4.3 Thực thi
Để hoàn thành quá trình “nhận biết – ra lệnh – thực thi”, thì bộ Engine-Ecu điều khiển các hệ thống của động cơ thông qua việc sử dụng các thiết bịđiện được gọi là cơ cấu chấp hành.
Để điều khiển các cơ cấu chấp hành, bộ Engine-ECU có thểđiều khiển mạch điện nguồn cung cấp đến, hoặc mạch nối mass từ các cơ cấu chấp hành. Hầu hết các cơ cấu chấp hành của Mitsubishi sử dụng kiểu điều khiển Ground Circuit (điều khiển mạch nối mass) bởi bộ Engine-ECU.
4.3.1. Mạch điều khiển vòi phun
Ắc quy
Rơle điều khiển
ON OFF
No.1 No.2 No.3 No.4
Engine-ECU
Hình. 1.18
Mạch vòi phun dùng cho động cơ phun xăng là một ví dụ của bộ Engine-ECU điều khiển mạch nối mass. Điện áp dương của ắc quy được cung cấp qua một rơle đến các vòi phun, khi công tắc IG bật mởở vị trí “ON” hoặc ”START”.
Để kích hoạt một vòi phun, bộ Engine-ECU chỉ cần nối mass mạch tương ứng. Điều này làm cho dòng điện đi qua cuộn dây điện từ của vòi phun, làm nhấc kim phun và vòi phun phun nhiên liệu. Bộ Engine- ECU cho phép dòng điện đi qua vòi phun chỉ trong một khoảng thời gian chính xác. Lượng nhiên liệu cung cấp được xác định bởi thời gian kích mở vòi phun.
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG MPI
4.3.2. Mạch transistor công suất (Transistor đánh lửa)
CB lưư lượng khí nạp CB áp suất khí trời CB nhiệt độ khí nạp
CB nhiệt độ nước làm mát Engine-ECU Công tắc vị trí không tải CB góc quay trục khuỷu Công tắc đánh lửa - ST CB kích nổ CB vị trí trục cam CB tốc độ xe Công tắc hãm A/T (hộp số tựđộng) Hình. 1.19
Mạch transistor công suất là một ví dụ khác của bộ Engine-ECU điều khiển nối mass một actuator qua một transistor.
Bộ Engine-ECU mở và đóng điện mạch nối mass của bôbin đánh lửa bằng cách điều khiển transistor công suất.
Transistor công suất được kích hoạt tại cực nền (Base) bởi bộ Engine-ECU qua điện áp điều khiển. Khi transitor công suất bật “ON” thì có dòng điện đi qua cuộn sơ cấp của bôbin đánh lửa về mass.
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG MPI
4.4 Điều khiển hồi tiếp (Feedback control)
Bộ Engine-ECU sử dụng tín hiệuvào từ cảm biến Oxy đểđiều chỉnh sự phân phối nhiên liệu tốt nhất
Hình. 1.20
Cảm biến Oxy, cảm biến kích nổ và một số loại cảm biến vị trí sẽ theo dõi kết quả từ các lệnh của bộ Engine-ECU và cung cấp ngược trở lại Engine-ECU về kết quả của các lệnh điều khiển vừa được xuất ra từ Engine-ECU.
Sự hồi tiếp cho phép Engine-ECU điều khiển chính xác nhất việc cung cấp nhiên liệu, thời điểm đánh lửa và kiểm soát lượng khí nạp khi ở chếđộ cầm chừng.
4.4.1. Điều khiển hồi tiếp việc cung cấp nhiên liệu
Cảm biến Oxy được lắp trên đường khí thải và phát ra một tín hiệu điện áp giữa 0V và 1V, tùy thuộc vào lượng oxy còn lại trong khí thải (một hàm số của tỷ lệ không khí-nhiên liệu trong khí cháy).
Bộ Engine-ECU sử dụng tín hiệu điện áp này để thực hiện các lệnh điều chỉnh cho chương trình cung cấp nhiên liệu.
Một tín hiệu điện áp giữa 0,5V và 1V cho biết một hỗn hợp không khí-nhiên liệu giàu. Một tín hiệu điện áp giữa 0V và 0,5V cho biết một hỗn hợp không khí-nhiên liệu nghèo. Vì vậy cung cấp nhiên liệu được điều chỉnh theo tín hiệu của cảm biến Oxy, tín hiệu này cập nhật ngay lập tức nếu có bất kì sự thay đổi nào trong thành phần hỗn hợp.
Hình. 1.21 Bộ Engine-ECU giám sát một cách liên tục tín hiệu gửi về từ cảm biến Oxy và điều chỉnh thời gian phun nhiên liệu ứng với tín hiệu hồi tiếp (điều khiển khép kín).