Câu nghi vấn là câu chứa những từ nghi vấn như: ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, có (không), (đã) chưa,… dùng để hỏi,
khi viết, thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi (?). Trong Thơ thơ và Gửi hƣơng
cho gió, Xuân Diệu cũng sử dụng khá nhiều kiểu câu này với những mục đích diễn đạt khác nhau.
Đôi khi câu nghi vấn là kiểu câu hỏi tu từ, hỏi không cần trả lời mà là để khẳng định. Trong chủ đề tình yêu, Xuân Diệu hay sử dụng hình thức câu nghi vấn này. Đó là khi ông muốn khẳng định tình yêu là lẽ sống:
Làm sao sống đƣợc mà không yêu, Không nhớ không thƣơng một kẻ nào?
(Bài thơ tuổi nhỏ) Hay “cái chết” trong tình yêu:
Yêu, là chết ở trong lòng một ít. Vì mấy khi yêu mà chắc đƣợc yêu?
(Yêu)
Câu thơ Xuân Diệu trong hai tập Thơ thơ và Gửi hƣơng cho gió
Yêu tha thiết, thế vẫn còn chƣa đủ?
Sự thật ngày nay không thật đến ngày mai, Thì ân ái có bao giờ là cũ?
(Phải nói)
Tình yêu đã hữu hạn và khó nắm bắt, trước sự chảy trôi của thời gian, thi nhân hỏi đó mà là để nhấn mạnh và khẳng định cái gì là của hiện tại: “Cần chi
biết ngày mai hay bữa trước? - Gần hôm nay, thì yêu dấu là nên” (Mời yêu).
Và hơn thế là để biết rõ hơn về lòng em: “Biết thế nào là chậm rãi, em ơi? - Mà lòng em, sao lại chắc trơ trơ” (Giục giã). Có khi, câu hỏi chính là lời trách cứ đáng yêu và tình cảm thì vô cùng: “Em đốt lòng anh, em biết không?” (Đơn sơ).
Rồi hỏi đó mà là băn khoăn về thời gian ngắn ngủi, hạnh phúc vội vàng:
Vừa nắng mai sao đã đến sƣơng chiều? Sao ngắn ngủi là những giờ họp mặt? Sao vội vàng là những phút trao yêu?
(Kỷ niệm) Hay hoài niệm về quá khứ:
Hôm nào nhƣ hôm qua Má kề trên gối sánh?
(Viễn khách)
Không chỉ trong tình yêu, trong những chủ đề khác, thi nhân cũng sử dụng câu nghi vấn mang sắc thái khẳng định để nhấn mạnh ý tưởng của mình. Đó là sự nhạy cảm trước sự trôi chảy của thời gian:
Con gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim vội vàng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Câu thơ Xuân Diệu trong hai tập Thơ thơ và Gửi hƣơng cho gió
Hay những cảm xúc: “Chưa hy vọng, sao anh liền thất vọng?” (Hẹn hò),
“Trốn nỗi buồn vô cớ, - Sao anh chẳng vui đi?” (Chàng sầu), “Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm, - Sao lại trách người thơ tình lơi lả?” (Cảm xúc), “Nói chi nữa tiếng buồn ghê gớm ấy - Để lòng tôi sung sướng muốn tiêu tan?” (Dối trá). Có khi là sự xót xa trước ý nghĩa của cuộc đời:
Xin đừng cƣời! đời có nghĩa chi đâu? Thƣa, một kiếp ai không từng nhỏ lệ?
(Lời thơ vào tập “Gửi hƣơng”) Hay sự bế tắc trước cuộc đời đen tối:
Những sao cũ chƣa sáng bừng trở lại, Trong đêm tăm đi mãi biết ngừng đâu?
(Sƣơng mờ)
Cảm xúc của con người có lúc lan sang cả thiên nhiên, hỏi thu về sự đau thương của gió hay chính là lòng thi nhân đang chất chứa sầu đau:
Chắc rằng gió cũng đau thƣơng chứ; Gió vỡ ngoài kia, thu có nghe?
