Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn thạc sĩ Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế một số trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội) (Trang 30)

xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, phát triển toàn diện, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài việc giáo dục trong gia đình, ngoài xã hội thì nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng, nhà trường không phải chỉ là nơi các em học tập những tri thức, kiến thức, mà còn là nơi các em được tham gia vào những hoạt động có ý nghĩa thiết thực khác như: lao động, vệ sinh, sinh hoạt đoàn thể, giao lưu văn hóa... những hoạt động này đã giúp cho các em hiểu thêm những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, rèn luyện ý thức tập thể, tính cộng đồng nhân văn.

3.2.2. Phát huy tính tự giác và tính chủ động học tập, rèn luyện các giá trị đạo đức truyền thống của sinh viên

Con người với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức, quá trình cải tạo thế giới, là chủ thể của mọi quan hệ xã hội, thông qua hoạt động giáo dục (trong đó có mặt thứ hai của giáo dục là tự giáo dục) con người có khả năng tự biến đổi nhân cách của mình một cách có ý thức. Sinh viên là những người được giáo dục bởi nhà trường, gia đình và xã hội. Cùng với quá trình được giáo dục đó thì tự giáo dục là một quá trình sinh viên tự hoàn thiện nhân cách của mình, sao cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống. Để đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, của xã hội, của thị trường sức lao động, đòi hỏi sinh viên phải phát huy cao độ tính tự giác và tính chủ động, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, trong việc giữ gìn truyền thống.

Sinh viên với những nét đặc thù về tâm sinh lý lứa tuổi, với một trình độ nhận thức và năng lực tư duy nhất định, quá trình giáo dục và tự giáo dục sẽ giúp cho sinh viên không chỉ nắm vững những kiến thức cơ bản, mà còn nắm vững những tri thức đạo đức đã được nhà trường trang bị, cùng với giao tiếp xã hội, sinh viên sẽ chuyển những kiến thức được học đó thành niềm tin cá nhân, thành những tình cảm đạo đức và được thể hiện ngay trong hành vi ứng xử hàng ngày của sinh viên.

Đạo đức là nội dung cơ bản thể hiện văn hóa của con người - văn hóa đạo đức, là mặt giá trị của con người, nó hướng con người vươn tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Đạo đức ở mỗi con người không phải tự nhiên mà có đó là kết quả của cả quá trình phấn đấu, rèn luyện vô cùng khó khăn gian khổ. Người có đạo đức phải là người được giáo dục, qua giáo dục và tự giáo dục. Thông qua hoạt động và giao lưu, con người hiểu rõ hơn về vai trò của lương tâm, nghĩa vụ, ý thức danh dự và các phẩm chất đạo đức cần thiết của cá nhân đối với đời sống cộng đồng.

Cùng với quá trình giáo dục là quá trình tự giáo dục, quá trình tự giáo dục là một quá trình "tự thân vận động", đòi hỏi phải có một nghị lực, một ý chí và quyết tâm cao để chiến thắng chính bản thân mình. Nếu không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên thì rất dễ bị gục ngã trước những cám dỗ của đồng tiền và tâm lý hưởng thụ. Do vậy, tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức không phải là một công việc dễ dàng và đơn giản Hồ Chủ tịch đã để lại cho chóng ta một kiệt tác về tinh thần tự rèn luyện:

Gạo đem vào giã bao đau đớn Gạo giã xong rồi trắng tựa bông Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công.

Đạo đức không phải là cái gì sẵn có, mà nó được củng cố phát triển chủ yếu do sự đấu tranh rèn luyện hàng ngày, tu dưỡng rèn luyện đạo đức cũng giống như "ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong". Trên thực tế có nhiều sinh viên được giáo dục đạo đức và đã hiểu rất rõ các phạm trù, nguyên tắc đạo đức nhưng khi ra trường công tác thì lại hành động tỏ ra không có đạo đức, hoặc vi phạm đạo đức.

Việc phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện các giá trị đạo đức truyền thống của sinh viên là một trong những nội dung hiện đại hóa phương pháp giáo dục: Lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là chủ đạo, là hoàn toàn phù hợp với nguyên lý "tự thân vận động" của triết học. Với ý nghĩa đó, hơn bao giờ hết, chúng ta phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp cho sinh viên có cơ hội để thể hiện mình, để tự mình vươn lên trong cuộc sống. Tính tự giác, tính chủ động, vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện các giá trị đạo đức truyền thống của sinh viên là con đường tất yếu đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của sinh viên ngày nay.

