Hoàn cảnh lịch sử

Một phần của tài liệu Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam (Trang 26)

3. Giai đoạn 3: từ 1921 đến

3.1.Hoàn cảnh lịch sử

Năm 1921, Huỳnh Thúc Kháng được mãn hạn sau 13 năm lưu đày, chịu quản thúc trong nhà tù của chủ nghĩa thực dân. Cùng mãn hạn tù với Huỳnh Thúc Kháng lúc này còn có hai người bạn văn chương là Ngô Đức Kế và Đặng Nguyên Cẩn. Sau này chúng ta thấy, cả hai cụ nghè Ngô và nghè Huỳnh đều là những người đi tiên phong trên mặt trận văn hóa – tư tưởng, đều đứng đầu hai tờ báo mà tiếng nói của nó có những tác động nhất định đến thời cuộc, đó là báo Hữu Thanh do Ngô Đức Kế làm chủ bút và báo Tiếng Dân do Huỳnh Thúc Kháng vừa làm chủ nhiệm kiêm chủ bút.

Sau khi Từ Côn Đảo trở về quê nhà, Huỳnh Thúc Kháng sống có vẻ trầm mặc, mọi hành trạng đều hết sức cẩn trọng trong cảnh nghèo khó và bệnh tật. Nhưng đến năm 1926 khi thực dân Pháp thực hiện chính sách “ve vãn thuộc địa”, nới lỏng một số chính sách, cho thành lập Viện dân biểu nhân dân, Huỳnh Thúc Kháng ra ứng cử với mong muốn mang tiếng nói của mình đấu tranh cho quyền lợi của nhân dân và trúng cử làm Viện trưởng Viện dân biểu Trung Kì, sống ngay giữa kinh đô Huế.

Tháng 4 năm 1927, công ty Huỳnh Thúc Kháng được thành lập, với tư cách là Viện trưởng Viện dân biểu Trung Kì, Huỳnh Thúc Kháng xin xuất bản tờ báo Tiếng Dân. Đến ngày 10 tháng 8 năm 1927 báo Tiếng Dân số đầu tiên ra đời do Huỳnh Thúc Kháng vừa làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, nằm dưới sự kiểm duyệt của Tòa Khâm sứ. Tòa soạn của báo đặt tại số nhà 123 đường Đông Ba (nay là đường Huỳnh Thúc Kháng), thành phố Huế.

Tiếng Dân thuộc thể loại báo chính trị - xã hội, là tờ báo quốc ngữ đầu tiên của Trung Kì – mảnh đất nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của đế kinh. “Những hàng chữ trên mặt tờ báo là những hàng mực nhiệt thành xuất phát từ bầu nhiệt huyết của ông đều nhằm tới một đối tượng chính : nhân dân. Nó là một cơ quan ngôn luận nặng hơn là thông tin, người đọc tờ báo không phải thuần chỉ đọc những dòng chữ mà còn đọc nơi tâm hồn, nhân cách của

người chủ trương, người viết những bài bình luận. Do đó, Tiếng Dân trở thành một cơ quan giáo dục nhằm đào tạo một con người biết thương nước yêu nòi, biết căm thù “quân cướp nước và bán nước”, biết thương yêu đùm bọc nhau trong lúc hoạn nạn” [63, 28]. Điều này có thể cho thấy, báo Tiếng Dân ra đời là một sự kiện đáng chú ý, nhất là trong thời gian các tờ báo do Pháp bảo hộ như Đông Dương tạp chíNam Phong tạp chí đặt trụ sở tại Hà Nội đang làm mưa làm gió và có tầm ảnh hưởng không chỉ ở Bắc Kì.

Trong Huỳnh Thúc Kháng niên phổ, tác giả có viết : “Từ đó (từ năm 1927), tờ báo Tiếng Dân là nơi tôi co mình giữa chợ đông, ngoài ra không có gì đáng nói. Há chẳng phải duyên văn tự bút thiệt đối với tôi, có chỗ không thể rời được chăng ?”.

