Đánh giá kết quả phân tích và ý nghĩa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi sử dụng đất phục vụ phát triển sinh kế bền vững khu vực xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (Trang 68)

6. Cấu trúc luận văn

3.3. Đánh giá kết quả phân tích và ý nghĩa

3.3.1. Đánh giá kết quả phân tích

- Kết quả phân tích thành phần chính (PCA) tuy dựa trên số lƣợng trƣờng hợp nhỏ (13 trƣờng hợp hay 13 thôn) nhƣng có các chỉ số (ma trận tƣơng quan, kiểm tra KMO và Barlett…) phù hợp với điều kiện để lựa chọn các biến và xây dựng phân tích.

- Hai thành phần chính đã đƣợc rút ra từ mô hình PCA là “Sinh kế nông nghiệp mới” và “Sinh kế nông nghiệp truyền thống” phù hợpvới đặc trƣng sản xuất và sử dụng đất nông nghiệp của các hộ dân đƣợc điều tra tại xã Tản Lĩnh:

+ Thành phần “sinh kế nông nghiệp mới” đại diện cho các hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi bò sữa, trồng cỏ chiếm ƣu thế so với các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác. Trong thành phần này, biến liên quan tới hoạt động sử dụng đất là trồng cỏ có mối tƣơng quan mạnh mẽ với biến về hoạt động chăn nuôi bò sữa,

67

cũng nhƣ với biến về nguồn thu nhập chính từ chăn nuôi bò (theo bảng 3.7, cả ba biến này trong thành phần 1 đều có giá trị lớn hơn 0,9). So sánh với tình hình thực tế tại địa phƣơng, đặc điểm của thành phần này hoàn toàn phù hợp. Cụ thể, hoạt động trồng cỏ và nuôi bò sữa luôn gắn liền với nhau và có xuất phát điểm là các trạm nghiên cứu đƣợc xây dựng từ những năm 1970 (Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada) nhƣng chỉ thực sự phát triển và mở rộng từ năm 2000 trở lại đây do có sự quan tâm, đầu tƣ của chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ các công ty sữa nhƣ công ty IDP, công ty cổ phần sữa Ba Vì.

+ Thành phần “sinh kế nông nghiệp truyền thống”đại diện cho các hộ gia đình có hoạt động sản xuất nông nghiệp nhƣ trồng lúa, chăn nuôi trâu bò, lợn, gà… chiếm ƣu thế. Trong thành phần này, biến liên quan tới hoạt động sử dụng đất là trồng lúa, trồng cây hàng năm khác có mối tƣơng quan mạnh mẽ với biến về hoạt động chăn nuôi trâu bò, lợn, gia cầm; cũng nhƣ biến về nguồn thu nhập chính từ các nguồn trên (theo bảng 3.7, cả 4 biến này trong thành phần 2 đều có giá trị lớn hơn 0,7). Thành phần này cũng phù hợp với đặc điểm sản xuất và sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh nói riêng cũng nhƣ vùng nông thôn Việt Nam nói chung.

- Các giá trị nhân tố của hai thành phần rút ra từ phân tích thành phần chính đƣợc kết hợp với GIS để thể hiện sự phân bố về mặt không gian của các trƣờng hợp nghiên cứu, mà cụ thể trong đề tài này chính là các hộ gia đình đƣợc điều tra theo 13 thôn của xã Tản Lĩnh:

+ Về thành phần “Sinh kế nông nghiệp mới”: Kết quả không gian hóa cho thấy hoạt động trồng cỏ, nuôi bò sữa chiếm ƣu thế tại các hộ gia đình trong thôn Cẩm Phƣơng, Hát Giang, Ké Mới, Tam Mỹ với giá trị nhân tố của thành phần này lớn hơn 0. Mặc dù kết quả phân bố này không tƣơng ứng với hiện trạng sử dụng đất trồng cỏ năm 2011 nhƣng vẫn có thể phù hợp do số liệu điều tra dựa trên chọn mẫu 198 hộ gia đình của 13 thôn, không phải kết quả nghiên cứu toàn bộ 13 thôn này. Hơn nữa, đặc trƣng của loại cỏ voi phục vụ cho chăn nuôi bò sữa là dễ trồng, kinh tế, có thể tận dụng mọi diện tích đất nên ngƣời dân có thể trồng quanh nhà hoặc trồng xen với các loại cây khác nên trong quá trình phân loại ảnh Landsat không thể tách biệt đƣợc với diện tích đất ở hoặc diện tích đất trồng cây hàng năm khác.

68

+ Về thành phần “Sinh kế nông nghiệp truyền thống”: Kết quả không gian hóa cho thấy sự phù hợp với hiện trạng sử dụng đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác của xã Tản Lĩnh năm 2010 tại các thôn có giá trị nhân tố trong thành phần này lớn hơn 0. Điều này có thể giải thích do sự phổ biến của các loại hình sử dụng đất này trong đời sống sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân.

+ Một số thôn có giá trị nhân tố thấp trong cả hai thành phần trên nhƣ Hoàng Long, Yên Thành có thể đƣợc giải thích do sự phát triển hoạt động sản xuất nông nghiệp khác nhƣ trồng rừng, trồng cây lâu năm (cây ăn quả) hay từ các nguồn thu nhập phi nông nghiệp mà trong phạm vi đề tài này không đề cập tới.