3.2.3. Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống chosinh viên sinh viên

Để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục nói chung, giáo dục giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nói riêng, một trong những giải pháp cơ bản không thể thiếu, đó là kết hợp giáo dục của gia đình, của nhà trường, và của xã hội thành một quá trình thống nhất, liên tục và hoàn chỉnh, sự kết hợp này, sẽ tạo ra một sự thống nhất trong tư tưởng và hành động đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên. Hồ Chủ tịch đã từng nhắc nhở chúng ta rằng: Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cần có sự giáo dục ngoài xã hội và của gia đình để giúp việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không bao giờ được như mong muốn. Trong văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng ta chỉ rõ: "Gìn giữ và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội" [10, tr. 60].

Trong những năm gần đây, phương hướng này về cơ bản đã được thực hiện, góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển xã hội, với mục tiêu xây dựng con người mới theo tinh thần của "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam": là con người có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi; sống có văn hóa và tình nghĩa; giàu lòng yêu

nước và tinh thần quốc tế chân chính... thì chúng ta còn nhiều việc phải làm. Trong văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ hai khóa VIII có viết: "Gia đình và các tập thể, cộng đồng xã hội chưa phát huy vai trò quan trọng trong giáo dục, chưa phối hợp chặt chẽ với nhà trường giáo dục thế hệ trẻ, nhất là về chính trị, đạo đức, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội và văn hóa phẩm đồi trụy" [8, tr. 21]. Chính vì vậy, việc kết hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội là vấn đề then chốt, là một việc làm hết sức cần thiết trong việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống, cho sinh viên.

Gia đình là tế bào của xã hội, là chiếc nôi thân yêu để nuôi dưỡng cả cuộc đời mỗi con người, là một môi trường hết sức quan trọng để giáo dục đạo đức lối sống cho con người. Nuôi dạy con cái thành người là một ước mơ mà các bậc cha mẹ luôn luôn vươn tới, bằng nhiều hình thức khác nhau, các bậc ông bà cha mẹ trong mỗi gia đình đều cố gắng giáo dục con cháu mình trở thành những người con biết kính trên nhường dưới, hiếu thảo với cha mẹ, kính trọng ông bà, coi trọng việc thờ phụng tổ tiên...

Bên cạnh đại bộ phận các gia đình làm tốt nghĩa vụ giáo dục của mình đối với con cái, cũng còn không Ýt gia đình vì các lý do khác nhau, đã không quan tâm đúng mức đến công việc này, dẫn đến tình trạng con cái hư hỏng, thậm chí phạm pháp. Điều đáng buồn là tình trạng giáo dục trong nhiều gia đình còn bị buông lỏng, từ đó xuất hiện "bụi nhà". Quan hệ trong gia đình cũng bị băng hoại bởi sức mạnh của đồng tiền, vì nó mà người ta có thể để người thân của mình bán rẻ nhân phẩm, tiếp tay cho các tệ nạn xã hội, vì nó mà con cái sẵn sàng giết cha mẹ, anh chị em quay lưng lại với nhau, vợ chồng chia lìa... Có thể nói, sự sút kém vai trò và hiệu quả của giáo dục gia đình, là một trong những lý do chủ yếu dẫn đến nhiều hiện tượng sinh viên thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, thậm chí phạm pháp, nhiều trường hợp sinh viên phải bị truy tố trước pháp luật.

Đứng trước thực trạng đó, đòi hỏi mỗi gia đình phải có sự quan tâm đúng mực đối với việc giáo dục con cái. Ngoài việc chăm lo giáo dục cho con cái về mặt trí tuệ, cần phải bồi dưỡng mặt đạo đức nhân cách, kết hợp những phương pháp giáo dục truyền thống với hiện đại sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới, làm sao mỗi gia đình phải là nơi lưu truyền và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác, tăng cường hơn nữa việc xây dựng "nếp sống văn minh" "gia đình văn hóa" phấn đấu 80% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa như tinh thần văn kiện Đại hội IX đã đề ra.

Gia đình cần có sự kết hợp chặt chẽ với nhà trường, vì nhà trường là nơi trang bị cho các em những kiến thức cơ bản, chính thống, là nơi chiếm rất nhiều thời gian đối với các em khi còn đi học. Do vậy, một môi trường giáo dục hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao trong giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng. Trong nhà trường ngoài những kiến thức cơ bản, các em còn được học bộ môn đạo đức học, do vậy, cần phải kết hợp giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống với những giá trị đạo đức phổ quát của nhân loại và của thời đại, kết hợp học và hành trong giáo dục, thông qua đó giúp cho sinh viên thấm nhuần những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, rèn luyện ý thức tập thể, tính cộng đồng. Các thầy cô giáo trong nhà trường phải luôn nêu cao tấm gương sáng về nhân cách cho sinh viên học tập noi theo.

