Thu gốc(khoản ứng trước).2 Thu lãi BTT3 Trả phần còn lại vào tài khoản Bên bán.Thanh toán phải thu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM CỦA VIỆT NAM (Trang 35 - 39)

- Lãi bao thanh toán được tính theo công thức: C= L/30 * T * Gut

1.Thu gốc(khoản ứng trước).2 Thu lãi BTT3 Trả phần còn lại vào tài khoản Bên bán.Thanh toán phải thu

Kết thúc

1. Thu gốc(khoản ứng trước).2. Thu lãi BTT3. Trả phần còn lại vào tài khoản Bên bán.Thanh toán phải thu Thanh toán phải thu

Nhận lại phần còn lại (Sauk hi trừ đi khoản ứng trước và lãi phát sinh).

Nhận lại hồ sơ

Thông báo về việc không có khả năng thanh toán như cam kết.

2.3.2.3. Thực trạng hoạt động bao thanh toán tại VIB

Tuy được xem là một trong những NHTM dẫn đầu trong lỉnh vực bao thanh toán nội địa, thế nhưng kết quả hoạt động bao thanh toán của ngân hàng VIB trong thời gian qua vẫn còn rất khiêm tốn.

Bảng 13: Doanh số nghiệp vụ bao thanh toán nội địa của ngân hàng VIB qua các năm (đơn vị: triệu VNĐ) Năm 2006 2007 2008 2009 Doanh số 91.380,560 160.494,015 210.009,121 242.167,342 Số lượng chi nhánh thực hiện 4 8 12 15 Số lượng khách hàng 9 16 18 18

(Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ bao thanh toán của VIB)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số bao thanh toán tại Ngân hàng VIB tăng nhanh, năm 2007 tăng 75,63% so với năm 2006, năm 2008 tăng 30,85% so với năm 2007, năm 2009 tăng 15,60% so với năm 2008 nhưng tổng doanh số vẩn ở những con số rất khiêm tốn năm 2009 đạt cao nhất chỉ 242.167,342 triệu đồng, rất thấp so với các nghiệp vụ khác của ngân hàng. Số lượng khác hàng tham gia nghiệp vụ bao thanh toán tăng nhanh, số lượng chi nhánh thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tăng nhanh, nhưng nhìn vào số lượng khách hàng tham gia nghiệp vụ bao thanh toán tại VIB cho thấy VIB có số lượng khách hàng rất hạn hẹp, thậm chí năm 2009 số lượng khách hàng không tăng so với năm 2008. Nghiệp vụ bao thanh toán là một nghiệp vụ mới ở Việt Nam, VIB là một ngân hàng với quy mô vốn còn nhỏ mà đạt được những kết quả trên được xem là bước đầu thành công. Sau gần bốn năm thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán ngân hàng VIB đã đạt được những thành công bước đầu sau:

Thông báo và nêu lý do về việc thanh toán chậm

Thứ nhất, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo củng như chiến lược phát triển

đúng đắn về nghiệp vụ bao thanh toán, ngân hàng VIB đã giới thiệu khá thành công nghiệp vụ mới này. Sự ra đời cũng nghiệp vụ bước đầu đã thu hút được sụ quan tâm của doanh nghiệp, đơn vị kinh tế hoạt động tại Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiệp vụ bao thanh toán đã phần nào đáp ứng được nhu cầu về vốn của một số doanh nghiệp nhưng hạn chế tài sản đảm bảo, thúc đẩy nhiều cơ hội kinh doanh mua bán.

Thứ hai, sự ra đời của nghiệp vụ bao thanh toán đã góp phần nâng cao khả

năng cạnh tranh của ngân hàng VIB trong môi trường tài chính đang cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Ngân hàng VIB không chỉ lần nữa khẳng định là ngân hàng hoạt động hiệu quả và cung cấp chất lượng dịch vụ tốt trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, mà còn khẳng định là một trong những ngân hàng luôn tìm kiếm thị trường sản phẩm mới.

Thứ ba, sự ra đời nghiệp vụ bao thanh toán đã khẳng định Ngân hàng VIB nói riêng và các ngân hàng thương mại khác luôn đặt vấn đề cung cấp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ nhằm phục vụ khác hàng ngày một tốt hơn là nhiệm vụ hàng đầu của mình.

2.4. Đánh giá việc thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán tại Việt Nam

2.4.1. Kết quả đạt được

2.4.1.1. Nghiệp vụ bao thanh toán cơ bản đã hình thành và đang dần pháttriển theo hướng đa dạng và chuyên nghiệp hơn triển theo hướng đa dạng và chuyên nghiệp hơn

Mặc dù phát triển nghiệp vụ Bao thanh toán mới được gần 10 năm nhưng đã đạt được những kết quả hết sức triển vọng. Là quốc gia có tỉ lệ phất triển bao thanh toán cao nhất châu Á với mức tăng 197,67% so với năm 2007 (doanh thu năm 2007 là 43 triệu EUR, đến năm 2008 đã lên tới 85 triệu EUR, đến năm 2009 con số này đã lên đến 95 triệu EUR). Đứng thứ hai là Trung quốc với mức tăng

130,6%. Những nét cơ bản nhất của nghiệp vụ BTT cũng đã được hình thành,cho tới thời điểm này có rất nhiều ngân hàng thương mại trong nước được ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ Bao thanh toán điển hình là các ngân hàng ngoại thương( Vietcombank), Á châu ( ACB), Kỹ thương việt nam ( Techcombank), Sài gòn thường tín (Sacombank), Xuất nhập khẩu (EXIM Bank), Phương đông ( OCB) …và công ty tài chính dầu khí PVFC.Ngoài ra các chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam cũng được cấp giấy phép cung ứng dịch vụ này điển hình như Citi Bank, Deusche Bank, HSBC, ANZ, FENB, UFJ Bank… Với việc tham gia vào FCI, một tổ chức với khoảng 251 thành viên đến từ 65 quốc gia, thì nó tạo ra nhiều cơ hội để cọ xát và thực hiện nghiệp vụ BTT hiệu quả hơn cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính của Việt Nam.

