LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DỊCH HỌC Ở VIỆT NAM TRƯỚC THẾ KỈ XX:

Một phần của tài liệu Chu Dịch cứu nguyên - phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ (Trang 37)

I. VĂN BẢN CHU DỊCH CỨU NGUYÊN:

2. TÁC GIẢ LÊ VĂN NGỮ (1860 – 1934):

1.2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN DỊCH HỌC Ở VIỆT NAM TRƯỚC THẾ KỈ XX:

TRƯỚC THẾ KỈ XX:

Thông thường, muốn tìm hiểu những vấn đề của xã hội trong quá khứ, người ta thường tìm đến các bộ sửđể mượn các sự kiện làm dẫn chứng. Đối với học phái trọng tập cổ, chuộng trứ thư, chủ trương khuyến miễn bằng cách viết sử và dùng sửđể thể hiện tư tưởng như Nho gia thì các bộ sử càng trở nên gắn bó với người nghiên cứu. Cũng vì lí do đó nên khi tìm hiểu Dịch học ở Việt Nam, câu hỏi được đặt ra với chúng tôi là Chu Dch đã được sử dụng như thế

nào trong các bộ sử và sử đã ghi lại những sự kiện nào liên quan đến Dch? Muốn trả lời được câu hỏi này, có nhiều cách khác nhau nhưng con đường của chúng tôi là tiến hành thống kê những trường hợp nhắc đến kinh Dịch trong các bộ sử quan trọng mà chúng ta hiện còn. Chúng tôi đã thống kê những trường hợp nhắc đến tên sách Dchkinh Dch, Chu Dch, hay Dch; những trường hợp dẫn giải nội dung của Dch kinhDch truyn; những trường hợp viện dẫn các hào, các quẻ của Dch; và những trường hợp nhắc đến từkinh hoặc ngũ

kinh vì rõ ràng là nói đến ngũ kinh chắc chắn sẽ bao gồm kinh Dịch. (Vì thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ có thể thực hiện công việc tìm kiếm trên các bản dịch). Các bộ sử mà chúng tôi đã tiến hành xử lý là:

1.An Nam chí lược (安南志略) của Lê Tắc/Trắc, bản dịch của Viện Đại học Huế - ủy ban Phiên dịch sử liệu Việt Nam, NXB. Viện đại học Huế, 1961.

2.Đại Vit s lược (大越史略) của tác giả khuyết danh (1377 – 1388), Nguyễn Gia Tường dịch năm 1972, NXB Thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 1993.

3.Lam Sơn thc lc (藍山實錄) của Lam Sơn Động Chủ, Bảo Thần dịch năm 1944, nhà sách Tân Việt 1956.

4.Đại Vit s kí toàn thư (大越史記全書) của Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên và các nhà Nho khác, viện Khoa học xã hội Việt Nam dịch năm 1992, NXB. Khoa học xã hội, H.1993.

5.Lê triu thông sử(黎朝通史)(hay Đại Vit thông sử) của Lê Quý Đôn do NXB. Khoa học xã hội dịch và xuất bản năm 1978.

6.Khâm định Vit s thông giám cương mc (欽定越史通鑑綱目) của Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Sử học dịch, NXB. Giáo dục, H.1998.

7.Quc triu chính biên toát yếu (國朝正編撮要) của Tổng tài Quốc sử

quán triều Nguyễn Cao Xuân Dục soạn năm 1908, Quốc sử quán triều Nguyễn dịch năm 1925, xuất bản bởi Nhóm nghiên cứu sửđịa Việt Nam, 1972.

8.Vit s tiêu án (越史標案) của Ngô Thời Sĩ, hội Việt Nam nghiên cứu liên lạc văn hóa Á châu dịch năm 1960, NXB. Văn sử, 1990.

9.Vit Nam s lược (越南史略) của Trần Trọng Kim, Trung tâm học liệu – bộ Giáo dục (chính quyền Sài Gòn cũ).

Sau khi tìm kiếm và thống kê, chúng tôi nhận thấy các bộ sử trên không chỉ nhắc đến người Việt dùng Dch mà còn nhắc đến người Hán dùng Dch. Vì thế chúng tôi tạm sắp xếp các dẫn chứng tìm được theo 02 loại lớn là:

* A (những trường hợp người Việt dùng Chu Dch) * B (những trường hợp người Hán dùng Chu Dch).

