Kế hoạch trong năm 2012 và những năm tiếp theo

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty Cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 (Trang 29)

Đầu tư phát triển bền vững theo định hướng chuyên nghiệp hóa, đa dạng hóa, hiện đại hóa các dịch vụ tư vấn xây dựng điện lực và các dịch vụ kinh tế kỹ thuật tiềm năng khác vì lợi ích đất nước, lợi ích khách hàng, lợi ích cổ đông và người lao động trong Công ty.

Đầu tư phát triển bền vững theo định hướng chuyên nghiệp hóa, đa dạng hóa, hiện đại hóa các dịch vụ tư vấn xây dựng điện lực và các dịch vụ kinh tế kỹ thuật tiềm

năng khác vì lợi ích đất nước, lợi ích khách hàng, lợi ích cổ đông và người lao động trong Công ty.

Chỉ đạo thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ:

– Chỉ đạo sửa đổi bổ sung và hoàn thiện quy chế quản trị Công ty.

– Kiện toàn nhân sự Ban điều hành Công ty và người đại diện tại Công ty TNHH một thành viên Khảo sát xây dựng điện 2.

– Thành lập Chi nhánh nhà máy thuỷ điện Sông Bung 5 – Quảng Nam trong quý 2/2012 để quản lý vận hành nhà máy.

– Phát triển thị trường. Chú trọng các dự án nhiệt điện, lưới điện, dự án chống biến đổi khí hậu, điện hạt nhân.

– Phát triển các dự án đầu tư. Liên doanh với các nhà thầu mạnh để thực hiện các dự án EPC.

– Hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 với các chỉ tiêu chính sau:  Doanh thu : 500,00 tỷ đồng (có 40,00 tỷ từ bán điện Sông Bung 5)

 Lợi nhuận trước thuế : ≥ 43,00 tỷ đồng

 Cổ tức dự kiến : 27,60 tỷ đồng (tương đương tỷ lệ 12%/vốn điều lệ 230,10 tỷ)  Tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí.  Thực hiện đầu tư Dự án thuỷ điện Sông Bung 5 đúng tiến độ.Thu xếp đủ và kịp thời vốn kế hoạch năm 2012 là 365.859.393.000 đồng. Trong đó: (i) Vốn vay thương mại (70%) là 256.101.575.000 đồng, Ngân hàng đảm bảo cấp vốn theo yêu cầu (ii) Vốn đối ứng (30%) là 109.757.818.000 đồng được lấy từ nguồn vốn khấu hao, quỹ đầu tư phát triển, dự phòng tài chính và phát hành tăng thêm vốn điều lệ năm 2012 bằng việc trả cổ tức 2011 bằng cổ phiếu.

– Xây dựng và triển khai thực hiện văn hoá Công ty.

– Kinh doanh hiệu quả các sản phẩm dịch vụ tư vấn xây dựng điện và điện năng. – Tìm kiếm, phát triển công việc. Xác định các khách hàng tiềm năng, khách hàng mục tiêu phù hợp với năng lực của Công ty.

– Xây dựng và triển khai văn hoá Công ty, nâng cao vị thế cạnh tranh và uy tín của Công ty. Nâng cao đời sống người lao động và lợi ích của cổ đông.

Để hoàn thành tốt các mục tiêu trên, lấy năm 2012 là năm quản trị Công ty.

5. Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty CP tư vấn xây dựng điện 1

5. 1 Căn cứ để xây dựng kế hoạch

5.1.1. Các nhân tố ảnh huởng tới công tác lập kế hoạch

Trước khi cổ phần hóa: Căn cứ để xây dựng kế hoạch chủ yếu được dựa

vào các hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư bao gồm các dự án thủy điện, nhiệt điện, đường dây và trạm đang thực hiện. Những dự án chuyển tiếp từ giai đoạn lập dự án đầu tư sang giai đoạn thiết kế kỹ thuật, giai đoạn bản vẽ thi công

Sau khi cổ phần hóa, thị trường tư vấn điện có nhiều đơn vị tham gia (trước 2007 chỉ có 4 Công ty tư vấn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình nguồn điện, lưới điện. Khi này việc lập kế hoạch chủ yếu dựa vào các hợp đồng đã ký kết với khách hàng. Ngoài các hợp đồng chuyển tiếp, việc lập kế hoạch còn căn cứ vào khả năng thực hiện của các dự án, tình hình phát triển của thị trường, khả năng nhu cầu của khách hàng, bám sát nhu cầu của thị trường. Mục tiêu kinh doanh tăng lãi để chi trả cổ tức cho cổ đông và bảo toàn vốn phát triển công ty.

