4.5 Nguyên lý hoạt động của bộ Engine-ECU
4.5.1. Các loại bộ nhớ
(a) ROM – Read Only Memory (Bộ nhớ chỉ dùng đểđọc). • Thông tin được lập trình trước
• Không thay đổi trong quá trình hoạt động
• Không cần cấp điện để duy trì
Bộ nhớ ROM chứa đựng thông tin được lưu trữ vĩnh viễn và bộ Engine-ECU sử dụng đểđáp ứng với dữ liệu của tín hiệu vào. Nguồn điện ắc quy không cần thiết để duy trì dữ liệu của ROM. ROM được lập trình vào trong bộ Engine-ECU bởi nhà sản xuất và không thay đổi khi bộ ECU hoạt động. Bộ Engine-ECU có thểđọc thông tin từ ROM nhưng không thể
Đưa thông tin vào trong nó. Một số kiểu Engine-ECU sau này có thểđược “chép vào”, đó là quá trình cập nhật bộ nhớ ROM bằng cách sử dụng máy MUT II/III và thiết bị chuyên dùng.
(b) RAM – Random Access Memory (Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên)
• Engine-ECU có thểđọc hoặc ghi
• Lưu trữ tạm thời dữ liệu
• Dữ liệu được lưu trữ bằng cách sử dụng điện ắc quy
Bộ Engine-ECU có thểđọc và truyền thông tin hoặc lưu trữ thông tin ở trong bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM. RAM lưư trữ dữ liệu tạm thời và chờ cho nó được sử dụng hoặc cập nhật. Một số thông tin được lưu trữ trong RAM được sử dụng để cập nhật chương trình xử lý được cất trong ROM.
Nếu điện áp ắc quy bị mất vì một lý do nào đó, tùy thuộc vào sự khởi động lúc ban đầu, bộ Engine-ECU sẽ hoạt động theo chương trình bên trong ROM cho đến khi dữ liệu mới được lưu trữ vào trong RAM trong quá trình hoạt động.
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG MPI
(c) EEPROM – Electrically Erasable Programmable Read Only Memory (Bộ nhớ ROM cho phép lập trình xóa bằng điện)
Dùng để lưu trữ dữ liệu và dữ liệu không bị mất đi khi ngắt nguồn điện vì vậy các thông số thích ứng, mã lỗi và những dữ liệu khác lưu trữ trong bộ nhớ này không thể bị xóa nếu không sử dụng các công cụ chẩn đoán.
4.5.2. Mã chẩn đoán trục trặc Diagnostic Code
• Đọc được qua máy MUT II hoặc MUT III • Nhận ra một mạch hư hỏng
• Nhận ra bộ Engine-ECU không thể thực hiện một chức năng nào đó • Đèn “Check engine” bật sáng với hầu hết mã
• Bộ Engine-ECU có thể hoạt động ở chếđộ Fail safe (chếđộ tự khắc phục)
(a) Nhận diện ra một mạch trục trặc
Bởi vì bộ Engine-ECU được lập trình để nhận ra sự hiện diện và giá trị của các tín hiệu điện vào nên nó có thể nhận ra các tín hiệu vào không đúng.
Một khi bộ Engine-Ecu tìm ra một sự hư hỏng với thời gian hơn 4s (trong hâu hết các trường hợp), một mã trục trặc sẽđược lưu vào bộ nhớ của nó .
Các mã trục trặc có thểđọc qua máy MUT II/III. Việc chẩn đoán và khắc phục các trục trặc đòi hỏi phải xác định chính xác các nguyên nhân gây nên sự trục trặc đó.
(b) Bộ Engine-ECU không thể thực hiện một chức năng nào đó
Một mã báo trục trặc cũng có thể chỉ ra rằng bộ Engine-ECU không thể thực hiện một chức năng nào đó nhưđã được thiết kế. Ví dụ như chức năng “thời gian quá nhiều để thực hiện ở chếđộđiều khiển hồi tiếp” có thể nhận ra một trục trặc trong hệ thống.
Loại mã báo trục trặc này có thể xuất hiên ngay cả khi bộ Engine-ECU không thể tìm ra bất kì các trục trặc nào trong mạch điện của các bộ phận. Kiến thức về sự hoạt động của bộ Engine-ECU giúp bạn phán đoán ra và cô lập loại trục trặc này.
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG MPI
4.5.3. Đèn “Check engine”
Hình. 1.24
Khi một mã báo trục trặc được lưu trữ thì bộ Engine-ECU sẽ bật đèn “Check engine”. Mã báo trục trặc được lưu trữ sử dụng trực tiếp nguồn ắc quy và không mất đi khi tắt công tắc đánh lửa. Trong trường hợp
Hoạt động của chức năng failsafe (chức năng tự khắc phục) :
• Nếu một bộ phận trục trặc là bộ phận quan trọng, nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hoạt động của động cơ thì bộ Engine-ECU sẽ chuyển sang chếđộ failsafe.
