CHƯƠNG II: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án ở PECC

Một phần của tài liệu luận văn quản lý dự án Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án ở PECC (Trang 48)

ở PECC1

1.Đinh hướng phát triển của PECC1

Để có thể tiếp tục phát triển và ngày càng vững mạnh hơn, công ty đã đưa ra định hướng phát triển cụ thể cho giai đoạn tới là: “Đầu tư phát triển bền vững theo

định hướng chuyên nghiệp hoá, đa dạng hoá, hiện đại hoá các dịch vụ tư vấn xây dựng điện lực và các dịch vụ kinh tế kỹ thuật tiềm năng khác vì lợi ích đất nước, lợi ích khách hàng, lợi ích cổ đông và lợi ích người lao động trong Công ty”.

Qua định hướng này có thể thấy được mục tiêu đầu tư của công ty trong giai đoạn tới là vẫn tiếp tục đầu tư phát triển các hoạt động chính của mình bao gồm: tư vấn, khảo sát, thiết kế và xây dựng điện. Bên cạnh đó, công ty sẽ phát triển thêm các dịch vụ kinh tế kỹ thuật khác nhằm khai thác hết tiềm năng của công ty và cũng nhằm đa dạng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh để giảm thiểu rủi ro và tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững của công ty trong dài hạn.

2.Những tồn tại cần khắc phục trong hoạt động quản lý ở PECC1

Xét về tổng thể thì hoạt động quản lý ở PECC1 rất hiệu quả, do áp dụng quy trình quản lý chất lượng một cách chặt chẽ trong mọi hoạt động của Công ty nên các hoạt động sản xuất của Công ty thường được thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra cả về chất lượng, tiến độ và chi phí. Tuy nhiên, trong hoạt động quản lý ở Công ty vẫn còn vướng phải một số tồn tại cần khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động quản lý của Công ty. Một số tồn tại có thể kể đến trong hoạt động quản lý ở Công ty gồm có:

+ Trong giai đoạn lập Hồ sơ dự thầu:

-Độ chính xác của Hồ sơ dự thầu do Công ty lập còn chưa cao. Điều này là do khi lập Hồ sơ dự thầu, Công ty thường không tiến hành nghiên cứu lại từ đầu mà đa phần là dựa trên kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự trước đây, nhưng ở mỗi một địa điểm thì lại có những khác biệt nhất định làm cho độ chính xác trong các ước tính của Công ty có những sai lệch nhất định.

-Việc nhận diện và lượng hóa các rủi ro có thể xảy trong quá trình thực hiện hợp đồng còn chưa được Công ty nghiên cứu khi lập Hồ sơ dự thầu.

-Do tính chất công việc của các nhóm nên việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm thường liên quan đến nhau, kết quả của nhóm này là đầu vào cho nhóm sau. Vì vậy, một số dự án của Công ty thực hiện thường bị chậm tiến độ vào giai đoạn cuối, do trong giai đoạn đầu Công ty không quản lý chặt tiến độ các nhóm đầu, dẫn đến tình trạng tiến độ của các nhóm này thường bị chậm so với tiến độ chung trong kế hoạch, điều này đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ của các nhóm còn lại do phải chờ kết quả của những nhóm trước.

-Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có những vấn đề phát sinh thì các chuyên gia phải báo cáo cho các nhóm trưởng, sau đó các nhóm trưởng sẽ báo cáo cho chủ nhiệm dự án, sau đó chủ nhiệm dự án sẽ phối hợp với trưởng nhóm để tìm cách giải quyết vấn đề rồi thông báo với chuyên gia. Cách giải quyết các vấn đề này sẽ làm cho Công ty thiếu linh hoạt trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh khi thực hiện dự án. Đây là nguyên nhân làm chậm tiến độ thực hiện dự án của Công ty do phải chờ Chủ nhiệm dự án giải quyết vấn đề.

+ Trong giai đoạn kết thúc hợp đồng: Như đã nêu ở trên, sau khi lập biên bản nghiệm thu và kết thúc hợp đồng, Công ty thường không có biện pháp để buộc Chủ đầu tư thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng như đã cam kết. Điều này làm cho Công ty thường xuyên rơi vào tình trạng bị chiếm dụng vốn, ảnh hưởng đến kết quả lợi nhuận hàng năm của Công ty.

