Thực trạng hoạt động bao thanh toán tại VCB

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM CỦA VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

- Các thỏa thuận trên được điều chỉnh bởi pháp luật Viê ̣t Nam và các quy tắc điều chỉnh dịch vụ bao thanh toán quốc tế (GRIF) của hiệp hội bao thanh toán quốc tế

2 Bao thanh toán khi Vietcombank là đại lý bên mua

2.3.1.3. Thực trạng hoạt động bao thanh toán tại VCB

Gia nhập hiệp hội bao thanh toán quốc tế FCI từ cuối năm 2005, nhưng đến giai đoạn năm 2007 – 2008 ta thấy tốc độ tăng trưởng của doanh số bao thanh toán đầy ấn tượng, chứng tỏ sự quan tâm của các doanh nghiệp về loại hình tài trợ thương mại này đã có dấu hiệu khởi sắc.

Bảng 12: Doanh số Bao thanh toán của VCB

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Doanh số BTT XK VCB 635.132 2124.907 3305.881 Doanh số BTT NK VCB 23.326 54.112 122.649 Doanh số BTT XNK VCB 658.458 2179.019 3428.530 Doanh số BTT XNK VN 1943.950 5024.853 5012.850 Thị phần BTT XNK VCB/ VN 33,87% 44,36% 68,49%

(Nguồn: Báo cáo nghiệp vụ bao thanh toán của VCB)

Trong số các thành viên tham gia hiệp hội FCI của Việt nam, Vietcombank luôn được nhắc tới với vị trí hàng đầu về doanh số lớn, cũng như lẫn tốc độ tăng trưởng của dịch vụ này theo các năm. Năm 2007 với doanh số gần 700.000 EUR thì chỉ sau đó 1 năm, năm 2008 con số này tăng lên gấp 3 lần, gần 2,2 triệu EUR và tới năm 2009 thì doanh số Vietcombank đã là gần 3,5 triệu EUR và tốc độ tăng trưởng gấp 1,6 lần. Những con số để chứng tỏ cho sự phát triển vượt bậc của dịch vụ này. Đúng như cái tên khác Vietcombank “Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt nam”, Vietcombank là ngân hàng đứng đầu về mảng thương mại quốc tế (xuất-nhập khẩu). Cũng như hầu hết các dịch vụ khác liên quan tới xuất nhập khẩu, dịch vụ bao thanh toán của Vietcombank đã chiếm một thị phần rất đáng nể trong các hợp đồng bao thanh toán quốc tế của Việt Nam. Lần lượt trong 3 năm nhưng thị phần của Vietcombank đã nhanh chóng từ 33,87% lên 68,49%, từng bước chiếm lĩnh thị trường bao thanh toán quốc tế của Việt Nam, theo ước tính doanh số bao thanh toán của Vietcombank trong năm 2010 có thể đạt được 5 triệu EUR (Tạp chí ngân hàng số 7 tháng 4 năm 2011). Con số đó càng chứng tỏ cho sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ này của Vietcombank và sự chiếm lĩnh hàng đầu của Vietcombank.

Từ những thành quả đạt được của kết quả nghiệp vụ BTT của VCB đã cho thấy để đạt được những thành tựu ấy qua nhiều năm thì VCB đã nỗ lực marketing tốt về sản phẩm với các hoạt động như tổ chức hội thảo về BTT theo từng quý, và xây dựng bản báo cáo về nghiệp vụ BTT 2 tháng/lần.

Việc xây dựng, nghiên cứu phát triển nghiệp vụ BTT là một hướng đi đứng đắn nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng xu thế phát triển thị trường. Qua 6 năm phát triển nghiệp vụ BTT, Vietcombank đã đạt được những thành công sau đây:

Đầu tiên, càng khẳng định về vị thế của nhóm dẫn đầu của mình trong số những NHTM Việt Nam về các nghiệp vụ liên quan tới thanh toán quốc tế nói chung và bao thanh toán nói riêng. Sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ Bao thanh toán cũng cho ta thấy được sự quan tâm và chiến lược phát triển đúng đắn đã giúp cho Vietcombank ngày càng thành công trong mảng sản phẩm này.

Tuy nhiên, nói đến mặt mạnh của Vietcombank thì chúng ta cũng nhắc tới một số hạn chế còn hiện hữu trong nghiệp vụ Bao thanh toán, từ bảng số liệu chúng ta cũng nhận ra một điều đó là doanh số của nghiệp vụ BTT nội địa chỉ bằng 3- 4% so với doanh số BTT quốc tế, với một con số rất khiêm tốn trên thì cũng cho thấy được Vietcombank còn quá chú tâm tới những doanh nghiệp lớn, mạnh và nghiêng vào mảng xuất – nhập khẩu quốc tế mà chưa thực sự chú tâm tới sân nhà đó chính là thị trường nội địa trong nước.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VỀ BAO THANH TOÁN TẠI CÁC NHTM CỦA VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w