Mặt khác, môi trường cạnh tranh cũng đòi hỏi dịch vụ ngân hàng cần phải đa dạng và chuyên nghiệp hơn. Vì thế, các ngân hàng cũng hiểu rằng nghiệp vụ BTT không những cần phát triển trong toàn hệ thống mà còn phải không ngừng đa dạng hóa và chuyên nghiệp trong cung cấp sản phẩm của mình, đặc biệt là sản phẩm BTT quốc tế.

2.4.1.2. Nghiệp vụ bao thanh toán góp phần thúc đẩy sự phát triển của các dịch vụ khác của ngân hàng các dịch vụ khác của ngân hàng

Triển khai nghiệp vụ Bao thanh toán thể hiện định hướng chiến lược phát triển đa dạng dịch vụ ngân hàng hiện đại của các ngân hàng. Việc thực hiện nghiệp vụ này đã thúc đẩy sự phát triển của nghiệp bão lãnh, thanh toán và chuyển tiền trong nước cũng như quốc tế, thúc đẩy cả dịch vụ kinh doanh tiền tệ trên thị trường hối đoái quốc tế, thanh toán quốc tế và chứng khoán.

2.4.1.3. Nghiệp vụ Bao thanh toán góp phần thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam

Thực tế cho thấy khách hàng chủ yếu của Bao thanh toán Việt Nam là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước, nó phản ánh nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp về vốn, về các hình thức bảo hiểm để hạn chế rủi ro trong thanh toán.

Các khía cạnh tích cực của BTT thể hiện ở 4 chức năng cơ bản của bao thanh toán: chức năng tài trợ ứng trước, chức năng bảo hiểm rủi ro tín dụng, chức năng thu hộ tiền và chức năng quản lý sổ sách phải thu. Trên cơ sở những khía cạnh tích cực ấy, Bao thanh toán thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp Việt Nam vào việc mua bán với các tổ chức trong và ngoài nước.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.5.2.1. Hạn chế còn tồn tại

Qua một thời gian triển khai hoạt động, mặc dù có những dấu hiệu tích cực nhưng tình hình bao thanh toán ở Việt Nam vẩn chưa thực sự phát triển và chưa thể hiện hết ưu điểm vốn có của nó. Qua quá trình đó chúng ta có thể thấy được một số hạn chế cơ bản của nghiệp vụ BTT ở Việt Nam như sau :

a) Doanh số BTT vẫn còn thấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ bảng số liệu về doanh số BTT của hệ thống ngân hàng VN và doanh số của một số ngân hàng tiêu biểu, chúng ta có thể thấy được tuy qua các năm thì doanh số BTT của HTNH VN nói chung và các NHTM nói riêng đều tăng, nhưng doanh số BTT vẫn còn rất thấp so với các nước khác trong khu vực. Và trong các NHTM cụ thể thì tỷ trọng của hoạt động BTT so với các hoạt động khác là vẫn còn rất thấp, nghiệp vụ cho vay vẫn là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động tín dụng của các NHTM.

Đối tượng khách hàng hiện nay sử dụng dịch vụ Bao thanh toán tại các ngân hàng còn rất hạn chế. Sự nhận thức về nghiệp vụ Bao thanh toán của nhân viên ngân hàng lẫn khách hàng vẫn chưa rỏ ràng từ đó dẫn đến khách hàng không hiểu rỏ hết giá trị của việc sử dụng nghiệp vụ này do vậy mà họ còn ngần ngại sử dụng sản phẩm này. Theo các kết quả thì khách hàng tham gia sản phẩm này chủ yếu thường là các khách hàng quen, đã từng sử dụng nghiệp vụ này hoặc có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì mới tham gia dịch vụ này, ví dụ : ngân hàng VIB, số lượng khách hàng thực hiện dịch vụ này năm 2007 chỉ là 16, năm 2008 là 18 và năm 2009 cũng là 18 khách hàng. Qua đây ta thấy được vấn đề tiếp thị, marketing từ phía các ngân hàng vẫn còn hạn hẹp và chưa đạt được với yêu cầu đề ra. Cho dù nghiệp vụ đã được áp dụng đối với cả doanh nghiệp lớn và DNVVN nhưng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ BTT của các NHTM còn yếu kém.

c) Vẫn còn tồn tại những phát sinh, tranh chấp xẩy ra.

Bắt nguồn từ các văn bản pháp lý và còn quá chung chung của Ngân hàng nhà nước mà các ngân hàng thương mại hiện nay thực hiện dịch vụ bao thanh toán dựa trên những quy chế riêng và kinh nghiệm hoạt động của mình, từ đây dẫn đến những tranh chấp khiếu nại diển ra. Một mặt nữa các ngân hàng lại lúng túng trong cách giải quyết khiến cho thời gian xử lý hồ sơ bao thanh toán chậm do đó không đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách hàng.

2.4.2.2. Nguyên nhân xuất phát hạn chế

a) Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM CỦA VIỆT NAM (Trang 35 - 39)