Kiểu câu thứ ba cũng xuất hiện rất nhiều trong Thơ thơ và Gửi hƣơng cho gió, đó là câu cầu khiến, mệnh lệnh, kiểu câu thường gắn với các hô ngữ: hãy, hãy là, nào, này, phải, chớ, hỡi,… để thể hiện yêu cầu, sự cầu xin, hay ra lệnh… Kiểu câu này mang khẩu vị đối thoại và giãi bày rất rõ.
Câu thơ Xuân Diệu trong hai tập Thơ thơ và Gửi hƣơng cho gió
Trong tình yêu, Xuân Diệu hay sử dụng kiểu câu cầu khiến với “hãy”, “chớ” như lời nhắn nhủ đến người tình với cảm xúc mãnh liệt. Khi thì là:
“Hãy ngó sâu vào tận mắt anh” (Có những bài thơ). Mạnh bạo hơn nữa là sự
mời gọi: “Mở miệng vàng… và hãy nói yêu tôi…” (Mời yêu). Da diết hơn nữa là câu “ra lệnh” mà đầy tình cảm: “Em! Xích lại! và đưa tay anh nắm!” Và với sự khát khao giao hoà tuyệt đối trong tình yêu, thi nhân viết những câu thơ kêu gọi đầy táo bạo:
Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực! Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài! Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai! Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt! Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt
(Xa cách) Hay:
Hãy tuôn âu yếm, lùa mơn trớn, Sóng mắt, lời môi, nhiều – thật nhiều!
(Vô biên)
Đằng sau mỗi hô từ “hãy” là những hành động gắn kết của tình yêu đầy mạnh liệt. Xuân Diệu là vậy, luôn muốn đẩy mọi thứ đến đỉnh cao của nó, kể cả trong tình yêu.
Kêu gọi sự giao hoà chưa đủ, vì luôn nhạy cảm với sự trôi chảy của thời gian, thi nhân còn giục giã:
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ (…)
Mau với chứ! Thời gian không đứng đợi. (…)
Gấp đi em, anh rất sợ ngày mai;
Câu thơ Xuân Diệu trong hai tập Thơ thơ và Gửi hƣơng cho gió
Với tình yêu, thơ Xuân Diệu luôn nồng nhiệt và tha thiết như thế. Với cuộc sống cũng vậy, bằng tấm lòng yêu say da diết, nhà thơ cảm nhận thiên nhiên và nhịp điệu cuộc sống, hưởng thụ nó theo cách riêng của mình. Ông cất tiếng gọi trìu mến với thời mà ông trân trọng và yêu quý nhất: “Thanh niên hỡi! lòng ngươi thơm quá mất!” (Thanh niên). Ông kêu gọi cách sống cháy hết mình:
Hãy đốt đời ta muôn thứ lửa! Cho bừng tia mắt đọ tia sao!
(Bài thơ tuổi nhỏ)
Hay thức nhọn giác quan để lắng nghe bằng tiếng lòng những rung động tinh vi của thiên nhiên và cuộc sống:
Hãy tự buông cho khúc nhạc hƣờng Dẫn vào thế giới của Du-Dƣơng (…)
Hãy nghe lẫn lộn ghé bên tai (…)
Hãy uống thơ tan trong khúc nhạc (…)
Hãy vẫn ngừng hơi nghe trái tim
(Huyền diệu) Và:
Hãy làm dáng điệu xuân ôm ấp: Ánh sáng ban từ một nét tay.
(Dâng)
Nếu các câu cầu khiến bắt đầu bằng từ “hãy” thường thiên về sự kêu gọi, giục giã mãnh liệt thì các câu có từ “xin” mang ý cầu khẩn lại mang âm hưởng da diết hơn:
Câu thơ Xuân Diệu trong hai tập Thơ thơ và Gửi hƣơng cho gió
Cho lòng xin chút hƣơng. Cho lòng xin chút lửa. Cho lòng xin chút thƣơng. Cho lòng xin chút nữa…
(Chiều đợi chờ)
Cụ thể hơn nữa là sự cầu xin sự mở lòng của cõi đời:
Xin lòng ngƣời mở cửa ngó lòng tôi. Hãy để yên tôi dệt thắm tên ngƣời;
(Tặng thơ)
Điệu buồn, da diết cũng là đặc trưng của câu thơ cầu khiến khi Xuân Diệu muốn nhắn nhủ về sự lãng quên, thờ ơ và chia ly. Trong bối cảnh ly biệt, nhà thơ nói thiên nhiên nhưng lại tạc nỗi lòng: “Mây ôi và gió ôi! – Chớ nên
làm họ khóc” (Viễn khách). Khi hoá thân thành người kỹ nữ xót xa cho thân
phận nước chảy bèo trôi của mình, thi nhân mượn những câu thơ cầu khiến đầy thương cảm để nói hộ nỗi lòng nàng:
Vội vàng chi, trăng sáng quá, khách ơi. (…)
Chớ để riêng em phải gặp lòng em; Tay ái ân du – khách hãy làm rèm, Tóc xanh tốt em xin nguyền dệt võng.
(Lời kỹ nữ)
Trong những câu cầu khiến mang sắc thái cảm xúc như vậy, Xuân Diệu dùng nhiều từ “chớ”, khi thì kết hợp với từ “xin” để tăng âm điệu của sự thê thiết:
Chớ mộng cánh tay cành chuốt ngọc, Mơ chi con mắt lặng gieo sầu.
Câu thơ Xuân Diệu trong hai tập Thơ thơ và Gửi hƣơng cho gió
Nhớ, nhớ làm chi! Xin ngủ yên! Cho tôi tất cả gánh thƣơng phiền. Kho sầu không muốn chia đôi nửa, Tôi giữ mình tôi, - em cứ quên.
(Giã từ thân thể…)
Khi viết về thời gian, câu cầu khiến của Xuân Diệu nhiều khi không cần hô ngữ, hoặc chỉ là cách gọi “hỡi” nhưng cũng không kém phần da diết:
Hỡi năm tháng vội đi làm quá khứ! Trở về đây! Và đem trở về đây (…)
Cho ta xin, cho ta xin sắc đỏ, Xin màu xanh về tô lại khung đời
(Xuân đầu) Hay:
- Ngủ đi, ngủ đi, sầu hận muôn năm.
(Riêng tây)