Ta nhận thấy trước cổ phần hóa các nhân tố ảnh hưởng tới công tác kế hoạch đã không được xem xét trong suốt quá trình xây dựng kế hoạch. Nhưng sau khi cổ phần căn cứ xây dựng kế hoạch đã được đầu tư chú ý hơn đặc biệt là yếu tố thị trường. Tuy là chưa đầy đủ song ta cũng nhận thấy được sự thay đổi tích cực trong công tác kế hoạch sản xuất – kinh doanh.

5.1.2. Kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh năm truớc

Đây được coi là căn cứ quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp. Thông qua các số liệu thực hiện được qua các năm trước, bằng phương pháp dự báo như ngoại suy xu thế, phương pháp tuyến tính doanh nghiệp có thể dự báo nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, thông qua báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm, đặc biệt là báo cáo trước năm kế hoạch, người làm kế hoạch của doanh nghiệp có thể biết được thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thời gian gần nhất, các nhân tố ảnh hưởng ngắn hạn hay dài hạn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Căn cứ

này có được thông qua các số liệu thống kê do phòng kế hoạch cung cấp và qua các bản báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

5.1.3. Chiến luợc phát triển của ngành điện

Đây là căn cứ tương đối quan trọng, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 1 là doanh nghiệp cổ phần có 54,34 % cổ phần nhà nước là công ty trực thuộc tổng công ty Điện Lực 1 – Tập đoàn Điện Lực Việt Nam nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều phải theo quy định của Công ty Điện Lực 1 và Tập đoàn Điện Lực Việt Nam. Phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và kế hoạch phát triển của Công ty phải phù hợp với chiến lược phát triển chung của toàn ngành điện.

5.1.4. Dự báo nhu cầu thị trường

Đối với một doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, căn cứ về thị trường luôn là một trong những căn cứ quan trọng nhất trong hoạt động xây dựng kế hoạch. Thông qua căn cứ này, doanh nghiệp có thể nhận biết được nhu cầu của thị trường để có kế hoạch phù hợp, tận dụng khả năng của mình để phát triển.

 Vì vậy, sau khi cổ phần hóa Công ty đã rất chú trọng bám sát nhu cầu thị trường, coi thị trường là căn cứ hàng đầu. Điều này cũng dễ hiểu bởi Công ty được cổ phần trong thời kỳ rất nhạy cảm. Mặc dù nhu cầu về điện năng của đất nước vẫn tiếp tục tăng cao trong nhiều năm tới nhưng phương thức đầu tư, yêu cầu công nghệ của các công trình nguồn và lưới điện, sẽ có nhiều đổi khác. Khi Việt Nam tham gia Tổ chức thương mại thế giới WTO, cạnh tranh trên thị trường tư vấn xây dựng sẽ rất gay gắt. Công ty phải đối mặt với những tập đoàn tư vấn xây dựng đa quốc gia, giàu kinh nghiệm, có các nguồn lực kinh tế, chất xám dồi dào. Những Công ty tư vấn xây dựng tư nhân nhỏ gọn, năng động trong nước cũng là một lực lượng sẵn sàng chia sẻ thị trường mà Công ty đã có được trong cơ chế còn có phần bao cấp, chỉ định công việc

Tóm lại, hệ thống căn cứ mà Công ty sử dụng là rất đúng đắn, tuy nhiên chưa đầy đủ. Công ty chỉ mới sử dụng các căn cứ bên trong chứ chưa đưa được các nhân tố bên ngoài vào trong quá trình công tác kế hoạch sản xuất – kinh doanh

5.2. Quy trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty CP tư vấn xây dựng Điện 1

5.2.1. Lập, duyệt, giao kế hoạch sản xuất kinh doanh

Nhận thức cơ hội trên cơ sở xem xét đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, xác định thành phần cơ bản của tổ chức, đưa ra các thành phần cơ bản có ý nghĩa thực tế đối với doanh nghiệp, thu thập và phân tích thông tin.

Hàng năm, trước ngày 30 tháng 11, phòng Kinh tế Kế hoạch chủ trì, phối hợp với các đơn vị quản lý, các đơn vị sản xuất lập, báo cáo Tổng giám đốc xem xét để trình Hội đồng quản trị phê duyệt trong tháng 12 Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm tiếp theo của Công ty gồm: Kế hoạch sản lượng, kế hoạch doanh thu, chỉ tiêu lợi nhuận làm cơ sở triển khai thực hiện. Trong vòng 15 ngày kể khi Kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm được Hội đồng quản trị phê duyệt, các đơn vị sản xuất lập, phòng Kinh tế Kế hoạch tổng hợp Kế hoạch sản xuất kinh doanh từng quý, trình Tổng giám đốc phê duyệt.