Trong loại lớn A, chúng tôi lại phân chia thành 02 loại nhỏ hơn là:

+ A1 (những trường hợp nhắc đến sự kiện liên quan đến việc sử dụng

Dch)

+ A2 (những trường hợp người Việt trực tiếp dẫn Dchđể bàn luận, bày tỏ quan điểm)

Kết quả tìm kiếm cụ thể như sau: 1.Trong sách An Nam chí lược:

1 Quyển đệ ngũ (tr.48 của bản dịch) B 2 Quyển đệ ngũ (tr.52 của bản dịch) B 3 Quyển đệ thất (tr.66 của bản dịch) B 4 Quyển đệ thập (tr.89 của bản dịch) B 5 Quyển đệ thập nhất (tr.150 của bản dịch) A1 6 Quyển đệ thập thất (tr.140 bản dịch) B

Bng kê 1: Tình hình Chu Dch xut hin trong sách An Nam chí lược.

2.Trong sách Đại Vit s lược:

STT V trí xut hin Phân loi

1 Quyển 1 (tr.23 của bản dịch) B 2 Quyển 3 (tr.80 của bản dịch) A1

Bng kê 2: Tình hình Chu Dch xut hin trong sách Đại Vit s lược.

3.Trong sách Lam Sơn thc lc: Không tìm được dẫn chứng nào. 4.Trong sách Đại Vit s kí toàn thư: STT V trí xut hin Phân loi 1 Ngoại kỉ, q.1 (tr.4 bản dịch) A2 2 Ngoại kỉ, q.2 (tr.14 bản dịch) A2 3 Ngoại kỉ, q.5 (tr.51 bản dịch) A2 4 Bản kỉ, q.1 (tr.66 bản dịch) A2 5 Bản kỉ, q.3 (tr.124 bản dịch) A2 6 Bản kỉ, q.3 (tr.128 bản dịch) A2

7 Bản kỉ, q.5 (tr.183 bản dịch) A2 8 Bản kỉ, q.5 (tr.193 bản dịch) A2 9 Bản kỉ, q.6 (tr.214 bản dịch) A1 10 Bản kỉ, q.6 (tr.237 bản dịch) A2 11 Bản kỉ, q.8 (tr.272 bản dịch) A2 12 Bản kỉ, q.8 (tr.278 bản dịch) A2 13 Bản kỉ, q.8 (tr.285 bản dịch, tờ 21b bản chữ Hán) A2 14 Bản kỉ, q.8 (tr.285 bản dịch, tờ 22a bản chữ Hán) A2 15 Bản kỉ, q.8 (tr.290 bản dịch) B 16 Bản kỉ, q.8 (tr.292 bản dịch) A2 17 Bản kỉ, q.10 (tr.359 bản dịch) A2 18 Bản kỉ, q.11 (tr.419 bản dịch) A2 19 Bản kỉ, q.12 (tr.449 bản dịch) A1 20 Bản kỉ, q.12 (tr.465 bản dịch) A2 21 Bản kỉ, q.13 (tr.487 bản dịch) A2 22 Bản kỉ, q.14 (tr.524 bản dịch) A2 23 Bản kỉ, q.14 (tr.525 bản dịch) A2 24 Bản kỉ, q.14 (tr.528 bản dịch) A2 25 Bản kỉ, q.15 (tr.575 bản dịch) A2 26 Bản kỉ, q.17 (tr.625 bản dịch) A2 27 Bản kỉ,q.18 (tr.665 bản dịch) A2 28 Bản kỉ, q.19 (tr.690 bản dịch) A2

Bng kê 3: Tình hình Chu Dch xut hin trong sách Đại Vit s toàn thư 5. Trong sách Đại Vit thông sử: STT V trí xut hin Phân loi 1 Liệt truyện – Nghịch thần truyện (tr.77 bản dịch) A2 2 Liệt truyện – Nghịch thần truyện (tr.78 bản dịch) A2

Bng kê 4: Tình hình Chu Dch xut hin trong sách Đại Vit thông s.

