- Băng anh Sơn
b) Yêu cầu nâng cao chất lượng thông ti n:
1.4. Khái quát lý thuyết hệ thống :
Như đã trình bày và phân tích trong các phần trên, yêu cầu tất yếu phải có Trung Tâm Tin ở một Đài phát thanh hiện đại đã được thực tiễn trong và ngoài nước khẳng định. Tuy nhiên, điều khẳng định đó còn cần được nghiên cứu sâu hơn, xem Trung Tâm Tin trên thực tế được tổ chức như thế nào, vận hành ra sao và xu hướng phát triển có còn tiếp tục phù hợp với thực tiễn hay không ? Trả lời được những câu hỏi đó mới có thể khẳng định vững chắc rằng Trung Tâm Tin thực sự là một yêu cầu tất yếu của phát thanh hiện đại.
Trong thế giới tự nhiên cũng như trong xã hội loài người, mọi hoạt động đều diễn ra bởi các hợp phần có những mối liên hệ tương tác, hữu cơ với nhau, được gọi là tính hệ thống. Vì vậy, muốn nghiên cứu một sự vật, hiện tượng, hoạt động nào đó chúng ta phải coi lý thuyết hệ thống là cơ sở của phương pháp luận và tính hệ thống là đặc trưng, bản chất của chúng.
Lí thuyết hệ thống nhấn mạnh việc cần phải nhìn nhận sự vật, vấn đề, tình hình một cách tổng thể, chứ không theo từng khía cạnh. Mỗi hệ thống là một phần của hệ thống lớn và bản thân nó là một hệ thống phụ. Không nhìn nhận như vậy thì không thể trả lời được hàng loạt câu hỏi từ thực tiễn, đại loại như : Tại sao thời trang xuất hiện rất nhanh, biến đi cũng rất nhanh ? Tại sao các ghế dài trong công viên lại có nhiều hoa văn trong khi đó những cái khác ở gần lại trống trơn ? Tại sao lòng hận thù lại tăng nhanh ? Có thể giải thích thế nào về nhánh chĩa ngang, sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật ? Tại sao có nhiều nguy hiểm ở nơi có đường xe điện bánh lốp ? Có thể sử dụng kỹ xảo gì để duy trì ngôn ngữ và tiếng địa phương trong các vùng có giới hạn? Tại sao cách mạng công nghiệp nhanh chóng phát triển ? Lực lượng nào đứng bên cạnh việc cải tiến chất lượng của sản phẩm ? Tại sao phải theo dõi những hồ sơ cá nhân ? Tại sao tiếng rì rầm trong phòng họp tăng lên làm cho người đang thuyết trình phải nói nhỏ hơn ? Tại sao đàn chim kết lại thành một tổ chức để làm chủ toàn bộ chuyến di cư ? Sự di chuyển của bầy voi như thế nào và sự phá hoại điên khùng của chúng ? Tại sao ở nước Anh mọi người xếp hàng chờ đến lượt theo hàng dọc, trong khi ở các nước La-tinh khác mọi người xếp hàng không theo trật tự nào ?...v.v...v.v...
So với hệ thống vô cơ, hệ thống cơ học, hệ thống sinh học,... thỡ hệ thống xó hội là loại hỡnh phức tạp nhất trong cỏc hệ thống. Nú cú
khả năng trao đổi nguồn lực với môi trường bên ngoài, đồng thời có khả năng biến đổi thích nghi cùng với môi trường. Nhỡn chung, cỏc hệ thống xó hội đều là hệ thống mở ; có nghĩa là sự tồn tại của hệ thống phụ thuộc vào quá trỡnh trao đổi nguồn lực giữa nó và môi trường.
Trung Tâm Tin nằm trong một Đài phát thanh thì là một hợp phần của hệ thống. Nhưng bản thân nó lại là một hệ thống nhỏ hơn bao gồm nhiều hợp phần, nó không chỉ tương tác với các hệ thống nhỏ khác trong Đài phát thanh mà còn tương tác khá rộng rãi với môi trường bên ngoài. Vì vậy, xu hướng tất yếu của Trung Tâm Tin phải trở thành một hệ thống mở.
