Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập

Một phần của tài liệu Lôgíc vận động của khái niệm trong tư duy lý luận (Trang 63)

Giống như mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan, các khái niệm của tư duy lý luận cũng vận động thông qua mâu thuẫn. ở đây ngay từ đầu, chúng ta đã xét khái niệm theo quan điểm của phép biện chứng. Bởi vì, chỉ có phép biện chứng mới thừa nhận mâu thuẫn là nguồn gốcvà động lực

của mọi sự vận động, phát triển. Điều này nói lên điểm khác biệt căn bản của tư duy biện chứng so với tư duy hình thức. Tư duy hình thức lấy tính đồng nhất làm quy luật, đẩy mâu thuẫn ra khỏi nội dung lôgíc của nó và nêu lên quan điểm “cái mâu thuẫn là không thể suy nghĩ ra được; trong khi đó, trên thực tế, tư duy về mâu thuẫn lại là vòng khâu bản chất của khái niệm” [42, 247]. Tư duy biện chứng, trái lại coi mâu thuẫn là nguyên tắc vận động của khái niệm và của nhận thức chân lý nói chung.

Đối với sự vận động của khái niệm trong tư duy lý luận, mâu thuẫn xuất hiện ở ba trường hợp. Trường hợp thứ nhất, mâu thuẫn thuộc về đối tượng mà khái niệm là cái phản ánh. Trường hợp thứ hai, mâu thuẫn thuộc về nhận thức mà khái niệm vừa là sản phẩm vừa là công cụ của nó. Trường

hợp thứ ba, mâu thuẫn thuộc về cơ cấu bên trong của khái niệm và vì vậy,

Những mâu thuẫn thuộc về đối tượng vốn là khách quan (theo nghĩa tương đối) cấu thành cái bản chất chi phối sự tồn tại và vận động của nó, mà các khái niệm trong tư duy lý luận là những phản ánh của chúng. Tư duy chỉ có thể phản ánh được bản chất đối tượng bằng cách vạch ra các mâu thuẫn và diễn tả chúng trong những hình thức của nó. E.V. Ilencốp cho rằng, “nếu như trong sự phản ánh lý luận về hiện thực, mâu thuẫn tất yếu xuất hiện từ chính tiến trình nghiên cứu, thì nó đã không còn là cái gọi là mâu thuẫn lôgíc.., mà là sự thể hiện đúng đắn về mặt lôgíc của hiện thực” [34, 528]. Chẳng hạn, để vạch ra bản chất của chủ nghĩa tư bản, Mác đã phân tích và diễn tả mâu thuẫn của nó vào trong các hình thức của tư duy.

Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy diễn tả cái bản chất, cho nên về nguyên tắc, nó phản ánh các mâu thuẫn biện chứng của đối tượng. Trong khái niệm, sự phản ánh mâu thuẫn đồng thời cũng là sự diễn tả bản chất của đối tượng. Chẳng hạn, khi khẳng định rằng, “ánh sáng là lưỡng

tính sóng - hạt”, các nhà vật lý đã đồng thời diễn tả mâu thuẫn biện chứng

và bản chất của ánh sáng trong khái niệm của nó.

Sự phản ánh mâu thuẫn của đối tượng trong vận động của khái niệm là một quá trình. Bước đầu, đối tượng xét như cáithống nhất trực tiếp, đơn giản được phân chia trong tư duy thành các mặt đối lập. Điều này đã có tiền đề từ trong đối tượng, “bởi vì thể thống nhất là cái gồm có hai mặt đối lập, cho nên một khi phân thành hai, thì những mặt đối lập ấy liền xuất hiện” [42, 372]. Tiếp đến, sự phân tích tìm thấy những qui định, ràng buộc lẫn nhau giữa các mặt đối lập, vạch ra các yếu tố cấu thành bản chất và quy luật vận động của đối tượng. Khi vạch ra qui luật vận động của đối tượng tức giải thích được rằng, sự thâm nhập lẫn nhau giữa các mặt đối lập là nguyên tắc vận động và phát triển của nó, thì mâu thuẫn thực sự đã được xác định. Quá trình này hoàn thành về cơ bản với việc tái diễn tương đối đầy đủ mâu

thuẫn của đối tượng vào trong nội dung tri thức của khái niệm, làm cho

những mâu thuẫn từ chỗ “tự nó” trở nên có hình thức thể hiện chủ quan, trở thành mâu thuẫn “cho ta”. Lúc đó khái niệm trở nên có nội dung tri thức thể hiện các mâu thuẫn biện chứng và vì thế bản chất đối tượng coi như đã được phản ánh. Hình thức phản ánh bản chất của đối tượng trong khái niệm, chính là sự diễn tả nó với tư cách một thể thống nhất của các mặt đối lập.