6.Trong sách Khâm định Vit s thông giám cương mc:

STT V trí xut hin Phân loi 1 Chính biên, q.1 (tr.101 bản dịch) A1 2 Chính biên, q.2 (tr.103 bản dịch) A1 3 Chính biên, q.2 (tr.105 bản dịch) A1 4 Chính biên, q.6 (tr.206 bản dịch) A1 5 Chính biên, q.6 (tr.211 bản dịch) A2 6 Chính biên, q.8 (tr.241 bản dịch) A1 7 Chính biên, q.8 (tr.250 bản dịch) A1 8 Chính biên, q.8 (tr.255 bản dịch) A1 9 Chính biên, q.11 (tr.313 bản dịch) A2 10 Chính biên, q.11 (tr.322 bản dịch) A2 11 Chính biên, q.11 (tr.325 bản dịch) A2 12 Chính biên, q.13 (tr.353 bản dịch) A1

13 Chính biên, q.18 (tr.455 bản dịch) A2 14 Chính biên, q.20 (tr.493 bản dịch) A1 15 Chính biên, q.24 (tr.570 bản dịch) A2 16 Chính biên, q.24 (tr.572 bản dịch) A2 17 Chính biên, q.24 (tr.574 bản dịch) A2 18 Chính biên, q.37 (tr.815 bản dịch) A1 19 Chính biên, q.37 (tr.820 bản dịch) A1

Bng kê 5: Tình hình Chu Dch xut hin trong sách Khâm Định Vit s thông giám cương mc..

7.Trong Quc triu chính biên toát yếu: Không tìm thấy trường hợp nào. 8.Trong Vit s tiêu án:

STT V trí xut hin Phân loi

1 Tr.22 bản dịch A2

2 Tr.58 bản dịch A2

Bng kê 6: Tình hình Chu Dch xut hin trong sách Vit s tiêu án.

9.Trong Vit Nam s lược:

STT V trí xut hin Phân loi

1 Chương 6, tr. 30 B

Bng kê 7: Tình hình Chu Dch xut hin trong sách Vit Nam s

lược.

Từ những thông tin và số liệu trên, chúng ta có các con số tổng kết như

S T T Tên sách ST.H loi A1 ST.H loi A2 ST.H loi B Tng sT.H 1 An Nam chí lược 1 0 5 6 2 Đại Vit s lược 1 0 1 2 3 Lam Sơn thc lc 0 0 0 0 4 Đại Vit s kí toàn thư 2 25 1 28 5 Đại Vit thông sử 0 2 0 2 6 Khâm định Vit s thông giám cương mc 11 8 0 19 7 Quc triu chính biên toát yếu 0 0 0 0 8 Vit s tiêu án 0 2 0 2 9 Vit Nam s lược 0 0 1 1

Tng s15 37 8 60

Bng kê 8. Bng tng hp tình hình Chu Dch xut hin trong chín b s.

Như vậy, trong 3 loại trường hợp xuất hiện của Chu Dch ở chín bộ sử, loại A2 chiếm số lượng nhiều nhất, loại B chiếm số lượng ít nhất. Kết quả này nói lên điều gì?

Điều đầu tiên, khá hiển nhiên, là các sách sử của người Việt viết về con người, sự kiện của nước Việt nhiều hơn Trung Hoa. Tương quan chênh lệch giữa loại trường hợp B và loại trường hợp A như vậy là rất phù hợp với chân lý:

đối tượng chủ yếu của sử sách Việt là người Việt và nước Việt.

Khi xét đến vấn đề Chu Dch theo người Trung Hoa vào Việt Nam, chúng tôi thấy ghi chép sớm nhất trong số chín cuốn sử kể trên là An Nam chí lược quyển 7, mục Các quan Th s, Thái thú các qun Giao Châu, Cu Chân và Nht Nam, ph biên các quan Th s, Thái thú đời Tam Quc, phần viết về Nhậm Diên: T là Trường Tn, mi 12 tui đã thông hiu kinh Thi, kinh Dch, kinh Xuân Thu, ni tiếng trong trường Thái Hc, người ta gi là Nhm Thánh Đồng, nghĩa là ông thánh con nít h Nhm. Đầu niên hiu Kiến Võ (năm 25 sau Công nguyên) làm Thái thú qun Cu Chân… Như vậy là đã có một ông quan của nhà Hán hiểu biết sâu rộng về Nho học đến Nam Việt ngay từ

những năm đầu Công nguyên. Còn những ông quan khác thì sao? Thái thú

đương nhiên là những người có học, là trí thức; mà trí thức nhà Hán thì có thể

không học Nho đạo chăng khi mà ngay từ những năm đầu tiên triều đình nhà Hán đã chủ trương bãi trut bách gia, độc tôn Nho thut? Việc Nhậm Diên làm Thái Thú Cửu Chân khoảng năm 25 sau Công nguyên cũng đồng nghĩa với việc kiến thức về Nho học nói chung và Dịch học nói riêng đã theo những con người này vào đất Việt từ buổi đó. Vì thế, có lẽ Nhậm Diên chỉ là trường hợp tiêu biểu chứ không phải là trường hợp duy nhất; tiêu biểu bởi theo người viết

