II. NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
3. Nghiên cứu các yếu tố truyền thông ảnh hưởng đến sự tiếp nhận thông tin.
3.1 Nghiên cứu mức độ tin cậy của các nguồn thông tin
3.1.1 Trên truyền hình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sau:
muc do tin cay tu truyen hinh
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent Valid rat tin cay 31 31.3 31.3 31.3
tin cay 27 27.3 27.3 58.6 binh thuong 20 20.2 20.2 78.8 khong quan tam 14 14.1 14.1 92.9 khong tin cay 7 7.1 7.1 100.0
Có tới 31 người cho rằng thông tin trên truyền hình rất đáng tin cậy chiếm 31.3%, điều này thấy rõ khi giới thiệu một sản phẩm mới với người tiêu dùng, mà sản phẩm đã được quảng cáo trên truyền hình, tuy rằng người tiêu dùng đó chưa xem băng quảng cáo, chỉ cần nói là có xuất hiện trên truyền hình thì khả năng chấp nhận sản phẩm rất cao, còn chính người tiêu dùng đó đã xem clip quảng cáo đó thì khả năng mua sản phẩm đó là rất cao. Mưc độ tin cậy là 27.3%, số người xem thông tin trên truyền hình là bình thường 20 người chiếm 20.2%. Số người không quan tâm là 14 người chiếm 14.1%, và chỉ có một số ít 7.1% cho là không đáng tin cậy. Như vây mức độ tin cậy từ nguồn thông tin truyền hình rất cao, tâm lý của người Việt Nam nói chung là thông tin gì liên quan đến truyền hình thì đáng tin cậy, nhất là ở một số vùng quê họ xem truyền hình là tiếng nói của nhà nước, của đảng. Chính vì vậy khai thác kênh thông tin trên truyền hình đối với các sản phẩm gia dụng có ảnh hưởng rất lớn đến người tiêu dùng.
3.1.2 Nguồn thông tin từ người thân
Kết quả nghiên cứu sau:
muc do tin cay tu nguoi than
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent
Vali d
rat tin cay 25 25.3 25.3 25.3 tin cay 30 30.3 30.3 55.6 binh thuong 29 29.3 29.3 84.8 khong quan tam 8 8.1 8.1 92.9 khong tin cay 7 7.1 7.1 100.0 Total 99 100.0 100.0
Hàng ngày ta tiếp xúc với bạn bè, người thân lượng thông tin có được từ họ là rất lớn, có những thông tin chúng ta chủ động muốn chia sẽ và cần sự giúp đỡ để hiểu một vấn đề nào đó, nhưng đôi khi đó là những thông tin tình cờ hay người thân muốn chia sẻ với chúng ta, khi họ thấy thông tin đó thật bổ ích. Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 25.3% cho rằng thông tin từ bạn bè, người thân rất đáng tin cậy, 30.3% cho rằng tin cậy, 29.3% bình thường, 8.1% cho rằng mức độ tin cậy là bình thường. Như vậy nguồn thông tin mà người tiêu dung lấy từ người thân giữ một vai trò quan trọng trong lựa chọn các hàng gia dụng hàng ngày, đặc biệt những phụ nữ là những người nội trợ trong gia đình việc tham khảo bạn bè khi mua một sản phẩm liên quan đến nội trợ rất được coi trọng, không những vậy họ còn là những người giới thiêu tích cực đến những người bạn của mình khi sử dụng hay biết một sản phẩm tốt, mà họ cảm thấy hài lòng.
3.1.3 Nguồn thông tin từ internet.
Kết quả nghiên cứu sau:
muc do tin cay tu internet
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent Valid rat tin cay 35 35.4 35.4 35.4
tin cay 20 20.2 20.2 55.6 binh thuong 38 38.4 38.4 93.9 khong quan tam 6 6.1 6.1 100.0 Total 99 100.0 100.0
Internet ngày càng phát triển rông khắp, đến với từng gia đình, và ngày không thể thiều trong thời đại công nghệ thông tin như ngày nay. Theo kết quả điều tra thì có tới 35 người chiếm 35.4% cho rằng thông tin thu thập từ internet rất đáng tin cậy, nhất là những tranh họ thường xuyên truy cập và có nhiều người tìm kiếm thông tin trong trang Web đó. Ở mức độ tin cậy có đến 20 người chiếm 20.2%. Số lượng khi đọc thông tin trên internet và thấy thông tin đó là bình thường là 38.4% chiếm tỉ lệ cao nhất, nhất là đối với các thông tin quảng cáo, do các thư rác trên mạng hiện nay rất nhiều, một người bình thường cũng có thể lên tiếng nói của mình thông qua nhiều hình thức trên mạng.