3.Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý ở PECC1

Từ những tồn tại trong hoạt động quản lý của PECC1 đã nêu ở trên, Công ty có thể khắc phục các tồn tại này bằng một số giải pháp như:

+ Trong giai đoạn lập Hồ sơ dự thầu:

-Để nâng cao độ chính xác trong các ước tính mà Công ty đưa ra trong Hồ sơ dự thầu, Công ty nên xác định những khác biệt có thể có giữa dự án sắp thực hiện với những dự án có qui mô tương tự mà công ty đã từng thực hiện, sau đó tiến hành nghiên cứu để thu thập số liệu cho những phần khác biệt đó và kết hợp với kinh nghiệm thực hiện các dự án có qui mô tương tự trước đây từ đó lập được Hồ sơ dự án hoàn chỉnh với chất lượng tốt hơn.

-Do các rủi ro luôn có thể xảy ra, vì vậy trong Hồ sơ dự thầu Công ty nên nghiên cứu để tìm cách nhận diện và lượng hóa được các rủi ro mà Công ty có thể gặp phải trong quá trình thực hiện hợp đồng.

+ Trong giai đoạn thực hiện hợp đồng:

-Để tiến độ thực hiện dự án không bị dồn vào giai đoạn cuối, Công ty nên tiến hành quản lý chặt chẽ tiến độ thực hiện dự án ngay từ giai đoạn mới bắt đầu dự

án, điều này sẽ giúp tránh tình trạng chờ đợi số liệu đầu vào của các nhóm khác làm chậm tiến độ dự án. Bên cạnh đó, việc thực hiện các dự án nên được thực hiện một cách liên tục, có tính gối đầu để tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực của Công ty.

-Để tăng hiệu quả về quản lý tiến độ, Công ty nên tăng cường quyền lực cũng như trách nhiệm của các nhóm trưởng để khi có các vấn đề phát sinh, các nhóm trưởng có thể có đủ quyền hành để giải quyết, sau đó sẽ báo cáo lại để Chủ nhiệm dự án nắm được tình hình hoạt động của dự án. Vì nhóm trưởng là người nắm rõ các công việc của nhóm hơn so với Chủ nhiệm dự án, nên khi có vấn đề phát sinh, nhóm trưởng sẽ có được cách giải quyết nhanh hơn so với Chủ nhiệm dự án. Hơn nữa, việc này sẽ giúp giảm bớt khối lượng công việc để Chủ nhiệm dự án có thể tập trung vào việc điều phối hoạt động chung của các nhóm trong dự án.

+ Trong giai đoạn kết thúc hợp đồng: Để tránh tình trạng Chủ đầu tư thanh toán không đúng cam kết trong hợp đồng, Công ty nên chia việc thực hiện hợp đồng thành nhiều giai đoạn và mỗi khi kết thúc một giai đoạn sẽ cho Chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu và thanh toán luôn chi phí cho giai đoạn đó. Ví dụ, Công ty có thể chia việc lập báo cáo dự án đầu tư theo các nội dung cần nghiên cứu và với mỗi nội dung, công ty sẽ ký một hợp đồng riêng với Chủ đầu tư theo thứ tự thực hiện của các nội dung nghiên cứu. Điều kiện để tiếp tục thực hiện các hợp đồng tiếp theo là Chủ đầu tư phải thanh toán xong các hợp đồng trước. Khi đó, Công ty sẽ có thể tránh được tình trạng bị Chủ đầu tư chiếm dụng vốn làm giảm lợi nhuận hàng năm của Công ty.

Trên đây là một số giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại trong hoạt động quản lý ở PECC1. Để có thể kiểm nghiệm tính hiệu quả của các biện pháp trên, cần phải có thời gian vận dụng vào thực tế hoạt động quản lý. Nhìn chung, hoạt động quản lý ở PECC1 đã được cải thiện và không ngừng nâng cao hiệu quả trong suốt quá trình hoạt động của Công ty từ khi thành lập cho đến nay, do đó những tồn tại trong hoạt động quản lý ở Công ty không gây ra ảnh hưởng lớn cho các hoạt động sản xuất ở Công ty mà nó chỉ làm giảm một phần hiệu quả của các hoạt động đó.

Một phần của tài liệu luận văn quản lý dự án Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dự án ở PECC (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w