Quá trình như vậy cũng là sự vận động của khái niệm, trong đó mâu thuẫn của đối tượng được triển khai và giải quyết về mặt lôgíc. ở đây, các mâu thuẫn của đối tượng được phát hiện, trở thành nội dung của sự vận động khái niệm của nó. Trong Tư bản, từ “giá trị sử dụng” đến “giá trị”, rồi qua phân tích các quan hệ của chúng trong “các hình thái giá trị” để đi đến khẳng định “hàng hóa là sự thống nhất giữa giá trị sử dụng và giá trị” [76, 279], Mác đã thể hiện mâu thuẫn của hàng hóa thành nội dung của sự vận động khái niệm của nó.

Những mâu thuẫn của nhận thức giữa chủ quan và khách quan, cảm tính và lý tính, đều xuất hiện trong mối quan hệ chủ thể và khách thể. Trên thực tế, nhận thức bao hàm nhiều mâu thuẫn hơn chứ không chỉ có vậy, nhưng các mâu thuẫn trên đây là chủ yếu bởi vì chúng phản ánh rõ hơn những đặc chung của chủ thể và khách thể trong mối quan hệ với nhau. Khái niệm vừa là sản phẩm vừa là công cụ của nhận thức, dĩ nhiên cũng vận động trong quá trình nhận thức tức quá trình triển khai và giải quyết các mâu thuẫn đó. Nhận thức thực hiện quá trình thâm nhập lẫn nhau giữa chủ quan và khách quan, cảm tính và lý tính đã đưa các mặt đối lập ấy vào khái niệm và cấu tạo chúng thành những mâu thuẫn biện chứng của khái niệm. ở đây, mâu thuẫn của nhận thức đã trở thành mâu thuẫn của khái niệm, các mặt đối lập của quá trình nhận thức trở thành các mặt đối lập của khái niệm và sự thâm nhập giữa chúng làm cho khái niệm đi vào vận động. Vậy ngay trong quá trình nhận thức, mâu thuẫn cũng trở thành nguyên tắc vận động

của khái niệm.

Trước hết, quá trình nhận thức đưa các mặt đối lập chủ quan

khách quan vào trong kết quả cũng như công cụ của nó tức là vào khái

niệm, và cấu tạo chúng thành mâu thuẫn biện chứng của khái niệm. Sự thâm nhập lẫn nhau của các mặt đối lập chủ quan và khách quan trong quá trình nhận thức cũng như trong khái niệm làm cho cả hai đều được cải tạo đi, được bổ sung thêm, tính chủ quan thuần túy cùng với tính khách quan thuần túy từng bước được khắc phục. Trong khái niệm, mặt chủ quan thuộc

về hình thức, còn mặt khách quan thuộc về nội dung. Kết quả là hai mặt chủ

quan và khách quan trong khái niệm đều biến đổi đi do sự thâm nhập lẫn nhau của chúng, hình thức chủ quan của khái niệm có nội dung khách quan ngày càng được bổ sung và ngược lại, nội dung khách quan của khái niệm có hình thức chủ quan ngày càng được mở rộng thêm cùng với sự phát triển

của nhận thức. Đó chính là sự vận động của khái niệm thông qua sự triển khai, giải quyết mâu thuẫn giữa chủ quan và khách quan trong quá trình nhận thức.

Nhận thức càng phát triển đem lại những yếu tố mới bổ sung vào nội dung khái niệm, do đó cả hình thức của nó cũng được cải tạo, mở rộng và nhờ vậy khái niệm đi vào vận động. Chẳng hạn, nhận thức khoa học thời Cận đại phát hiện ra tính có khối lượng của các tổ chức vật thể, bổ sung điều đó vào nội dung tri thức của khái niệm vật chất và đã mở rộng thêm hình thức tri thức của nó. Vì vậy, không như thời Cổ đại đã qui vật chất về những hiện tượng cụ thể cảm tính, lúc này người ta quan niệm vật chất là tất thảy những gì có khối lượng.

Quá trình nhận thức còn đưa các mặt đối lập cảm tínhlý tính vào khái niệm, và cấu tạo chúng thành mâu thuẫn biện chứng của khái niệm.

