TỔNG QUAN VỀ CHU DỊCH:

Một phần của tài liệu Chu Dịch cứu nguyên - phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ (Trang 33)

I. VĂN BẢN CHU DỊCH CỨU NGUYÊN:

1.1TỔNG QUAN VỀ CHU DỊCH:

2. TÁC GIẢ LÊ VĂN NGỮ (1860 – 1934):

1.1TỔNG QUAN VỀ CHU DỊCH:

Chu Dch là bộ sách quan trọng của Nho gia, đã xuất hiện từ lâu nhưng

đến đầu đời Hán được xếp cùng hàng với Thi (詩), Thư(書), Lễ(禮), Xuân Thu

(春秋) và gọi gộp là Ngũ kinh1. Kinh là phần sách ghi lời lẽ lập luận quan trọng nhất của một tôn giáo và Ngũ kinh tức là năm bộ sách cơ bản nhất của Nho giáo, cùng với T thư thì Ngũ kinh là những sách thể hiện trọn vẹn quan điểm về

nhân sinh, vũ trụ, lí tưởng của đạo Nho. Ở đó người đọc có thể thấy được nội dung của khái niệm “đạo”, mục đích tu đạo, cách thức đểđạt đạo. Trong số ngũ

kinh, Dch kinh lại được sách Hán thư.Ngh văn chí (漢書.藝文誌) suy tôn là

qun kinh chi thủ (đứng đầu các kinh). Nói như vậy đủ thấy tầm quan trọng của

Dch kinh đối với Nho giáo, cũng tức là không thể bỏ qua tác phẩm này khi nghiên cứu văn hóa truyền thống của Trung Hoa cũng như Việt Nam.

Tương truyền ở thời Chu quan Thái bốc dùng ba cuốn Dch khác nhau:

Liên Sơn Dch (連山易) của Phục Hy là sách bói của người Trung Hoa thời Hạ,

Quy Tàng Dch (歸藏易) của Hoàng Đế là sách bói của người Trung Hoa thời Thương, và Chu Dch (周易) là sách bói của người Trung Hoa thời Chu. Hiện nay chỉ tồn tại Chu Dch nên khi nói đến Chu Dch người ta thường quen gọi là kinh Dch. Như vậy Dch trước hết là sách dùng để bói lành dữ, sau này khi tư

duy lí luận của người Trung Hoa cổ đại phát triển lên người ta mới nhận ra những ý nghĩa triết lý, những giá trị văn hóa tồn tại trong đó và dùng Dch để

giảng nghĩa lý. Cho đến nay, người ta vẫn đồng thời giảng tượng số và nghĩa lý của Dch.

Vào thời Tần, Tần Thủy Hoàng ra lệnh đốt sách chôn Nho nhưng Chu Dch không bịđốt vì thời đó Dịch chỉ đơn thuần là sách bói toán, thuyết giải ý nghĩa của Dch không chỉ là công việc riêng của Nho gia mà còn là của các học phái khác nữa. Song chỉ sau khi nhà Hán cầm quyền, Nho gia mới được đề cao và kinh học được khởi xướng, Chu Dchđược gọi là kinh Dch. Từđây, nghiên cứu Chu Dch mới bắt đầu trở thành một chuyên ngành, chuyên ngành này có tên là Dịch học.

Hiện nay Chu Dch gồm hai phần là kinh và truyện. Truyện là phần giải thích cho kinh, ra đời sau kinh và gồm 10 chương thuộc 7 loại: Thoán truyn

(彖傳) hay còn gọi là Thoán từ (彖辭) (thoán – đoán) gồm hai chương thượng và hạ; Tượng truyn (象傳) (tượng – hình dạng, biểu tượng) cũng gồm hai chương là thượng và hạ; Văn ngôn (文言); H t truyn (繫辭傳) (hệ từ - lời buộc vào, đính vào) cũng gồm hai chương thượng và hạ; Thuyết quái truyn

(說 卦傳); T quái truyn (字 卦 傳) (tự quái – thứ tự các quẻ); Tp quái truyn (雜 卦 傳). Ban đầu 7 loại truyện này độc lập với nhau. Đến đời Đông