Về lí thuyết hệ thống mở, nhà khoa học người Ao Von Bertalanffy chống lại giản hoá luận và cố gắng để phục hồi tính đồng nhất khoa học. Ông cũng nhấn mạnh rằng hệ thống đúng là hệ thống mở và tương tác lẫn nhau với môi trường, có thể thu được chất lượng, thuộc tính mới thông qua việc tạo ra những vấn đề, kết quả từ việc đổi mới. Lý thuyết hệ thống tập trung vào việc sắp xếp và chỉ ra quan hệ liên quan của các phần, kết nối chúng trong toàn bộ. ( Nguyên văn tiếng Anh theo tài liệu của chương trình đào tạo Thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Việt Nam : “… Von Bertalanffy was both reacting against reductionism and attempting to revive the unity of science. He emphasized that real systems are open to, and interact with, their environments, and that they can acquire qualitatively new properties through emergence, resulting in continual evolution. Systems theory focuses on the arrangement of and relations between the parts which connect them into a whole…” )
Tổ chức, theo lí thuyết hệ thống mở, được hiểu trên các khía cạnh sau:
- Tổ chức được cấu thành bởi các bộ phận ( tiểu hệ thống ) với chức năng khác nhau ; chúng có hoạt động tương đối độc lập với nhau nhưng đồng thời lại có xu hướng phụ thuộc vào nhau. Với nguyên lí tính cộng hưởng của hệ thống, tổ chức sẽ tạo ra sức mạnh lơn hơn tổng hợp cơ học đơn thuần của các bộ phận trong nó.
- Tổ chức có khả năng tự duy trỡ sự tồn tại của mỡnh và tự biến đổi thông qua việc thu nhận các nguồn lực từ bên ngoài và sản sinh ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu trở thành nguồn lực của các tổ chức khác.
- Tổ chức có khả năng tự xác định ranh giới của mỡnh, duy trỡ sự ổn định trong cấu trúc, quan hệ giữa các bộ phận ; đồng thời tổ chức cũng có khả năng và nhu cầu vượt qua ranh giới đó để tự biến đổi và thích nghi với môi trường xung quanh. Ranh giới của tổ chức được hiểu theo nghĩa trừu tượng và khó xác định một cách chính xác trong thực tế cuộc sống. Trong trường hợp ranh giới được xác định cứng nhắc, các bộ phận trong tổ chức không có khả năng vượt qua ranh giới đó để giao tiếp với bên ngoài thỡ sẽ nảy sinh hiện tượng mất cân bằng, hỗn loạn và tự huỷ diệt.
Mỗi tổ chức cần được xem như hệ thống nhỏ trong hệ thống lớn hơn nó. Đứng từ vị trí quan sát của hệ thống lớn này, mỗi tổ chức cũng được coi là bộ phận chức năng và chúng được vận hành theo những nguyờn tắc chung của cả hệ thống lớn.
Nhu cầu thực tiễn và yêu cầu của nhiệm vụ như phân tích ở phần trên cho thấy cần phải xem xét, đánh giá hoạt động của Trung tâm Tin theo cách nhìn hệ thống. Bởi nếu chỉ nhìn vào Trung tâm Tin như một tổ chức tách biệt, khuôn cứng, không phân tích bản thân nhu cầu nội tại và tác động của yếu tố môi trường, thì không thể đánh giá đúng mức và khách quan về hoạt động của Trung tâm Tin ; càng không thể sắp xếp, tổ chức hoạt động có hiệu quả ; và cũng khó mà dự báo được nhu cầu phát triển sắp tới của Trung tâm Tin để hướng hoạt động và tổ chức theo những bước đi phù hợp.
Chương 2 sau đây khảo sát quá trình hình thành và phát triển của Trung Tâm Tin thuộc Ban Thời sự - Đài Tiếng nói Việt Nam để phân tích, đánh giá, nghiên cứu ; trên cơ sở đó thực hiện việc đối chiếu, so sánh với các bộ phận cùng chức năng của một số Đài phát thanh nước ngoài và trong nước, từ đó rút ra những nhận định chung, đưa ra một số tiêu chí của Trung Tâm Tin của một đài phát thanh hiện đại.