Khái niệm là hình thức tư duy phản ánh có hệ thống về bản chất và quy luật của đối tượng. Nhưng bản chất và quy luật, trong thực tế lại là sự thống nhất nội tại của những hiện tượng và sự kiện. Nói cách khác, khái niệm phản ánh tính thống nội tại của những hiện tượng và sự kiện, tức những gì xuất hiện trong quá trình nhận thức được gọi chung là cái cảm tính. Vậy khái niệm là cái lý tính bao chứa cái cảm tính dưới dạng đã lọc bỏ; trong khái niệm, cái cảm tính được cải tạo đi và thống nhất lại dưới hình thức cái

lý tính. Quá trình nhận thức thường xuyên phải chế biến những tài liệu cảm

tính bằng các công cụ lý tính, cải biến và tổ chức chúng trong tính thống nhất của khái niệm. Quá trình này khi được tiếp tục, lại mở rộng khái niệm với tư cách là cái lý tính để quán triệt đầy đủ hơn và sâu sắc hơn đối với cái cảm tính. Đó thực chất là sự thâm nhập lẫn nhau của các mặt đối lập cảm tính và lý tính trong quá trình nhận thức cũng như trong khái niệm, làm cho khái niệm với tính cách là thể thống nhất của chúng đi vào vận động.

Như thế, vận động của khái niệm cũng là sự triển khai các mặt đối

lập lý tính và cảm tính, rồi sự thâm nhập lẫn nhau giữa chúng dẫn đến giải

quyết mâu thuẫn, thiết lập cái lý tính mới trong đó sự thống nhất của cái cảm tính được khôi phục và nâng lên hình thức có trình độ cao hơn. Chẳng hạn, vận động của khái niệm vật chất trong lịch sử nhận thức nhân loại chính là quá trình được thực hiện thông qua sự triển khai và giải quyết mâu thuẫn giữa lý tính và cảm tính, mà ở mỗi thời đại, nó là cái lý tính thể hiện sự thống nhất của cái cảm tính trong hình thức có trình độ nhất định. Tuy

nhiên, con người chỉ có thể hiểu được cái cảm tính nhờ các công cụ lý tính, cho nên những yếu tố của cái cảm tính chỉ có thể tham gia vào sự vận động của khái niệm khi đã được soi sáng, cải tạo, chế biến, lọc bỏ bởi cái lý tính.

Các khái niệm trong tư duy lý luận, xét về cơ cấu cũng bao hàm những mâu thuẫn biện chứng. Những mâu thuẫn này không tự có trong khái niệm, mà được sản sinh ra bắt nguồn từ đối tượng và từ mối quan hệ nhận thức của chủ thể với khách thể. Tuy vậy, cũng vì bao hàm những mâu thuẫn về cơ cấu mà các khái niệm trong tư duy lý luận có bản tính vận động. ở đây, những mặt đối lập cái phổ biến và cái đơn nhất, phân tích và tổng hợp, qui nạp và diễn dịch.., cấu thành những mâu thuẫn biện chứng, làm nên nguồn gốc, động lực “nội tại” của sự vận động các khái niệm.

Khái niệm trong tư duy lý luận là sự phản ánh khái quát, cô đọng bản chất của khách thể nhận thức. Nghĩa là, trong khái niệm diễn tả những gì mà thông qua chúng các khách thể trở nên thống nhất. Điều đó cho thấy, mỗi khái niệm trong tư duy lý luận trước hết là cái phổ biến căn bản, tức cái phổ biến diễn tả bản chất của khách thể; Hêgen cho rằng, “cái phổ biến là một trong những nhân tố của khái niệm” [27, I, 100]. Cái bản chất được diễn tả trong khái niệm vốn thuộc về lĩnh vực các hiện tượng tồn tại bên ngoài tư duy với tính cách là cái đơn nhất. Cái bản chất ấy được tư duy rút ra, cải biến đi và diễn tả lại dưới dạng các khái niệm theo cách khái quát hóa những hiện tượng đơn nhất. Diễn tả cái bản chất trong khái niệm, tư duy phải nhắm đến cái đơn nhất, rút ra từ đây những thuộc tính, những quan hệ chung, tất yếu và thông qua khái quát hóa để nâng chúng lên thành cái phổ biến căn bản.