Khi có cơ sở thực hiện, phòng Kinh tế Kế hoạch soạn thảo, trình Tổng giám đốc quyết định giao nhiệm vụ triển khai công việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và khả năng thực tế của từng đơn vị. Căn cứ Kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao, đơn vị sản xuất chủ động đề xuất thiết lập kế hoạch chi phí từng quý; phòng Tài chính Kế toán chủ trì, phối hợp với phòng Kinh tế Kế hoạch, phòng Tổ chức cán bộ Lao động và đơn vị sản xuất tổng hợp, xem xét, trình Tổng giám đốc phê duyệt.

5.2.2. Quản lý kế hoạch và chế độ báo cáo.

Các đơn vị chủ động tổ chức thực hiện theo kế hoạch được giao, lập và gửi báo cáo định kỳ vào ngày 25 hàng tháng về phòng Kinh tế Kế hoạch tổng hợp, đánh giá, đề xuất biện pháp thực hiện, trình Tổng giám đốc xem xét, chỉ đạo kịp thời, gồm:

 Báo cáo hàng tháng về kết quả thực hiện từng dự án, lập kế hoạch triển khai của tháng tiếp theo.

 Báo cáo hàng quí về kết quả thực hiện từng dự án; kết quả thực hiện kế hoạch sản lượng, kế hoạch doanh thu và lập kế hoạch triển khai chi tiết của quí tiếp theo.

Trong quá trình thực hiện, khi có các yếu tố làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, các đơn vị phải kịp thời báo cáo, kiến nghị gửi phòng Kinh tế Kế hoạch để tổng hợp, đề xuất, báo cáo Tổng giám đốc chỉ đạo giải quyết.

Phòng Kinh tế Kế hoạch theo dõi, quản lý tập trung, kiểm tra, đôn đốc, thống kê, tổng hợp số liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, quản trị Công ty.

Quy trình kế hoạch của công ty chỉ gói gọn trong 2 giai đoạn trong tất cả các khâu Công ty đều tổ chức thực hiện rất chi tiết, kỹ càng. Bắt đầu từ quá trình soạn lập kế hoạch, từ trên xuống dưới, hội đồng quản trị cho đến các đơn vị sản xuất đều tham gia phân tích, đánh giá môi trường bên ngoài mà bên trong doanh nghiệp.

Phòng kinh tế kế hoạch chủ trì phối hợp với các đơn vị quản lý các đơn vị sản xuất lập, báo cáo Tổng giám đốc xem xét sau đó mới trình Hội đồng quản trị phê duyệt trong tháng 12 kế hoạch sản xuất kinh doanh năm. Như vậy khâu soạn lập đã có sự tham gia của các cấp, tuy nhiên ở đây ban giám đốc và Hội đồng quản trị chỉ xem xét và duyệt chứ chưa thật sự tham gia vào công tác kế hoạch. Đúng ra ban giám đốc phải trực tiếp tham gia vào soạn lập kế hoạch chiến lược của công ty, ra quyết định về kế hoạch chiến lược, xác định các mục tiêu chung cho công ty.

Chính vì vậy mà sản phẩm của quá trình soạn lập kế hoạch chỉ bao gồm: kế hoạch sản lượng, kế hoạch doanh thu, chỉ tiêu lợi nhuận làm cơ sở triển khai. Đây là một nhược điểm mà trong thời gian tới chúng ta cần phải hoàn thiện. Bước sang giai đoạn thực hiện phòng kinh tế kế hoạch soạn thảo trình Tổng giám đốc giao nhiệm vụ, triển khai công việc phù hợp với từng chức năng, nhiệm vụ và khả năng thực tế của từng đơn vị. Các đơn vị chủ động thực hiện theo kế hoạch được giao.

Như vậy, công tác tổ chức thực hiện đã được triển khai rất linh động không hề có hiện tượng cưỡng chế. Tuy nhiên vẫn phải có sự giám sát của cấp trên. Các đơn vị hàng tháng lập và gửi báo cáo định kỳ vào ngày 25 hàng tháng về phòng kinh tế kế hoạch tổng hợp, đánh giá, đề xuất biện pháp thực hiện, trình Tổng giám đốc xem xét chỉ đạo kịp thời. Đây cũng chính là giai đoạn điều chỉnh. Cuối cùng là giai đoạn kiểm tra, đánh giá. Phòng kinh tế kế hoạch theo dõi, quản lý tập trung, kiểm tra, đôn đốc, thống kê, tổng hợp số liệu phục vụ công tác quản lý. Hai khâu này hoàn toàn phù hợp với những lý thuyêt và cũng rất kịp thời và thuyết phục.