An Nam chí lược thì ông thông thạo các kinh điển Nho gia ngay từ khi còn nhỏ

(12 tuổi). Về diện mạo Nho học ở Cửu Chân lúc này, chúng tôi đồng ý với quan điểm cho rằng: vì Nho học mới xuất hiện cùng với các quan cai trị nhà Hán nên nó vừa bị người bản địa tẩy chay, vừa chưa đủ thời gian để phát triển

rộng rãi trong xã hội. Lúc này, Chu Dch cũng mới chỉ là đối tượng được nhắc

đến trong một vài câu chuyện của mấy người làm quan nhà Hán xuất hiện ở

Việt Nam thời đó.

Sau Nhậm Diên khoảng một thế kỉ, Sĩ Nhiếp cũng là người Hán tích cực truyền bá Nho giáo ở Cửu Chân. Sĩ Nhiếp làm Thái thú Giao Chỉ từ năm 187

đến năm 226, trước đó (khi còn trẻ) đã được cha cho du học ở kinh sư, theo học Lưu Tử Kỳ người Dĩnh Xuyên, chuyên trị sách T Th Xuân Thu (左氏春秋). Sĩ Nhiếp đỗ Hiếu liêm, được bổ làm Thượng thư lang nhưng vì việc công nên bị miễn chức, rồi về chịu tang cha. Sau đó đỗ Mậu tài, được bổ làm Huyện lệnh Vu Dương, rồi lại đổi làm Thái thú ở quận Giao Chỉ, được phong tước Long

ĐộĐình Hầu, đóng đô ở Luy Lâu1. Vì không ngừng cố gắng xây dựng nền Nho học ở đất Việt nên Sĩ Nhiếp đã được gọi là “Nam giao học tổ”.

Ngoài những trí thức nhà Hán sang cai trịđất Việt còn có những người di cư sang để lánh nạn hoặc di cư theo chủ trương “Hán hóa” dân tộc Việt của nhà Hán. Và trong số hành trang họđem theo hẳn không thể thiếu sách vở của Nho giáo. Cũng trong An Nam chí lược, quyển 10, mục Nhng người tôi đời trước sang kí ngụ có viết về Trình Bỉnh như sau: (Trình Bỉnh) tĐức Xu, người qun Nh Nam, có được hc vi Trnh Huyn, tránh lon qua Giao Ch, thường cùng Lưu Hy bàn đại nghĩa, hc rng, thông hiu ngũ kinh, Sĩ Nhiếp khiến làm chc Trưởng S. Sau Tôn Quyn mi v làm chc Thái t Thái phó.

Đến đây, chúng tôi tạm dựng lại quang cảnh Nho học đầu Công nguyên như sau: vì mới được truyền vào theo bước chân của người Hán, Nho học chưa thể phát triển rộng rãi trong cộng đồng người Việt, những nội dung kinh điển như Dch mới chỉ được một số người Hán ở Việt Nam lúc đó học tập và bàn luận mà thôi.

Như vậy, trong số 8 trường hợp nhắc đến Chu Dch thuộc loại B kể trên có tới 3 trường hợp cho ta thấy Dch hc đã theo người Hán vào nước ta từđầu

Công nguyên. 5 trường hợp còn lại xuất hiện trong lời giới thiệu, đánh giá của người Việt về các nhà Nho Trung Quốc.

Trên đây đã xét đến vai trò của người Hán trong việc đưa Nho học nói chung và Dch học nói riêng vào Việt Nam. Về phía người Việt, họ đã tiếp nhận và sử dụng Chu Dch như thế nào? Những dẫn chứng thuộc loại A trong bảng thống kê và phân loại trên sẽ cho ta câu trả lời, cụ thể là những dẫn chứng thuộc tiểu loại A1 cho thấy lịch sử phát triển Chu Dch ở Việt Nam còn tiểu loại A2 nói lên tình hình người Việt vận dụng Chu Dch. Về tiểu loại A1, trong số các dẫn chứng thống kê trên có hai dẫn chứng thuộc hai sách là An Nam chí lượcKhâm định Vit s thông giám cương mc cùng nhắc đến một sự kiện: năm 1007 Lê Long Đĩnh sai em trai mình và Hoàng Thành Nhã sang triều cống nhà Tống rồi dâng biểu xin Cu kinh và một tạng kinh Phật, nhà Tống đồng ý.