Sự khái quát hóa nhằm tạo dựng cái phổ biến căn bản trong tư duy

không làm triệt tiêu cái đơn nhất mà ngược lại, qui cái đơn nhất từ chỗ chỉ

gồm những hiện tượng cá biệt, riêng lẻ thành chỉnh thể. Vì thế, trong khái

niệm có duy trì cái đơn nhất dưới dạng đã “lọc bỏ”, dưới dạng đã tẩy sạch khỏi mọi biểu hiện ngẫu nhiên, bề ngoài, cá biệt, và cái đơn nhất được nâng lên trình độ cao của sự nhận thức bản chất. Nói cách khác, trong khái niệm, sự phản ánh có duy trì cái đơn nhất về phương diện bản chất. Thành thử,

khái niệm là cái phổ biến diễn tả bản chất của cái đơn nhất, là cái phổ biến cụ thể bao hàm dưới dạng cô đọng cái đơn nhất và thống nhất với cái đơn nhất. Lênin nhận xét: “Không phải chỉ là cái phổ biến trừu tượng, mà là cái

phổ biến bao hàm cả sự phong phú của cái đặc thù, cái cá thể, cái cá biệt” [42, 108].

Như vậy, mỗi khái niệm trong tư duy lý luận là một cơ cấu biện chứng của các mặt đối lập, cái đơn nhất và cái phổ biến. Sự vận động của khái niệm chính là quá trình thâm nhập lẫn nhau giữa cái đơn nhất và cái phổ biến. Sự thâm nhập của cái đơn nhất có tác dụng cải tạo và nâng cao cái phổ biến; còn sự thâm nhập của cái phổ biến lại có tác dụng quán triệt và qui tụ cái đơn nhất vào trong tính thống nhất của khái niệm. ở đây, vận động của khái niệm có hai mặt, một mặt, cái đơn nhất gia nhập và ngày càng trở thành chỉnh thể trong cái phổ biến, đồng thời nâng cao cái phổ biến; mặt khác, cái phổ biến được triển khai ra và tìm thấy biểu hiện của mình trong cái đơn nhất, đồng thời càng quán triệt cái đơn nhất như mỗi mắt khâu tất yếu của nó. Kết quả là, mỗi khái niệm biểu hiện ra như một cơ

cấu vận động, trong đó khi cái phổ biến được củng cố thì tính thống nhất

nội tại (bản chất) của cái đơn nhất được quán triệt đầy đủ và sâu sắc hơn. Đó cũng là sự vận động của các khái niệm trong tư duy lý luận thông qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn về cơ cấu của chúng, mâu thuẫn giữa cái đơn nhất và cái phổ biến.

Mỗi khái niệm trong tư duy lý luận, xét trên phương diện hoạt động, cũng là một cơ cấu bao gồm các thao tác lôgíc: phân tíchtổng hợp, qui nạpdiễn dịch... Các thao tác đó, một cách riêng rẽ sẽ thực hiện những chức năng nhận thức xác định và khác biệt, song trong sự vận động của khái niệm thì theo từng cặp, chúng là những mặt đối lập liên hệ hữu cơ với nhau tạo thành các mâu thuẫn biện chứng. Vì vậy, một lần nữa, sự triển khai và giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt đối lập lại trở thành nguyên tắc vận động của khái niệm trong tư duy lý luận.

Nếu phân tích chia đối tượng trong tư duy thành các yếu tố, thì tổng

hợp lại liên kết trong tư duy các yếu tố của đối tượng thành hệ thống. Cho nên phân tích và tổng hợp là những thao tác tư duy đối lập với nhau. Nhưng trong sự vận động của khái niệm chúng liên hệthống nhất với nhau. Điều đó làm cho các khái niệm đi vào vận động thông qua sự triển khai và giải quyết mâu thuẫn giữa phân tích và tổng hợp. ở đây phân tích thâm nhập vào các chi tiết của tổng hợp và ngược lại, tổng hợp cũng thâm nhập vào các chi tiết của phân tích. Trong vận động của khái niệm, phân tích chỉ thực sự vạch ra các yếu tố của đối tượng mỗi khi mối liên hệ giữa chúng

được xác định, nghĩa là đồng thời với phân tích đã có cả tổng hợp; còn tổng hợp chỉ thực sự vạch ra các liên hệ của đối tượng, khi những yếu tố tham gia các liên hệ đó được xác định, tức đồng thời với tổng hợp cũng có cả phân tích. Như vậy, trong sự vận động của khái niệm, ranh giới giữa phân tích và tổng hợp là có tính tương đối và biến đổi.

Trong Tư bản, vận động của khái niệm hàng hóa đi từ “giá trị sử

Một phần của tài liệu Lôgíc vận động của khái niệm trong tư duy lý luận (Trang 63)