Xã hội giữ vai trò hết sức to lớn trong việc hình thành và hoàn thiện các phẩm chất đạo đức, lối sống của sinh viên, xã hội là một môi trường rộng lớn, mà ở đó có các cá nhân, có các mối quan hệ giao tiếp với nhau trong học tập và sinh hoạt, đó là nơi thể hiện khả năng của mỗi con người. Do vậy, đối với xã hội, trực tiếp là nhà nước, cần có những định hướng toàn diện về mặt kinh tế tư tưởng đạo đức, pháp luật, hệ thống chính sách, chế độ đãi ngộ được thực hiện qua nhà nước, qua mạng lưới tuyên truyền, thông tin đại chúng, qua dư luận và các công tác xã hội... xây dựng một môi trường lành mạnh, để có tác động tích cực đến sự hình thành phát triển nhân cách sinh viên.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong công tác giáo dục đạo đức truyền thống cho sinh viên, trước mắt chúng ta cần giải quyết tốt một số điểm sau đây:

Thứ nhất: Trong giáo dục đạo đức cho sinh viên, giữa gia đình và nhà trường phải có sự thống nhất về quan điểm, nội dung, phương pháp, tránh tình trạng phân tán, biệt lập. Gia đình phải luôn luôn nắm bắt được những thông tin từ phía nhà trường, có những hiểu biết nhất định về phía nhà trường để không cản trở con em khi tham gia vào các phong trào có tính chất thực hành chính trị - xã hội, do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức.

Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, sang nền kinh tế thị trường, đã và đang tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống xã hội, dẫn đến sự chuyển biến lớn trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có lĩnh vực đạo đức. Điều đó đã làm cho các thang giá trị cũng có sự biến đổi, và có những ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống đạo đức của sinh viên. Hiện nay các quan niệm về đạo đức trong xã hội còn có sự xung đột giữa các thế hệ. Có những bậc phụ huynh vẫn giáo dục con mình theo một khuôn mẫu kiểu gia trưởng phong kiến, điều đó không những không còn phù hợp với xã hội hiện đại mà còn gây cản trở tới sự phát triển của tầng lớp tri thức trẻ hiện nay. Đã có những diễn đàn để cho học sinh, sinh viên bầy tỏ tâm trạng của mình, mong rằng qua những tiếng nói đó của các em các, bậc cha mẹ sẽ có cách nhìn nhận mới về các em và cũng có cách thức giáo dục đạt hiệu quả hơn, phối hợp chặt chẽ với nhà trường để giúp các em vươn lên trong cuộc sống, đạt kết quả cao trong học tập và tự khẳng định mình.

Thứ hai: Gia đình, nhà trường, xã hội phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc kết hợp giáo dục đạo đức cho sinh viên. Đây là một vấn đề có tính chất quyết định sự thành công, hay không thành công của việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Nếu gia đình, nhà trường, xã hội, không có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, chính trị - tư tưởng, không có kỷ luật nghiêm minh, thì ở đó sẽ có rất nhiều sinh viên vi phạm kỷ luật, thậm chí sa vào con đường phạm tội. Do vậy, vai trò của các cấp lãnh đạo của Đảng, từ cơ quan bộ đến các trường đại học và cao đẳng phải hết sức nêu cao vai trò trách nhiệm của mình, luôn quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức tư tưởng lối sống cho sinh viên, quan tâm đến nguyện vọng cũng như quyền lợi của sinh viên, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để nâng cao hiệu quả trong công tác này. Nhà trường là nơi đào tạo con người không chỉ về mặt kiến thức, mà còn giáo dục họ cả về mặt đạo đức. Vì lẽ đó, nhà trường cần phải giữ nề nếp kỷ cương trong học đường, tạo môi trường trong sạch, lành mạnh giúp sinh viên nhận thức được những giá trị đạo đức nào là cần thiết, là có ý nghĩa đối với bản thân mình và xã hội; làm cho họ nhận thức được những giá trị truyền thống, như lòng nhân ái, tinh thần yêu nước, đức tính cần cù, chịu khó, lạc quan, vị tha, trung thực... Giáo dục đạo đức trong nhà

trường còn làm cho sinh viên biết trân trọng, yêu quý, cố gắng lĩnh hội và thực hiện các giá trị đạo đức đích thực, không chấp nhận những gì là phản giá trị, có tinh thần đấu tranh bảo vệ và phát triển những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Đối với các sinh viên sống trong ký túc xá nhà trường phải có sự quan tâm đặc biệt. Các bộ phận làm công tác quản lý sinh viên phải có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quần chúng, chủ yếu là Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, để quản lý sinh hoạt, học tập, vui chơi của sinh viên. Phối hợp với công an phường nơi trường đóng để quản lý về mặt hộ khẩu và an ninh xã hội. Mặt khác còn phải phối hợp với các lực lượng bảo vệ của trường để giữ gìn trật tự và bảo vệ tài sản cho sinh viên.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn thạc sĩ Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế một số trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội) (Trang 30)