Chương 3: Một số mô hình, đề xuất.

Một phần của tài liệu Trung tâm tin - một yêu cầu tất yếu của phát thanh hiện đại (Trang 65)

- Ngày 01/01/2005, Trung tâm Tin có 78 sản phẩm đầu ra, bao gồm:

Chương 3: Một số mô hình, đề xuất.

3.1. Mô hình chung :

Như đã phân tích ở phần khảo sát, có thể thấy Trung Tâm Tin của Đài phát thanh hiện đại tối thiểu phải có bộ phận xử lí tin tức. Nếu chỉ khai thác ( coppy đơn thuần ) từ các nguồn sẵn có thì chưa thể nói là có Trung Tâm Tin, vì tin tức chắc chắn chậm hơn rất nhiều so với các phương tiện truyền thông đại chúng khác. Nếu chỉ mua tin về như một số đài ở Anh quốc mua của BBC thì không cần có Trung Tâm Tin, hoặc nếu có cũng không thể nói là hiện đại được, vì lúc đó cái gọi là Trung Tâm Tin chỉ đơn thuần thống kê, báo cáo số lượng và chi phí mua tin. Hơn thế nữa, thông thường đài nào chỉ mua tin về phát sẽ bị nơi bán tin chi phối về nội dung, định hướng tuyên truyền, có khi còn bị ép mua cả bản tin có kèm theo quảng cáo, không thể nói đó là phát thanh hiện đại.

Bộ phận xử lí tin tức của Trung Tâm Tin ít nhất phải đảm nhận được các chức năng sau :

- Kiểm chứng, thẩm định tin tức, tư liệu đầu vào. - Biên tập, “ chế biến “ phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Phần biên tập, “ chế biến “ đã phân tích khá kĩ trong các chương trước. Riêng phần kiểm chứng, thẩm định, đối với Trung Tâm Tin của Đài phát thanh hiện đại thì ngày càng phải coi trọng việc kiểm chứng qua thông tin phản hồi, bao gồm cả phản hồi từ những nơi trao đổi, mua

bán tin và phản hồi từ công chúng, rồi cả từ người sử dụng đài phát thanh như một kênh truyền thông.

Trình độ hiện đại của Trung Tâm Tin của một đài phát thanh sẽ được nâng lên một cấp khi Trung Tâm Tin có những sản phẩm tự làm. Tỉ lệ này càng cao càng tốt, nhưng không bao giờ cao đến 100%. Như BBC cũng chỉ làm đến 75%. Còn thấp quá như Trung Tâm Tin ở Đài TNVN là chưa đáng kể. Điều này đòi hỏi Trung Tâm Tin của đài phát thanh hiện đại phải có một đội ngũ phóng viên chuyên nghiệp. Có thể tổ chức thành từng đội chuyên sâu theo lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội,….; đồng thời chuyên sâu theo khu vực bằng các cơ quan thường trú trong và ngoài nước.

Trình độ hiện đại của Trung Tâm Tin còn được đánh giá bằng cách thức làm tin, chuyển tin về bộ phận xử lí, rồi cách thức xử lí, dàn dựng và thể hiện tin tức, cách thức thực hiện việc thu thập đầu vào, trao đổi, mua bán tin ; tức là được đánh giá bằng kĩ thuật hiện đại được trang bị và sử dụng như thế nào.

Trình độ hiện đại của Trung Tâm Tin còn thể hiện ở việc mở rộng đầu ra, không chỉ tự sử dụng mà còn trao đổi, mua bán tin. Tất nhiên, tỉ lệ này là bao nhiêu không đánh giá trình độ hiện đại, nhưng có việc đó thì hiện đại hơn là không có.

Sơ đồ 9.

3.2. Tổ chức, vận hành trong thực tiễn :

Mô hình chung là như vậy, nhưng tổ chức và vận hành thế nào thì phải phù hợp với thực tiễn, chức năng, nhiệm vụ của từng đài phát thanh. Tức là cần gắn vào đó những tham số cụ thể. Trong phần này xin đề xuất những bước phát triển Trung Tâm Tin của Đài Tiếng nói Việt Nam, trên cơ sở khảo sát ở chương trước.

Từ việc phân tích, đánh giá hoạt động của Trung tâm Tin của Đài Tiếng nói Việt Nam như ở chương 2, đồng thời nhìn nhận những hạn chế, bất cập , có thể thấy nhu cầu phát triển của Trung tâm Tin - Đài

Trung Tâm Tin của đài phát thanh hiện đại. Trìn h đ ộ hi ệ n đ ạ i - -- -  Trình độ hiện đại thiết bị kĩ thuật.

Đội ngũ phóng viên chuyên nghiệp.