Sự hiện diện của một danh nho, một “cựu” quốc sự phạm giữa làng báo mà nếu xét trên phương diện của tiến trình hiện đại hóa đang diễn ra trên mọi mặt của đời sống chính trị – văn hóa – xã hội, thì đó là một tất yếu nhưng lại đầy chủ động có ý thức là niềm an ủi sâu sắc, một chỗ dựa tinh thần vững chắc để quốc dân noi theo, và không chỉ có thế, sự hiện diện ấy cũng đã kéo theo sự xuất hiện của khá nhiều những sự lựa chọn dũng cảm. Chúng ta thấy trong khoảng thời gian ấy, nhiều nhà nho tâm huyết với sự nghiệp cách mạng của nước nhà đã ra làm báo, trong số ấy có không ít là những cộng tác viên đắc lực của Tiếng Dân : Trần Đình Phiên, Nguyễn Quý Hương, Lê Nhiếp, Nguyễn Xương Thái, Vương Đình Quang,... và cả một số trí thức tân học trẻ như Đào Duy Anh, ... đã tạo nên một tờ báo có sức sống lâu bền, gây được tiếng vang nhất định đối với phong trào cách mạng của nước nhà

3.2. Tác phẩm

Đây là một giai đoạn sáng tác mới và có nhiều tác động nhất đối với tiến trình hiện đại hóa văn học nước nhà của Huỳnh Thúc Kháng. Qua việc khảo sát, đánh giá khách quan các tác phẩm của nhà chí sĩ thời kì này, có thể nói

đây là giai đoạn ông sáng tác sung sức và trên nhiều mặt trận nhất, trong đó, có một mặt trận rất mới, rất hiện đại, đó là mặt trận báo chí. Hầu hết các sáng tác của ông giai đoạn này đều được thể hiện trên mặt báo cho thấy sự chuyên nghiệp, thức thời của một chí sĩ tiêu biểu đầu thế kỉ XX. Sự kiện một nhà nho ra làm báo quốc ngữ và viết văn để đăng trên mặt báo là một bước chuyển cực kì quan trọng, thực tế văn học đầu thế kỉ cho thấy : trong số các danh sĩ cùng thời (đặc biệt là các chí sĩ từng là “quốc sự phạm” Côn Đảo), ít ai có đủ can đảm và năng lực xông pha mặt trận mới trên tuyến đầu ngoài Huỳnh Thúc Kháng và Ngô Đức Kế (chủ bút báo Hữu Thanh).

Việc lục tìm lại các bản Tiếng Dân và dựa trên một số công trình nghiên cứu về Huỳnh Thúc Kháng cho thấy, trong quá trình làm báo Tiếng Dân, Huỳnh Thúc Kháng lấy nhiều bút danh khác nhau : Sử Bình Tử, Khách Quan, Tha Sơn Thạch, Khí Ưu Sinh, Ưu Thời Khách, Ngu Sơn, Thức Tự Dân, Hà Hử Nhân,... Các bút danh, chúng tôi thấy xuất hiện ở gần như ở khắp các mục của tờ báo, trong đó có không ít bài viết ở các mục bàn luận về những vấn đề của lịch sử, của chính trị, triết học. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ quan tâm đến các sáng tác thơ văn của Huỳnh Thúc Kháng được đăng trên

Tiếng Dân (trừ các sáng tác thuộc Thi tù tùng thoại mà chúng tôi đã đề cập). Về các sáng tác văn chương của Huỳnh Thúc Kháng, chúng tôi thấy thơ văn ông dù sáng tác trong thời kì nào cũng phản ánh không khí thời đại, nóng bỏng tính thời sự. Là một chí sĩ có tinh thần tự nhiệm cao, Huỳnh Thúc Kháng luôn trăn trở, nghĩ suy trước thế thái nhân tình, trước tình cảnh thê thảm của non sông đất nước.

Ngoài ra, ông còn làm nhiều câu đối thể hiện niềm thương xót trước những tấm gương trung nghĩa đã hi sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng nước nhà.

Không chỉ vậy, trong các sáng tác của Huỳnh Thúc Kháng được đăng trên Tiếng Dân thời kì này, bên cạnh hình ảnh người công dân tự nhiệm luôn trăn trở việc nước là hình ảnh nhân dân – những nạn nhân trực tiếp và đáng thương nhất của chiến tranh hiện lên sinh động và khá thương tâm trong nhiều bài thơ, đó cũng là đối tượng được nhà chí sĩ quan tâm hàng đầu trong cuộc đời hoạt động cách mạng của ông.

