IV. Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Thọ Thế theo phương án đã chọn: 1 Quy hoạch sử dụng đất và kê hoạch sử dụng đất xã Thọ Thế
7. Các giải pháp thực hiên quy hoạch
7.1. Thực hiện quản lý điều chỉnh quy hoạch
Trong quá trình thực hiện quy hoạch cần tôn trọng nguyên tắc quản lý quy hoạch tránh tình trạng phá vỡ quy hoạch. Đòng thời tiến hành rà soát điều chỉnh các mục tiêu quy hoạch cho phì hợp voi thực tế trên cơ sở đánh giá phê duyệt bổ sung. Chú trọng các mục tiêu trong điểm, gắ sản xuất bền vững với xây dựng cơ sở hạ tầng , bảo vệ môi trường phục vụ đời sốngbvăn hóa xã hội của nhân dân.
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn trong điều kiện hội nhập. Tiếp tục xây dựng các mô hình sản xuất gia trại , trang trại áp dụng các công nghệ sinh học mới có năng xuất chất luơng, hiệu quả cao, làm nòng cốt nhân ra diện rộng.thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp băng việc đầu tư mua sắm loại máy phục vụ làm đất , thu hoạch , chế biến nông sản, bảo quản sau thu hoạch trong nông nghiệp để giảm thất thoát hư hao.Ứng dụng cấc vật liệu xây dựng mới nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
7.3. Tăng cường củng cố , hoàn thiện và đầu tư mới hệ thống cơ sở hạtầng phục vụ sản xuất nông nghiệp , phòng chống và giẩm nhẹ thiên tai, dịch tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp , phòng chống và giẩm nhẹ thiên tai, dịch bệnh phục vụ đời sống nhân dân
Tiếp tục đầu tư , nâng cấp , củng cố hệ thống các công trình thủy lợi đường giao thông nông thôn, nội đồng, hệ thống điện , nước sinh hoạt xử lý chất thải ...các khu trang trại chợ đầu mối và các cơ sở chế biên nông sản , cơ sở thông tin liên lạc tuyên truyền .
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đòi hỏi nguồn vốn lớn . Do đó cần chủ động kêu gọi , huy động các nguồn vốn khác nhau từ nhân sách xã, huyện , tỉnh, quốc gia, sự đầu tư của các doanh nghiệp các tổ chức trong và ngoài nước và sự đóng góp của người dân bằng sức lao động và góp vốn.
Phấn đấu xây dựng hệ thống giao thông ,thủy lợi , lưới điện, thông tin liên lạc hoàn thiện theo quy hoach daịt tiêu chí nông thôn mới.
Tổ chức theo dõi , dự báo sâu bệnh hại khô hạn có nguyên cơ cháy rừng cao để đề phòng và cí biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
7.4 .Tăng cường các hoạt động xúc tiến thuơng mại , thu hút đầu tư
Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh , trong nước và ngoài nước vào lĩnh vực nông nghiệp , xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương , nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển chăn nuôi....dịch vụ thuơng mại. Đẩy mạnh tạo
điều kiện thuận lợi thực hiện sản xuất thông qua hợp đồng thu hút nhiều nguồn vốn, công nghệ tiên tiến từ bên ngoài phục vụ phát triển sản xuất.
Thành lập quỹ tín dụng xã dêt các hộ sản xuất nông nghiệp vay vốn đầu tư phát triển.
7.5 Cơ chế chính sách
Thực hiện tốt luật đất đai, sớm thực hiện việc giao đất dồn điền đổi thửa,điều chỉnh và hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Tập trung chỉ đạo giải quyết đất ở và đất sản xuất cho người dân,. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch , kế hoạch và các dự án phải đúng trình tự quy hoạch và được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Tiếp tục đổi mới quan hệ sản xuất theo hướng tích tụ ,tập trung đất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thuơng mại, hình thành vùng sản xuất tập trung ,gắn với phân công lao động hợp lý. Khuyến khích phát triển một số ngành hàng có tiềm năng. : phát triển cây công nghiệp, ăn quả , chăn nuôi gia súc , gia cầm , đông vật hoang dã ,nuôi trồng thủy sản theo hướng kinh tế trang trại, gia trại, xây khu dân cư, tiện lợi giao thông, dể cách ly và đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn , bố trí trồng cỏ xen canh tạo thức ăn xanh.
Thực hiện tốt pháp lệnh thú y, pháp lệnh bảo vệ thực vật ,tập trung làm tốt công tác phòng ,chống dịch bệnh cho cây trồng , vật nuôi và thủy sản.
Tích cực đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác Khuyến nông khuyến lâm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và thông tin thị trường vào sản xuất.
Thực hiện tốt các chính sách kích cầu , thúc đẩy củng cố phát triển kinh tế hợp tác xã , kinh tế tư nhân , kinh tế trang trại kinh tế hộ gia đình nhất là doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn liên kết với hộ nông dân nhằm thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất và cơ cấu lao động.
Nâng cao năng lực trong du nhập các giống lúa, ngô chịu hạn cho địa phương, cây ăn quả giống con nuôi , tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản phẩm hàng hóa và xây dựng vùng nguyên liệu cho chế biến.
7.6. Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ địa phương bằng việc tăng cường đào tạo cán bộ đảm bảo đọi ngũ cán bộ khuyến nông có đủ năng lực trình độ nghiên cứu ,ứng dụng chuyển giao khoa học -công nghệ cho sản xuất trong. Thời kỳ mới . Chủ động trong việc tham quan, học tập các mô hình sản xuất mang hiệu quả kinh tế cao, để ứng dụng và phổ biến cho bà con nông dân được thực hiện.
Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động nông nghiệp đến năm 2015 có 20% , tới năm 2020 có trên 30% lao động được qua đào tạo. Quan tâm đào tạo nghề phổ thông cho lao động ở các độ tuổi , giúp người dân nâng cao được kỹ năng ,tăng hiệu quả lao động bằng các lớp tại chỗ.
Tuyên truyền sâu , rộng trong nhân dân nhận thức đầy đủ về các chủ trung chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới.
Tranh thủ nắm bắt cơ hội , phối kết hợp với trung tâm khuyến nông tỉnh , huyện dể mở các lớp bồi dưỡng khuyến nông , triển khai thí điểm các mô hình trình diễn nhằm đúc kết kinh nghiệm từ đó làm cho người dân thấy được hiệu quả của mô hình để áp dụng vào sản xuất đại trà. Thay đổi nhận thức sản xuất tự cung tự cấp dể vuơn lên theo cơ chế thị trường để sản xuất hàng hóa.Tuyên truyền , phổ biến kiến thức , tiến bộ khoa học kỹ thuật đang được áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp dến với người dân. Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cây trồng, vật nuôi, ngành nghề nông thôn, thuơng mại, dịch vụ, sản xuất đi đôi với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản. Nâng cao kỹ năng quản lý kinh tế hộ , kinh tế trang trại, tạo điều kiện để họ liên kết, liên doanh, hợp tác thúc đẩy sản xuất phát triển.