Quán triệt quan điểm của Đảng, đổi mới nhận thức đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn thạc sĩ Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế một số trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội) (Trang 25)

VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG DÂN TỘCCHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1.1. Quán triệt quan điểm của Đảng, đổi mới nhận thức đối với việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thốngcho sinh viên cho sinh viên

Đảng ta luôn luôn xác định: con người là vốn quý nhất, chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta. Để đạt được mục tiêu đó, cùng với việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân, Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng việc xây dựng nền tảng tinh thần vững chắc của chế độ xã hội mới. Thực tiễn chứng tỏ rằng, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần có mối quan hệ biện chứng với nhau. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển phải gắn với cội nguồn, với việc kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống và bản sắc dân tộc, nếu không sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa, đánh mất bản thân mình.

Chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta coi thanh niên - trong đó có sinh viên - giữ vị trí trung tâm, lực lượng có ý nghĩa quyết định đối với tương lai và vận mệnh của nước nhà.

Tại Đại hội lần thứ V Hội sinh viên Việt Nam, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười có nói: Mục tiêu đào tạo của các trường là hình thành trong mỗi sinh viên nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, tôn trọng pháp luật; đào tạo những người lao động tự chủ, có ý chí tiến thủ, giàu lòng nhân ái, sống lành mạnh, có óc sáng tạo, có trình độ và nắm vững những kiến thức cơ bản, đồng thời tiếp cận những thành tựu mới về văn hóa, khoa học, công nghệ, quản lý của thế giới ngày nay, vừa hiểu biết sâu sắc về quê hương, đất nước, về truyền thống và bản sắc của dân tộc; có sức khỏe, có khả năng đóng góp hữu hiệu vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tinh thần đó tiếp tục được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001) của Đảng: Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, không cam chịu nghèo hèn quyết tâm vươn lên trong cuộc sống.

Gần đây, trong bài phát biểu kết luận Hội nghị triển khai công tác tư tưởng - văn hóa toàn quốc năm 2004, đồng chí Nguyễn Khoa Điềm đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, yếu kém trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nói chung, đạo đức nói riêng. Bài kết luận có đoạn viết: Tất nhiên, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương không quên vấn đề giáo dục lý tưởng nhưng chúng ta chưa đặt vấn đề giáo dục lý tưởng với độ sâu cần thiết nên xã hội đã xuất hiện hiện tượng phai nhạt lý tưởng. Ví dụ, trong lĩnh vực giáo dục, ta đều nói chất lượng học tập của học sinh hiện giờ đang giảm sút; các nhà giáo đang tìm tòi cách cải tiến chất lượng sách giáo khoa, nâng cao chất lượng giáo viên, cải tiến chế độ thi cử, hy vọng thông qua đó nâng cao chất lượng giáo dục. Điều đó là cần thiết nhưng tôi cảm thấy cái gốc của giáo dục vẫn là vấn đề lý tưởng của thanh niên, học sinh. Nếu lý tưởng đúng, sôi sục thì xã hội chúng ta với phương tiện hiện đại cũng có thể đáp ứng cho nhiều thanh niên, sinh viên học giỏi. Bây giờ máy vi tính nhiều, sách vở nhiều, muốn học giỏi ngoại ngữ không thiếu phương tiện nhưng tại sao chất lượng giáo dục sa sút? Chất lượng sa sút bởi vì vấn đề chí hướng chưa sáng tỏ trong các em. Phải đặt trở lại vấn đề giáo dục lý tưởng cho các em. Nếu các em quyết tâm học vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đem lại niềm vui cho xã hội và gia đình thì các em sẽ học giỏi. Bằng không dù đưa cho các em một chương trình tốt nhất thì các em vẫn không đủ tâm hồn và ý chí để tiếp nhận một chương trình do người lớn chuẩn bị. Giáo dục lý tưởng cách mạng, nuôi dưỡng cho các em một lẽ sống cao đẹp vẫn là điều trước tiên khi bàn về nâng cao chất lượng giáo dục.

Muốn thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục - đào tạo trong giai đoạn mới, Đảng ta coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bối dưỡng nhân tài. Giáo dục đào tạo chính là cơ sở để phát huy nguồn lực con người, mặt bằng dân trí có cao thì mới có khả năng lựa chọn đào tạo được một đội ngũ lao động lành nghề, những cán bộ khoa học có trình độ tay nghề cao. Đảng xác định nhiệm vụ và mục đích cơ bản của giáo dục Việt Nam là: Nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khỏe, là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn thạc sĩ Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua thực tế một số trường đại học và cao đẳng ở thành phố Hà Nội) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w