- Ngoài ra, bộ phận này còn có nhiệm vụ phải báo cáo kịp thời kết quả
2.1.4- Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh:
Bảng 5: Cơ cấu dư nợ theo thời gian Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số dư Số dư ∆% so với 2007 Số dư ∆% so với 2008 Dư nợ ngắn hạn 77.581 227.284 +192,96 309,983 36,385
Dư nợ trung và dài hạn
36.287 151.938 +318,71 176,415 16,10
Tổng dư nợ 113.868 379.222 +233,03 503,398 32,74
( Nguồn: Báo cáo KQKD của NHNo PTNT chi nhánhThanh Xuân 2009 )
Biểu đồ 3: Dư nợ tín dụng của Chi nhánh NHNo & PTNT Chi nhánh Thanh Xuân 2007-2009
(Nguồn: Báo cáo KQKD của NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân 2009 )
Nhìn vào biểu đồ và bảng số liệu trên chúng ta có thể thấy tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh liên tục tăng từ năm 2007 tới 2009. Năm 2007 đạt mức 113.868 triệu đồng, sang năm 2008 đạt 379.222 triệu đồng và đến năm 2009 thì dư nợ của chi nhánh đạt tới 503,398 triệu đồng (tăng 32,74% so với 2008). Việc tăng liên tục về dư nợ, nếu ngân hàng quản lý không tốt các khoản tín dụng này sẽ khiến cho rủi ro tín dụng của ngân hàng tăng lên, đặc biệt là với
các khoản cho vay trung, dài hạn. Trong bối cảnh biến có những biến động kinh tế khó lường, mạnh mẽ thì việc giữ mức dư nợ ở mức an toàn sẽ giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro mất vốn.
2.1.4.2- Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế:
Biểu đồ 4: Dư nợ theo thành phần kinh tế
Năm 2007 DNNQD 90% DNNN 1% Tư nhân, cá th? 9%
(Nguồn: Báo cáo KQKD của NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân 2009 )
Qua biểu đồ 4, ta thấy dư nợ của chi nhánh theo thành phần kinh tế là không cân đối. Dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao. Cụ thể là vào năm 2007 chiếm 90% tổng dư nợ; năm 2008 chiếm 85% và đến năm 2009 là 80 %. Dư nợ đối với tư nhân, cá thể hộ gia đình có dấu hiệu tăng cả về tỷ trọng trong năm 2009. Dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng cao như vậy là do doanh nghiệp ngoài quốc doanh
được chi nhánh xác định là đối tượng đầu tư trọng điểm. Tuy nhiên, việc chi nhánh chỉ tập trung cho vay một đối tượng khách hàng thì khả năng xảy ra rủi ro có thể tăng lên. Đặc biệt là trong tình hình kinh tế bất ổn hiện nay, các DNNQD nhỏ và vừa sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn để tồn tại. Do đó, vấn đề đặt ra là chi nhánh phải tìm cách đa dạng hóa khách hàng để phân tán rủi ro.
2.1.4.3- Hiệu suất sử dụng vốn:
Hiệu suất sử dụng vốn cho biết một đồng huy động được ngân hàng cho vay được bao nhiêu đồng. Hiệu suất này càng cao chứng tỏ công tác sử dụng vốn có hiệu quả, không có tình trạng ứ đọng vốn.
Bảng 6: Hiệu suất sử dụng vốn:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Doanh số cho vay 240.311 250.657 861.244
Tổng nguồn huy động 388.849 950.503 767.687
Hiệu suất sử dụng vốn 0,62 0,26 1,12
(Nguồn: Báo cáo KQKD của NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân 2009 ) 2.1.4.4- Tình hình nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được coi là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng. Khi tỷ lệ này tăng đồng nghĩa với chất lượng tín dụng của ngân hàng trở nên xấu đi, và ngược lại tỷ lệ này càng thấp thì hoạt động tín dụng của ngân hàng có chất lượng cao.
Bảng 7: Tỷ lệ nợ xấu
Đơn vị: triệu đồng
( Nguồn: Báo cáo KQKD của NHNo & PTNT chi nhánhThanh Xuân 2009 )
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Nợ nhóm 3-5 43 2.135 37.419
Tổng dư nợ 113.868 379.222 503.398
Năm 2007 tỷ lệ nợ xấu là 0,038% bước sang năm 2008 thì tỷ lệ nợ xấu đã tăng là 0,56% nhưng năm 2009, tỷ lệ này lại tăng đột biến lên 7,4%.
Lạm phát, kinh tế khủng hoảng cũng như lãi suất cao là nguyên nhân chính dẫn tới sự tăng đột biến về tỷ lệ nợ xấu của năm 2009. Các yếu tố này tác động tiêu cực tới các khách hàng của chi nhánh, khiến cho việc trả nợ ngân hàng trở nên khó khăn, dẫn tới gia tăng nợ xấu.