Hán, Trịnh Huyền sắp xếp chúng lại theo lối: mỗi quẻ đầu tiên có quái danh, quái tượng, quái từ, rồi đến Thoán truyn, Tượng truyn, rồi đến hào đề, hào từ

Tượng truyn giải thích từng hào; riêng quẻ Càn và quẻ Khôn có thêm phần giải thích của Văn ngôn; về sau người ta gọi chung cả phần kinh và phần truyện như vậy là kinh Dch hay Dch kinh vì phần truyện đã ra đời từ rất lâu và đó là cách hiểu về Chu Dch của những người sống gần với thời đại hình thành Chu Dch hơn chúng ta, và do đó nó cũng là những lời gần bản nghĩa, quan trọng để

tìm hiểu Dch và tìm hiểu Nho gia. Từ sau Trịnh Huyền, cách sắp xếp này thông dụng và trở thành hình thức tồn tại chủ yếu của Dch kinh. Lê Văn Ngữ

trong Chu Dch cu nguyên đã phản đối cách sắp xếp này. Sau Dch kinh mới

đến Dch truyn xuất hiện. Công việc chú giải chỉ cần thiết khi người đời sau bắt đầu đọc sách của đời trước nhưng không hiểu nữa. Theo lẽ dĩ nhiên ấy thì

Dch truyn không thể ra đời cùng thời điểm hoặc ngay sau khi Dch kinh ra

đời. Có học giả cho rằng Khổng Tử làm ra Dịch truyện, có người lại bác bỏ

quan điểm này. GS.TS Lê Văn Quán đã thể hiện sự tán đồng ý kiến của một số

học giả Trung Quốc cho rằng: Dch truyn ra đời vào thi Xuân Thu đến khong gia Chiến Quc. Tác phm này không phi do Khng T viết mà là do các s quan và nhà Nho đương thi sáng tác, có nhng chương có th liên h

vi Khng Tử1.

Còn về thời điểm hình thành 64 quẻ của Dịch, đã có những quan điểm khác nhau, PGS. Phan Văn Các cho rằng buổi giao thời Ân Chu là thời Dịch nổi lên và cũng là thời hoàn thành việc chồng 8 thành 64 quẻ.

Về tác giả của quái từ và hào từ, Trịnh Huyền thì cho rằng lời quẻ và lời hào đều do Chu Văn Vương viết ra; Mã Dung và Lục Tích khẳng định Văn Vương làm lời quẻ và Chu Công làm lời hào; còn Bì Tích Thụy đời Thanh lại cho rằng lời quẻ và lời hào đều do Khổng Tử làm ra. GS. Lê Văn Quán khẳng

định: “Dch kinh ra đời trước thời Tây Chu và hoàn thành ở những năm cuối

thời Tây Chu, do các quan Thái bốc (quan xem bói) biên soạn”1, PGS. Phan Văn Các cũng có nhận định tương tự. Những nhận định này cũng thống nhất với ý kiến của Dư Vĩnh Lương, Cố Hiệt Cương chủ trương Chu Dch ra đời vào những năm đầu đời Tây Chu.

Như vậy, Chu Dch là một kinh điển rất quan trọng của Nho gia tuy ban

đầu nó được dùng làm sách bói, là công trình sáng tạo của tập thể, ra đời trong thời đại văn minh Tiên Tần và đến nay vẫn còn là một cuốn sách chứa nhiều

điều kì lạ, bí ẩn. Để giải đáp những điều lạ lùng ấy, học giả các thời không ngừng tìm tòi nghiên cứu và không ngừng đưa ra những kiến giải mới. Chính những phủ nhận nối tiếp ấy đã tạo nên một dòng chảy liên tục của chuyên ngành Dịch học và thúc đẩy sự phát triển của tư duy, của khoa học. Điều này có nghĩa là các học giả của mỗi thời nghiên cứu Dịch học theo một lối khác nhau, do đó chúng ta có thể xem xét một sốđặc trưng của nền Dịch học Việt Nam mà biết được nó đã chịu ảnh hưởng của Dịch học Trung Quốc thời nào.

Một phần của tài liệu Chu Dịch cứu nguyên - phong cách kinh học và tư tưởng của Lê Văn Ngữ (Trang 33)