(Ý thu)
Bên cạnh đó, câu nghi vấn trong Thơ thơ và Gửi hƣơng cho gió còn là tiếng lòng của cái tôi tự vấn trong băn khoăn, ngẩn ngơ và bân khuâng. Những câu hỏi tưởng chừng như vô nghĩa lại rất chí lý bởi logic của tâm trạng con người:
Ờ nhỉ! Sao hoa lại phải rơi? Đã xa, sao lại hứa yêu hoài? Thực là dị quá – Mà tôi nữa!
Sao nghĩ làm chi chuyện nhạt phai?
Câu thơ Xuân Diệu trong hai tập Thơ thơ và Gửi hƣơng cho gió
Hoa rơi hay những lời hứa yêu vốn là sự thật hiển nhiên của thiên nhiên và tình yêu mà ở đây con người còn phải đắn đo, nhận ra “thực là dị quá”, nhưng sức nặng nằm ở câu thơ sau cùng: “Sao nghĩ làm chi chuyện nhạt phai?” Sự đắn đo về sự phai nhạt đang ngự trị trong lòng thì những băn khoăn kia đều có lý.
Không chỉ tự vấn về suy nghĩ mà còn tự vấn về nỗi nhớ:
Mà nhớ điều chi? hay nhớ ai?
Cũng không biết nữa. - Nhớ nhung hoài!
(Nhớ mông lung) Hay tâm trạng buồn:
Ai rên rỉ? Phải ta chăng than thở? Hoa tàn ƣ? Sƣơng bối rối dƣờng ni!
(Sầu) Rồi cả “sự mất tích” của lòng mình:
Thiên hạ về đâu? Sao vội chi? Bao giờ gặp nữa? Có tình chi? - Lòng tôi theo bƣớc ngƣời qua ấy Cho đến hôm nay vẫn chẳng về.
(Tình qua)
Thêm một tác dụng nữa của kiểu câu nghi vấn trong hai tập thơ, đó là hỏi để nêu bật đối tượng. Xuân Diệu có cách liên tưởng thật độc đáo về nỗi sầu gặm nhấm cõi lòng:
Sầu ơi sầu! em có biết diều hâu Đã ăn xé một lòng non thơ dại?
(Sầu) Hay tiếng gió:
Ấy là tiếng những âm binh tan tác, Hay là giọng những vong hồn lƣu lạc?
Câu thơ Xuân Diệu trong hai tập Thơ thơ và Gửi hƣơng cho gió
Mùa xuân đến, thi nhân lại cảm nhận sự nặng nề của nó bằng cành hồng và trái tim:
Ai có biết mùa xuân lên nặng lắm
Trên cành hồng và trong những trái tim?
(Mời yêu) Hạ sang, Xuân Diệu cảm nhận bằng:
Sắc hạ rung rinh bốn phía hè… Hồn ai hiu hắt lá xanh tre?
(Nhớ mông lung)
Mùa thu qua, nhà thơ lại lưu luyến dáng thu trước, với buồn xưa:
Mùa cúc năm nay sắc đã già. Ai tìm ta hộ dáng thu qua?
Những buồn xƣa cũ, nay đâu mất? Ôi! phƣợng bao giờ lại nở hoa!
(Ngẩn ngơ)
Và chỉ với so sánh giữa mai và thông, ông đã nêu bật vẻ đẹp của “yếu đuối”, “yêu kiều” bên cạnh sự “mạnh mẽ”, “hùng anh”:
Mai yếu đuối, sao bằng thông mạnh mẽ? Dáng yêu kiều, sao bằng vẻ hùng anh
(Đẹp)
Câu nghi vấn thực sự là kiểu câu được sử dụng hiệu quả trong Thơ thơ
và Gửi hƣơng cho gió, khiến câu thơ mang dáng dấp lời tâm tình, tự sự và chuyển tải rất thấu cái tình của thi sĩ.