An Nam chí lược (Quyển đệ thập nhất, mục Long Đĩnh, tr.100 của bản dịch) viết: Tháng 7 năm th tư (1007 – nd) quyn An Nam Tnh Hi Quân Tiết Độ

Quan Sát x Trí Lưu hu Lê Long Đĩnh khiến em là Lê Minh Vĩnh cùng Chưởng thư kí Hoàng Thành Nhã vào cng, Long Đĩnh dâng biu xin sách Cu kinh và mt tng kinh Pht. Còn sách Khâm định Vit s thông giám cương mc (Chính biên, quyển 1, tr.101 của bản dịch) thì viết: Mùa xuân Đinh mùi, năm th 14 (1007 – nd) nhà vua sai em là Minh Sưởng và Chưởng thư kí là Hoàng Thành Nhã đem con tê trng sang biếu nhà Tng, dâng biu xin Cu kinh và kinh sách Đại tng. Nhà Tng ưng thun cho cả. Chúng ta biết rằng, khái niệm Cu kinh bắt đầu có từ thời Đường, thời này lấy Thi, Thư, Dch, Tam lễ (Nghi l, LChu lễ) và Xuân thu tam truyn (T truyn, Công Dương truyn, Cc Lương truyn) làm Cu kinh, dùng trong khảo thí minh kinh. Từ

thời Tống thì Cu kinh gồm Dch, Thư, Thi, Tam l, Xuân thu, Lun ng, Mnh Tử. Về sau, Cu kinh lại là 9 kinh bất kì trong số 13 kinh (thập tam kinh – gồm

Mnh Tử). Như vậy thời điểm năm 1007 mà dùng khái niệm Cu kinh thì dù theo cách gọi của thời Đường hay thời Tống cũng không thể thiếu Chu Dch.

Sự kiện trên là ghi chép sớm nhất (trong chín bộ sách đang xét) về sự

chủđộng tiếp nhận Nho học của người Việt. Trong đó người chủđộng xin Nho

điển lại là một ông vua, điều này chứng tỏ rằng ở phương diện quản lý nhà nước những người đứng đầu nước Việt thời đó đã ý thức được tầm quan trọng của Nho điển, họ đã thực sự muốn đọc, tham khảo và học tập theo quan điểm của Nho gia để lãnh đạo đất nước. Mà một khi một ông vua thấy những sách đó quan trọng thì việc phổ biến những sách đó trong lãnh địa của mình sẽ không phải là một việc quá khó khăn.

Tiếp nối sự kiện này, các sự kiện thuộc loại A2 được tìm thấy lần lượt như sau:

*Năm K Hi (Trinh Phù 4 – 1179 – nd): Đầu mùa đông vua ngựở đin Sùng Dương coi khoa thi Tam giáo. Các con em thi viết bài thơ xưa và làm các môn: thơ, phú, kinh nghĩa và bói toán. (Đại Vit s lược, quyển 3, tr.80 bản dịch).

Sự kiện này chứng tỏ khi đó Nho học đã được triều đình coi trọng ngang hàng với Phật giáo và Đạo giáo, hơn nữa nội dung của ba tôn giáo này còn trở

thành những kiến thức tiêu chuẩn, buộc những con em quý tộc đi học phải thông thạo.

*Tháng 9 (năm 1253 – nd) vua h chiếu cho hc trò trong nước vào vin Quc Tử để ging lun nghĩa lý Ngũ kinh và T thư. (Khâm định Vit s thông giám cương mc, Chính biên, quyển 6, tr.206 bản dịch).

Sự kiện này chứng tỏ rằng đến thời Trần, thế kỉ thứ XIII, Nho học đã

được giảng dạy cho dân chúng trong cả nước. Như vậy Nho học đã trở thành hệ

tư tưởng tồn tại rộng rãi trong toàn xã hội người Việt.

*Năm 1292: Trn Kiến là môn khách ca Hưng Đạo Vương, nên Hưng

bói Dch (bói được qu D, biến ra qu Chn) hai ln đều đúng... vua khen có tài và đặc cách b dng. (Khâm định Vit s thông giám cương mc, Chính biên, quyển 8, tr.241 bản dịch).

Lúc này vua Trần đã thường bói Dch và cần những người biết bói Dch

cho tham gia hàng ngũ bề tôi của mình, nói rộng ra là trong dân chúng nước

Đại Việt, người ta đã vận dụng Chu Dch khá thuần thục. Đặc biệt, mức độ

nhuần nhuyễn và thành thạo Chu Dch của người Việt không chỉ dừng lại ở

Một phần của tài liệu Chu Dịch cứu nguyên - phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)