Bên cạnh những vần thơ cảm thời thế, thể hiện tâm sự, niềm băn khoăn, trăn trở đối với vận mệnh dân tộc, số phận đáng thương của nhân dân, Huỳnh Thúc Kháng còn viết nhiều bài bình luận, nghiên cứu, phê bình văn chương đặc sắc và có giá trị nhất định về mặt học thuật, lí luận. Đây là cống hiến quan trọng nhất của Huỳnh Thúc Kháng trong giai đoạn sáng tác này nhất là khi đặt trong bối cảnh văn học trung đại khi khoa học lí luận, tư duy lí thuyết chưa phát triển thì những bài phê bình, tranh luận văn học của Huỳnh Thúc Kháng càng có ý nghĩa, nó thực sự đã góp phần đưa văn học nước nhà tiến sang một phạm trù mới hợp với quỹ đạo vận động và phát triển của văn học thế giới.

Những bài nghiên cứu, tranh luận về học thuật, đạo đức học chiếm một vị trí đáng chú ý trên nhiều số báo của Tiếng Dân. Trước tiên, có thể kể đến những bài tranh luận về Hán học : Những điều khuyết điểm của Khổng giáo ;

Hán học ở trong xã hội ta ngày nay ; Lối học khoa cử và lối học của Tống Nho có phải là học đạo Khổng Mạnh không ? ; Di hại bởi một chữ “giải nghĩa lầm” của Tống Nho, chữ “lợi” ở chương đầu sách Mạnh Tử ; Cái thuyết Thúc Tôn Thông. Sở Hành không khác Khổng

Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót nếu trong số các công trình trên không kể đến các bài tranh luận của Huỳnh Thúc Kháng xung quanh kiệt tác Truyện Kiều

của Nguyễn Du : Chánh học cùng tà thuyết có phải là vấn đề có quan hệ chung không ? (T.D số 317, 17 – 9 – 1930) ; Lại vấn đề chánh học cùng tà thuyết (T.D số 328, 18 – 10 – 1930), Vịnh Kiều, Mê người trong tiểu thuyết

cùng mê người trong tuồng hát, Lại câu chuyện bác Truyện Kiều. Đây là các bài bình luận văn học nhưng thực chất lại vừa liên quan đến vấn đề đạo đức học vừa liên quan trực tiếp đến vấn đề chính trị nhạy cảm lúc bấy giờ.

Chiêu tuyết những lời báng cho một nhà chí sĩ mới qua đời (Chánh học cùng tà thuyết có phải là vấn đề quan hệ chung không ?) là bài viết đầu tiên trong loạt bài bác Kiều của Huỳnh Thúc Kháng. Bài viết này được viết ngay sau bài viết Phạm Quỳnh trả lời Phan Khôi, bài viết được đăng trên báo Tiếng Dân số 317 ngày 17 – 09 – 1930. Trong bài viết này, Huỳnh Thúc Kháng đã thẳng thắn chỉ rõ : “Nay cứ như bức thơ ông trên thì rõ cái mối thù riêng hiềm vặt, đối với chuyện công kích ấy chất chứa trong trái tim ông đã tám chín năm nay, nhân ông Phan Khôi khêu mối mà ông kéo rây ra, toàn bức thư ông không chỗ nào “gãi ngứa” vào bài “Chánh học cùng tà thuyết” kia mà chỉ là những lời nhạo báng. Cái lối nặc oán ấy là tâm lí gì ?”.

Không dừng lại ở đó, khi viết bài viết có tính chất đối thoại với Phạm Quỳnh – tác giả phong trào tán dương Truyện Kiều, Huỳnh Thúc Kháng còn nặng nề lên án Kiều với những ngôn từ đầy thiên kiến : “con đĩ Kiều có cái giá trị gì ? người tô vẽ Kiều kia có công đức gì mà hoan nghênh”. Theo cách đánh giá của ông thì “Truyện Kiều chẳng qua chỉ là một lối văn chương mua vui mà thôi, chớ không phải là thứ sách học, mà nói cho đúng Truyện Kiều

một thứ dâm thư, rõ không ích mà

có hại”.

Từ một tác phẩm văn học, Truyện Kiều trở thành một chiêu thức để bọn thực dân tán dương nhằm phục vụ cho mục tiêu chính trị của chúng. Chính vì thế, để chống lại thực dân, để bảo vệ “thuần phong mĩ tục” ngàn đời của cha ông, theo Huỳnh Thúc Kháng, nhất định phải tẩy chay, đả kích kịch liệt

Truyện Kiều, bởi đó là một cuốn sách dạy “làm đĩ”, một cuốn dâm thư, tà thuyết.

