V. KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH CÁC ỨNG DỤNG CỦA CHUẨN GSM
5.2.2. Yêu cầu dịch vụ đối với audio mạng di động
Mã hóa audio cho các ứng dụng di động phải đối mặt với những yêu cầu khó khăn do bản thân việc truyền tín hiệu di động là không dây. Tài nguyên truyền tải đối với audio ảnh hưởng tới tổng dung lượng sóng của cả hệ thống liên lạcvà vì vậy bị giới hạn do cả lý do kỹ thuật lẫn lý do kinh tế. Vậy nên để sử dụng tài nguyên sẵn có càng hiệu quả càng tốt, cần phải thiết kế một audio codec phù hợp với những ứng dụng nhất định.
- Về nội dung audio
Hình 9 : Bảng trên liệt kê các trường hợp truyền audio/audio-visual trên môi trường di động cùng với các yêu cầu kỹ thuật cần thiết như PSS (packet-switched streaming service), MBMS
(multimedia broadcast/multicast service), MMS (multimedia messaging service).
Như ta thấy, trong phần lớn các trường hợp đa số là truyền tiếng nói, nhạc và các nội dung trộn lẫn. Hơn nữa, có những trường hợp đặc biệt mang tính cá nhân không thể áp dụng cách truyền MBMS. Phân phối nhạc chất lượng cao với giai điệu tùy theo người mua cũng là một dịch vụ mang tính cá nhân mà cơ chế truyền PSS hay MMS phù hợp hơn. Tất cả các trường hợp trên có thể gồm riêng audio hay cả audio và video.
Rõ ràng là khoảng bitrate cho các ứng dụng audio trên di động là khoảng từ 10-24 kbps. Do đó, tỉ lệ nén từ 64-150 là cần thiết nếu so với tín hiệu stereo PCM 16bit tần số lấy mẫu 48 kHz. Hơn nữa, không như các audio cổ điển, các ứng dụng mobile tương lai sẽ hướng đến đa số là tiếng nói cùng với nhạc, và các nội dung trộn lẫn.
Một mặt khác quan trọng khác là khả năng sửa lỗi vì ít nhất trong truyền MBMS streaming tỉ lệ mất gói tin với môi trường không dây là khá cao. Ngoài ra, độ phức tạp thấp đặc biệt là bộ giải mã cũng rất quan trọng bởi điện thoại với khả năng tính toán có hạn phải quản lý được việc giải mã đồng thời video và FEC.