3.1.4. Nguồn thông tin từ người bán hàng.
Kết quả nghiên cứu như sau:
muc do tin cay tu ban hang
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent Valid rat tin cay 30 30.3 30.3 30.3
tin cay 30 30.3 30.3 60.6 binh thuong 33 33.3 33.3 93.9 khong tin cay 6 6.1 6.1 100.0 Total 99 100.0 100.0
Trước sự thuyết phục của người bán hàng, đặc biệt là đối với những cửa hàng mà người tiêu dùng thường mua tại đó thì mức độ tin cậy và rất tin cậy là rất cao, qua kết quả nghiên cứu thì có tới 30.3% người cho là rất tin cậy, 30.3% cho rằng tin cậy, 33.3% cho răng mức độ tin cậy là bình thường và 6.1% cho rằng khi người bán hàng nói thì thông tin đó không đáng tín cậy. Ta thấy rằng người bán hàng giữ vai trò rất quan trọng, khách hàng có ý định mua hàng và mua sản phẩm ở đâu phụ thuộc vào sự thuyết phục của người bán hàng. Cần có những biện pháp đối với những khách hàng quen và những khách hàng mới hay khách hàng mua một lần.
3.1.5. Nguồn thông tin trên bao bì sản phẩm.
muc do tin cay tu bao bi
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent
Vali d
rat tin cay 31 31.3 31.3 31.3 tin cay 37 37.4 37.4 68.7 binh thuong 16 16.2 16.2 84.8 khong quan tam 10 10.1 10.1 94.9 khong tin cay 5 5.1 5.1 100.0 Total 99 100.0 100.0
Bao bì ngoài tác dụng chứa và bảo vệ sản phẩm, thì chức năng cung cấp thông tin cho người tiêu, đặc biệt với hệ thống cung cấp sản phẩm tự chọn ngày càng phát triển như hiện nay. Theo kết quả nghiên cứu có tới 31.3% cho rằng thông tin trên bao bì rất đáng tin cậy, 37.4% cho rằng tin cậy. 16.2% cho rằng bình thường, 10.1% thường không mấy quan tâm đến thông tin trên bao bì, họ còn không đọc thành phần, hướng dẫn sử dụng, họ thường lấy thông tin từ người thân hay người bán hàng. Số còn lại xem thông tin trên bao bì là một quảng cáo về sản phẩm, thông tin đó không đáng tin cậy chiếm 5.1%.
Như vậy ta thấy rằng nguồn thông tin mà người tiêu dùng mức độ tin cao là trên truyền hình, tiếp theo là thông tin từ người thân.
3.2. Nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng nhất khi tiếp nhận thông tin.
Kết quả nghiên cứu như sau:
yeu to anh huong khi tiep nhan thong tin
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent Valid hinh anh 31 31.3 31.3 31.3
am thanh 29 29.3 29.3 60.6 mau sac 23 23.2 23.2 83.8 ngon ngu 16 16.2 16.2 100.0 Total 99 100.0 100.0
Theo kết quả nghiên cứu thì yếu tố gây ảnh hưởng nhất là hình ảnh, chiếm 31.3%, tác động của âm thanh là 29.3%, mau sắc chiếm 23.2% và cuối cùng là ngôn ngữ 16.2%. Nhưng khi hỏi thêm khả năng ghi nhớ các yếu tố thì ngôn ngữ và hình ảnh lại được ghi nhớ lâu hơn. Âm thanh tác động mạnh nhưng khi không phát hình đoạn quảng cáo, chỉ dùng âm thanh thì người tiếp nhận âm thanh thường không nhớ nội dung quảng cáo.
3.3. Nghiên cứu về phong cách của hình ảnh mang thông điệp.
Đối với phong cách hiện đại
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent Vali d rat thich 34 34.3 34.3 34.3 thich 30 30.3 30.3 64.6 binh thuong 14 14.1 14.1 78.8 khong quan tam 11 11.1 11.1 89.9 khong thich 10 10.1 10.1 100.0 Total 99 100.0 100.0
Có tới 34.3% rất thích phong cách hiện đại, 30% là thích, 14.1% cảm thấy bình thường, 21.2% còn lại không thích.
doi voi phong cach dan toc
Frequency Percent Valid Percent
Cumulative Percent Vali d rat thich 39 39.4 39.4 39.4 thich 31 31.3 31.3 70.7 binh thuong 9 9.1 9.1 79.8 khong quan tam 20 20.2 20.2 100.0 Total 99 100.0 100.0
Đối với phong cách mang tính dân tộc có tới 39% rất thích, 31% thích, 29.2% còn lại cảm thấy bình thương hoặc không thích.
Vì sản phẩm phục vụ cho công việc nội trợ, vừa thể hiện tính hiện đại vừa mang lại cho gia đình người Việt một sức sống nên hình ảnh thông điệp phải thể hiện được nội dung thông điệp truyền tải đến người tiêu dùng.