Từ những thiên kiến khi đánh giá Truyện Kiều, Huỳnh Thúc Kháng nhìn thấy bất cứ nơi nào đề cập đến Kiều, ông đều viết bài phản hồi, chẳng hạn cũng trong năm 1930 sau bài viết nêu trên, Phan Khôi có viết một bài phê bình một số chỗ mà Huỳnh Thúc Kháng tỏ ra khá nặng nề trong cách đánh giá đối với Kiều và tác giả Truyện Kiều, liền ngay sau đó, Huỳnh Thúc Kháng lại viết bài Lại vấn đề chánh học cùng tà thuyết (Biện chính lại mấy lời phê bình của ông Phan Khôi). Tiếp đó, năm 1933, Huỳnh Thúc Kháng lại viết người trong tiểu thuyết cùng mê người trong tuồng hát (Thuyết chiêu tuyết cho Vương Thuý Kiều của ông Lưu Trọng Lư với anh học trò mê kép đóng vai Tần Cối), để đáp lại ý kiến của Lưu Trọng Lư về chùm thơ Vịnh Kiều của ông ,…

Những bài tranh luận, phê bình trên cho thấy Huỳnh Thúc Kháng là người rất tâm huyết đối với việc gìn giữ những giá trị đạo đức truyềnthống và ông đã tham gia rất tích cực vào việc giáo hoá nhân tâm, khai sáng dân trí nhằm xây dựng những nhân cách mới. Đó là ở phương diện đạo đức, còn ở phương diện phê bình văn học thì những bài tranh luận, phê bình ấy dư luận về sau và cho đến tận bây giờ vẫn còn băn khoăn về sự đánh giá và phê phán kiệt tác Truyện Kiều của ông (và cả Ngô Đức Kế). Vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập rõ hơn ở chương sau của luận văn.

Ngoài những bài trên, Huỳnh Thúc Kháng còn đăng trên Tiếng Dân

những bài viết luận về triết học có Vấn đề dân sinh ; về đạo đức học tiêu biểu có bài viết Cái đặc tính di truyền của người Việt Nam (Hà Hử Nhân) nhằm phê phán thói hư tật xấu của một số người trong xã hội Việt Nam đương thời như thói chuộng hư vinh và Cái não ham danh tước của người mình, khuyên mọi người tỉnh táo trước sự cám dỗ của cái bả hư danh ; các bài bàn về một số vấn đề liên quan đến văn học : Một cái bệnh dịch trong làng văn nên cùng nhau sớm tìm thuốc chữa. Vài điều kiến giải hùn ; Khái luận về văn học chữ

Hán ở nước ta của ông Phan Khôi, Nhà học giả phải có một cái quê hương, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lập ngôn và tri ngôn, Văn tả thực trong văn giới cận đại của S.B.T (Tiếng Dân từ số 1461 đến 1463, tháng 3 – 1940),…

Ngoài ra, trên Tiếng Dân còn đăng nhiều bài dịch văn xuôi, đặc biệt là các tiểu phẩm của nước ngoài do Huỳnh Thúc Kháng dịch như : Án bạc giấy giả (M.V dịch), Hồng hiến đế chế diễn nghĩa do Sử Bình Tử dịch, Mạo hiểm nữ hiệp do Xà Túc Tử dịch,… đó đều là những tác phẩm nêu cao những tấm gương đạo đức, anh hùng liệt nữ hay phê phán thói đời giả dối, đua tranh bất minh,… nói lên nỗi trăn trở của Huỳnh Thúc Kháng về thời cuộc cũng như quan niệm của nhà chí sĩ về những giá trị sống cao đẹp.

Qua việc điểm lại một số nội dung chính, nổi bật trong các sáng tác của Huỳnh Thúc Kháng giai đoạn làm báo Tiếng Dân, chúng tôi thấy rằng ông có một sức viết không thể xem nhẹ, một khả năng biết huy động nhiều nguồn tri thức từ mọi lĩnh vực của đời sống, nhưng trên hết là một thái độ nhập thế mạnh mẽ, tâm huyết. Chính điều này đã tạo nên chân dung một nhà văn tiêu biểu và quyền uy bậc nhất của dòng văn học yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX bên cạnh Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,… Những sáng tác của ông đã có những tác động tích cực đến sự phát triển của lịch sử văn học cũng như bổ khuyết vào diện mạo phát triển của văn học nước nhà những thập niên đầu thế kỉ một phong cách, một cá tính sáng tạo khá độc đáo. Đó là những đóng góp quan trọng không thể phủ nhận góp phần đưa văn học Việt Nam gia nhập vào quỹ đạo hiện đại hoá của văn học thế giới.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam (Trang 26)