Như vậy, quy trình công tác lập kế hoạch tại công ty tương đối hoàn chỉnh, tuy còn một vài thiếu sót nhưng sẽ được hoàn thiện dần.

8. Các phuơng pháp sử dụng trong quá trình lập kế hoạch sản xuất kinh doanh

Trước Cổ phần hóa: Công tác lập kế hoạch từ dưới lên. Đầu năm trình cơ quan chủ quản (EVN) phê duyệt. Tiếp theo các đơn vị triển khai thực hiện, cuối năm lập kế hoạch điều chỉnh (tháng 9–10) trình EVN phê duyệt kế hoạch điều chỉnh

 Đặc điểm kế hoạch thời kỳ này:

 Kế hoạch lập chủ yếu dựa vào sản lượng, giá trị các dự án dự kiến do EVN giao trong từng giai đoạn (Qui hoạch phát triển ngành điện – Tổng sơ đồ)

 Trong kế hoạch của thời kỳ có chỉ rõ việc xây dựng nguồn (NM thủy điện, nhiệt điện) lưới điện (Đường dây 120, 220, 500 kv)

 Các dự án thực hiện chủ yếu do giao kế hoạch, chỉ đạo thầu (không phải đấu thầu)  Các chủ đầu tư đều thuộc EVN

 Vốn thanh toán cho các dự án: ổn định, các chủ đầu tư thanh toán khối lượng hoàn thành theo thực tế và kế hoạch đã lập.

 Công tác lập kế hoạch còn mang nặng tính phụ thuộc bị động vào cấp trên.

 Kế hoạch lập tổng hợp cho toàn công ty, chưa chú trọng đến chi tiết từng đơn vị thực hiện.

 Xây dựng kế hoạch bao gồm giá trị sản lượng và doanh thu.

Sau Cổ phần hóa (năm 2008 ): Công tác kế hoạch đã có những thay đổi

 EVN không duyệt kế hoạch, Công ty tư vấn xây dựng kế hoạch theo tình hình thực tế của các dự án nguồn điện, lưới điện

 Phối hợp với các phòng quản lý (tài chính, kế toán…) để bổ sung vào sản xuất kinh doanh

 Báo cáo lãnh đạo công ty: Trình bày chi tiết kế hoạch dự kiến xây dựng ( chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, khối lượng dự kiến thực hiện của năm kế hoạch. Lãnh đạo công ty chỉ đạo bổ sung hoàn thiện.

Như vậy, sau cổ phần hóa phương pháp lập kế hoạch đã có nhiều thay đổi, thay vì lập kế hoạch từ trên xuống thì kế hoạch đã được lập từ dưới lên. Tuy nhiên ta vẫn nhận thấy rằng trong quá trình tổ chức lập kế hoạch cho đến khi nghiệm thu thì chỉ có

một phương pháp duy nhất được sử dụng đó là thống kê. Các con số, chỉ tiêu được đưa ra trong bản kế hoạch là do quá trình thống kê các hợp đồng đã ký từ trước đó chứ chưa có sự kết hợp của các phương pháp dự báo, hay phương pháp chuyên gia. Đây là một điểm yếu cần phải được khắc phục ngay trong thời kỳ nhạy cảm này – vừa mới cổ phần. Cần phải đem các phương pháp hiện đại, linh hoạt tham gia vào quá trình như vậy bản kế hoạch mới thật sự trở nên đúng đắn, linh động, mới có thể là kim chỉ nam cho sản xuất kinh doanh.

7. Đánh giá chung công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty CP tư vấn xây dựng Điện 1

7.2. Ưu điểm

7.2.1. Hoạt động kế hoạch có sự tham gia của các đơn vị trong công ty

Hoạt động lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng Điện 1 là hoạt động của toàn bộ công ty, của tất cả các phòng ban chức năng. Giữa kế hoạch sản xuất kinh doanh với các kế hoạch khác như: kế hoạch tài chính, kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị… có mối quan hệ qua lại với nhau. Vì vậy khiến việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh có độ chính xác nhất định. Các chỉ tiêu được tính toán ột

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tại công ty Cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w