• Chếđộ failsafe là một bộ các giá trị tiêu chuẩn được lập trình trước sẽ cho phép động cơ chạy trong khi một số bộ phận bị trục trặc. Ở chếđộ này, động cơ sẽ hoạt động ở hiệu suất bị giảm và khả năng vận hành của xe có khả năng bịảnh hưởng xấu.
• Nếu như sự trục trặc của các bộ phận nào đó xảy ra nghiêm trọng, chẳng hạn như cảm biến góc quay trục khuỷu, bộ Engine-ECU không thể cung cấp tín hiệu đánh lửa và tín hiệu điều khiển phun nhiên liệu.
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG MPI
4.5.4 OBD – On Board Diagnostics
• Được dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế • Kiểm soát khí thải
• Nhận biết được sự thông mạch của các cảm biến và các bộ phận
Các hệ thống chẩn đoán trục trặc OBD được dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế thích hợp đã được ứng dụng trên một số kiểu xe với mục đích tiêu chuẩn hóa các chẩn đoán trục trặc của xe. Hệ thống sử dụng mã chẩn đoán hư hỏng được thay đổi phù hợp với việc áp dụng vào một hệ thống OBD. Hệ thống OBD nhận biết được mức độ độc hại của thành phần khí thải ngoài ra còn nhận biết được mạch điện của các thiết bị hệ thống thông thường.
Có ba loại OBD:
• OBD-II dùng cho các xe theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Mỹ; • Е - OBD dùng cho các xe theo tiêu chuẩn kỹ thuật của EU • J - OBD dùng cho các xe theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhật Bản. Ba loại này sử dụng các phương pháp nhận biết khác nhau.
Ở Mỹ, cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) bắt buộc các nhà sản xuất ô tô phải trang bị hệ thống kiểm soát khí thải trong hệ thống OBD phù hợp với tinh thần Clean Air Act.
Việc triển khai hệ thống OBD ở Mỹ và Canada 1) OBD-I (89 - 93)
Nhận biết trục trặc trong hệ thống kiểm soát khí thải và:
• Báo cho người lái xe biết qua đèn báo MIL - Malfunction Indicator Lamp • Lưu trữ các trục trặc ở dạng báo mã trục trặc DTC – Diagnostic Trouble Code
2) OBD-II (94 - )
(1) Bảo đảm cho việc sửa chữa tin cây hơn
А: Các trình tự dưới đây phải được thực hiện để báo mã trục trặc cũng có thểđược đọc tại một xưởng sửa chữa thông thường
• Dụng cụđó hiện sóng tiêu chuẩn (GST - General Scan Tool) • Các đầu nối đúng tiêu chuẩn (MMC hiện sử dụng đầu nối 16 chân) • Sử dụng dạng mã báo trục trặc DTC chung
• ECU có thểđọc được bằng GST
• Các hạng mục đều theo tiêu chuẩn ARB – Air Resources Board В: Tiêu chuẩn hóa các sổ tay hướng dẫn sửa chữa
(2) Các xe có hệ thống kiểm soát khí thải phải được đưa vào giám sát (I/M check). E-OBD
Ở Châu Âu một số tiêu chuẩn tương ứng với OBD-II ở Mỹ bắt buộc phải tuân theo để phù hợp với yêu cầu của EC là 98/69/EC.
Các tiêu chuẩn này được gọi là On Board Diagnostic của Châu Âu hay còn gọi là E-OBD. Các quốc gia tham gia tiêu chuẩn này bào gồm 15 nước Châu Âu, Thụy Sỹ, Na Uy và Iceland.
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG MPI
Hình. 1.25
4.5.5. Kết nối với các máy chẩn đoán MUT-II hoặc MUT-III
Các thiết bị MUT-II hoặc MUT-III có thể kết nối trực tiếp với Engine-ECU. Sau khi kết nối giắc đực 12 chân hay 16 chân ta có thể thực hiện được một số công việc sau:
• Đọc mã lỗi
• Kiểm tra các dữ liệu về bảo dưỡng (thông tin nhận được từ các cảm biến), • Xóa mã lỗi DTC
• Lập trình lại ROM bên trong Engine-ECU • Điều khiển bằng tay một số cơ cấu chấp hành.
Tất cả những điều này chủ yếu giúp cho việc chẩn đoán và xác định nhanh chóng những lỗi trục trặc từđộng cơ.