Xử lí thông tin phản hồi để kiểm chứng, thẩm định.

Bộ phận xử lí tin tức, tư liệu đầu vào.

Các cơ quan thường trú.

Khai thác, coppy đơn thuần. Mua tin về phát.

- Tự sử dụng.

Tiếng nói Việt Nam từ đòi hỏi của thực tiễn phải đáp ứng được các yêu cầu sau :

- Chiếm đa số ( tính theo đầu sản phẩm ) trong cơ cấu sản phẩm đầu ra của Trung tâm Tin vẫn là phần khai thác, biên tập. Tuy nhiên, tỉ lệ loại sản phẩm này đang có xu hướng giảm dần ( từ tháng 1 đến tháng 6/2005 như giảm lần lượt như sau : 61% - 56% - 54% - 50% - 49% - 44% ). Đây là xu hướng tốt và cần tiếp tục giảm nữa, trước mắt phải xuống dưới 40%, và lâu dài phải xuống dưới 30% cho đến dưới 20%. Mặt khác, số sản phẩm mang đặc thù phát thanh cao ( có tiếng động ) trong loại này hiện chiếm tỉ lệ quá thấp, dao động từ 2% đến 4%. Đây lại là xu hướng không tốt, cần phải tăng và tăng mạnh tỉ lệ này. Có thể làm việc này hơn bằng cách tăng cường khai thác tin thế giới có tiếng động qua hệ thống trang thiết bị kĩ thuật hiện có, tăng cường phát hiện vấn đề qua báo chí và các nguồn khác để liên hệ phỏng vấn, lấy ý kiến người trong cuộc.

- Một nhóm cũng cần tăng mạnh tỉ lệ đặc thù phát thanh, đó là sản phẩm của cộng tác viên, vì hiện nay chỉ dao động từ 5% đến 8%. Tỉ lệ sản phẩm của nhóm này so với tổng số sản phẩm đầu ra của Trung tâm Tin đang dao động từ 6% đến 8% cũng là thấp. Xu hướng là cần tăng lên trên 10% đến tiệm cận 15%. Để tăng đặc thù phát thanh cần có cơ chế thích hợp cho cộng tác viên cả ngắn hạn và chiến lược, tăng cường phát hiện vấn đề và liên hệ đặt hàng với cộng tác viên.

- Một phần đáng kể sản phẩm đầu ra của Trung tâm Tin hiện nay là nhận và biên tập tin, bài, phỏng vấn của các cơ quan thường trú trong nước. Tỉ lệ dao động từ 22% đến 28% trong nửa đầu năm 2005. Loại sản phẩm này đang có xu hướng tăng dần, tiệm cận mức 30%. Đây là

những loại sản phẩm có đặc thù phát thanh cao, do có phóng viên trực tiếp đến nơi diễn ra sự kiện, vấn đề ( tỉ lệ có tiếng động từ 46% đến 56% ).

- Sản phẩm của cơ quan thường trú nước ngoài chiếm tỉ lệ dao động từ 11% đến 16% trong tổng số sản phẩm đầu ra của Trung tâm Tin ( trừ tháng 1 và tháng 2 sụt xuống 4%,5% vì nghỉ Tết âm lịch ). Xu hướng loại sản phẩm này đang ổn định, nhưng tiếng động mang đặc thù phát thanh còn ít quá, chỉ dao động từ 11% đến 17% trong tổng số.

- Các nhóm có đặc thù phát thanh cao nhất, dao động từ 71% đến 90% là sản phẩm của phóng viên Trung tâm Tin tự làm và phóng viên các phòng khác trong Ban Thời sự, các Ban khác ở trong Đài gửi qua Trung tâm Tin. Tuy nhiên, so với tổng số sản phẩm đầu ra thì loại sản phẩm của các nhóm này còn chiếm tỉ lệ quá khiêm tốn, khoảng 3% và tương đối ổn định. Các nhóm này cần được tăng mạnh hơn nữa.

Với cơ cấu và xu hướng như vừa phân tích có thể thấy các bước phát triển tiếp theo của Trung Tâm Tin của Đài Tiếng nói Việt Nam phải nhằm mục tiêu là đảm bảo tin, bài phát trên các chương trỡnh thời sự, cỏc bản tin do Trung tõm Tin sản xuất và cung cấp chiếm tỉ lệ cao. Nhưng việc này không thể làm ngay được một lúc, bởi nếu muốn làm ngay khi các điều kiện khác chưa phù hợp thì bất cập hoặc có thể dẫn đến những sai lầm chủ quan như phân tích ở phần trên. Do đó, cần phải xây dựng một cây mục tiêu để thực hiện từng bước :

Một phần của tài liệu Trung tâm tin - một yêu cầu tất yếu của phát thanh hiện đại (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)