạch nghiên cứu và triển khai toàn diện về công nghệ xanh. Trong đó chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh được coi là trọng tâm, là kim chỉ nam cho các kế hoạch khác. Chiến lược quốc gia phân tích đầy đủ và sâu sắc các nguy cơ về biến đổi khí hậu, về thiếu hụt tài nguyên, về những thách thức của toàn thế giới và những thách thức riêng mà Hàn Quốc cần phải đối mặt từ đó nêu ra các nội dung chính bao gồm:

1. Tự túc năng lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu. 2. Sáng tạo động lực tăng trưởng mới.

3. Cải thiện chất lượng cuộc sống và xây dựng hình ảnh Hàn Quốc xanh trong tương lai.

Với ba nội dung chính bao gồm mười nội dung nhỏ, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc đã vạch ra con đường đi cho đất nước này với tầm nhìn khá xa cho đến năm 2050.

Kế hoạch ngắn hạn về tăng trưởng xanh chính là phương án thực hiện của chiến lược quốc gia với những hành động và mục tiêu ngắn hạn trong giai đoạn trước mắt. Việc đề ra kế hoạch ngắn hạn cho thấy tính thức thời, nhạy bén của chính phủ Hàn Quốc. Kế hoạch ngắn hạn với bốn nội dung chính và mười phương án thực hiện cho thấy sự thích ứng một cách tối đa của Hàn Quốc trước những biến động trong nước và quốc tế. Kế hoạch có khả năng đi sâu vào từng ngành, từng doanh nghiệp, từng người dân.

Kế hoạch năng lượng quốc gia được coi là kế hoạch chủ đạo, tạo nền tảng đầu tiên cho chương trình tăng trưởng xanh và được coi là phương án tốt nhất về năng lượng từ trước tới nay. Kế hoạch năng lượng quốc gia đề cập một cách toàn diện các vấn đề liên quan đến năng lượng trong đó đáng lưu ý nhất là bốn nguồn năng

Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 110

lượng chủ yếu: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều và năng lượng hạt nhân.

Để thực hiện các chiến lược và kế hoạch nêu trên trong chương trình tăng trưởng xanh của mình Hàn Quốc còn thiết lập một Uỷ ban điều hành Luật về tăng trưởng xanh nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc và đưa nội dung của Tăng trưởng xanh đến từng người dân.

Liên kết quốc tế trong cuộc chiến biến đổi khí hậu và thực hiện các mục tiêu kế hoạch của chương trình cũng là một việc làm không thể thiếu nhằm tạo dựng hình ảnh Hàn Quốc xanh trong mắt bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên trong bối cảnh mà sự cạnh tranh của thế giới trong thị trường các dự án thân thiện với môi trường đang trở nên quyết liệt, Hàn Quốc cần phải tích cực hơn nữa. Hàn Quốc đã xác định được con đường sẽ đi và đang trong quá trình xây dựng nền tảng với những bước chuẩn bị hạ tầng cho con đường ấy. Chưa thể đưa ra một đánh giá chính xác về tương lai của tăng trưởng xanh tại Hàn Quốc, nhưng với những hướng đi, những phương pháp, những chiến lược có sự chuẩn bị chu đáo về cơ sở hạ tầng, luật pháp, con người, bộ máy quản lý và đặc biệt có sự giám sát của Nhà nước thì chắc chắn đây sẽ là một hướng đi tốt mà bất cứ quốc gia nào đi theo tăng trưởng xanh cũng có thể học hỏi.

Hàn Quốc và Việt Nam vốn được coi là hai quốc gia có nhiều nét tương đồng về văn hoá, địa lý, lịch sử. Kinh nghiệm phát triển kinh tế của Hàn Quốc cũng là bài học cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên bài học về ô nhiễm môi trường do tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cũng quan trọng không kém. Hướng đi của tăng trưởng xanh có thể giúp Việt Nam giải quyết được đồng thời cả hai nhiệm vụ- tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường đồng thời rút ngắn được thời gian và khoảng cách với các nước phát triển. Để làm được điều đó việc hợp tác với nước ngoài mà cụ thể là hợp tác với Hàn Quốc là cần thiết.

Với nền tảng hợp tác về môi trường trong suốt thời gian qua, với những thành công bước đầu của các dự án về môi trường từ trước và đặc biệt là với việc quan hệ song phương hai nước chuyển từ “quan hệ hợp tác toàn diện” sang “quan hệ hợp tác

Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 111

chiến lược” một loạt các dự án hợp tác về tăng trưởng xanh giữa Việt Nam và Hàn Quốc được thiết lập trong đó có một số dự án đang thực hiện ở giai đoạn đầu. Đó là các dự án về xử lý rác thải, bảo tồn đa dạng sinh học, xây dựng mô hình thành phố xanh, hợp tác về chính sách, công nghệ môi trường,…Những dự án này được kỳ vọng là sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế và môi trường Việt Nam đồng thời thúc đẩy quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc ngày càng sâu sắc.

Môi trường sống, tài nguyên thiên nhiên được hình thành trong một thời gian dài nên để có thể phục hồi môi trường và tài nguyên đã bị tàn phá chúng ta cũng không thể chỉ mất một thời gian ngắn. Vì vậy để hoàn thành được các mục tiêu của phát triển bền vững, của tăng trưởng xanh Hàn Quốc và Việt Nam không thể nóng vội. Sự cần thiết phải đưa ra một chương trình dài hạn với các phương án ngắn hạn thích hợp trong từng thời điểm, có sự giám sát của Nhà nước bằng việc thiết lập một Uỷ ban điều hành và một bộ Luật về tăng trưởng xanh là một hướng đi đúng đắn của Chính phủ Hàn Quốc.

Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra dự thảo “Quy hoạch “tăng trưởng xanh” của Việt Nam”. Đây là một bước tiến mới góp phần thúc đẩy sự phát triển trong quan hệ hợp tác quốc tế và nỗ lực phát triển chương trình tăng trưởng xanh của Việt Nam trong tương lai.

Trần Thị Bình Minh- K10 Châu Á học 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Huy Bá (2004), Môi trường, NXB Đại học Quốc gia TPHCM, TP Hồ Chí Minh. 2. Phạm Ngọc Hồ (2004), Đánh giá tác động môi trường, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Trần Thanh Lâm (2006), Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, NXB Lô Động, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Thìn (2007), Môi trường ô nhiễm và hậu quả, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

Tài liệu tiếng Anh

5. Brenke S (2010), Cities and climate, an international challenge and

development perspective, Science in Society 45.

6. Ho MW, Cherry B, Burcher S and Saunders PT (2009), Green Energies, 100%

Renewables by 2050, ISIS/TWN, London/Penang.

7. Korean Environmental Management Corp. KEMC (2008), Report: “Air Quality

Monitoring Management System in the Northen Area of Vietnam”, Hanoi.

8. McKinsey & Company (2009), Pathways to a Low Carbon Economy.

9. Ministry of Environment Republic of Korea KEIA (2009), Report: “Korea’s

Strategy for Green Growth”, Seoul.

10. Trade and Environment Review (2009), Promoting poles of clean growth to

foster the transition to a more sustainable economy, Geneva.

11. OECD (2010), Eco- Innovation on Industry: Enabling Green Growth.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA TĂNG TRƯỞNG XANH TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ GIẢM THIỂU BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA HÀN QUỐC, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TẠI VIỆT NAM (Trang 105 -105 )

×