3.3.2. Ý nghĩa của phân tích

- Ý nghĩa khoa học:

Phƣơng pháp phân tích thành phần chính đƣợc áp dụng để đánh giá mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất nông nghiệp và sinh kế của ngƣời dân thông qua các chỉ số thống kê đƣợc rút gọn trong thành phần chính. Cụ thể, các thành phần chính cho phép chỉ số hóa sự phân dị của các hộ gia đình đƣợc điều tra theo tính chất của hoạt động sản xuất và sử dụng đất nông nghiệp. Hơn nữa, sự phân dị này tiếp tục đƣợc không gian hóa thông qua GIS để thể hiện sự phân bố theo 13 thôn của các giá trị nhân tố đƣợc tính toán cho từng trƣờng hợp của các thành phần. Nói cách khác, ý nghĩa của nghiên cứu này không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất và sinh kế, mà còn không gian hóa đƣợc dữ liệu này, tạo cơ sở cho các nghiên cứu cụ thể hơn (ví dụ: đánh giá sự bền vững của hai thành phần sinh kế này trong tƣơng lai) hoặc các nghiên cứu tƣơng tự về hoạt động sản xuất và sử dụng đất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp khác (ví dụ: mối tƣơng quan giữa diện tích đất ở và đất chuyên dùng và thu nhập phi nông nghiệp) mà trong phạm vi đề tài này chƣa thể đề cập hết.

- Ý nghĩa thực tiễn:

Thực tế kinh tế xã hội tại xã Tản Lĩnh hiện nay cho thấy trong lĩnh vực hoạt động sản xuất và sử dụng đất nông nghiệp rõ ràng diễn ra hai sự phát triển chính là trồng cỏ - chăn nuôi bò sữa và trồng lúa – chăn nuôi trâu bò, lợn, gà, tƣơng ứng và phù hợp với hai thành phần đã đƣợc rút ra từ mô hình phân tích thành phần chính.

69

Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dựa trên kết quả điều tra 198 hộ dân của 13 thôn trong xã Tản Lĩnh nên kết quả không gian hóa chỉ đại diện cho đặc trƣng sản xuất và sử dụng đất của các hộ gia đình đƣợc điều tra.

70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội trong giai đoạn 1993 – 2010đã diễn ra những thay đổi hết sức mạnh mẽ, thể hiện trên kết quả xử lý ảnh vệ tinh độ phân giải trung bình Landsat năm 1993, 2005, 2010. Về hiện trạng sử dụng đất, đất nông nghiệp luôn chiếm ƣu thế so với đất phi nông nghiệp qua các năm (chiếm hơn 55% tổng cơ cấu sử dụng đất). Trong các loại hình sử dụng đất nông nghiệp, đất cỏ dùng vào chăn nuôi bắt đầu xuất hiện thành từng vùng, thay vì phân bố rải rác, lẫn với các loại hình đất khác từ năm 2005. Trong các loại hình sử dụng đất phi nông nghiệp, đất ở luôn là loại hình chiếm diện tích lớn nhất.Về biến động sử dụng đất, giai đoạn 1993 – 2010 diễn ra hai sự thay đổi đáng chú ý là:thứ nhất là sự chuyển đổi từ các loại đấtkhác sang đất ở và đất chuyên dùng để thích nghi với sự gia tăng dân số và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, và thứ hai là sự chuyển đổi giữa các loại đất sản xuất nông nghiệp.

Dựa trên tổng quan các vấn đề lý luận về biến đổi sử dụng đất, sinh kế bền vững cũng nhƣ mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất và sinh kế, đề tài đã phân tích mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất nông nghiệp và sinh kế của ngƣời dân trong xã Tản Lĩnh bằng cách áp dụng phƣơng pháp phân tích thành phần chính (PCA) kết hợp GIS, dựa trên cơ sở khung sinh kế bền vững mà trọng tâm là tài sản sinh kế. Đây là hƣớng nghiên cứu mới, có nhiều tiềm năng để tiến hành những phân tích liên quan tiếp theo.

Dựa trên kết quả điều tra kinh tế xã hội trên 198 hộ dân thuộc 13 thôn của xã Tản Lĩnh trong khoảng thời gian 2005 - 2011, đề tài chỉ áp dụng với hai loại vốn có liên quan tới vấn đề cần nghiên cứu là vốn tự nhiên (diện tích sử dụng đất) và vốn tài chính (thu nhập) với các loại hình sinh kế chính gồm: trồng lúa, trồng cây hàng năm khác, trồng cỏ, chăn nuôi bò sữa, và chăn nuôi trâu bò – lợn – gia cầm. Kết quả phân tích tuy chỉdựa trên 13 trƣờng hợp với 7 biến, trái ngƣợc với số lƣợng biến tối thiếu thƣờng đƣợc đƣa ra trong mô hình phân tích nhân tố, tuy nhiên, các chỉ số đƣợc đƣa ra lại cho thấy sự phù hợp của mô hình và chứng minh đƣợc sử dụng đất và hoạt động sản xuất nông nghiệp tƣơng ứngtại xã Tản Lĩnh có mối tƣơng quan

71

mạnh mẽ với nhau. Hai thành phần đƣợc chiết xuất từ kết quả phân tích thành phần chính thể hiện 2 đặc trƣngchủ đạo đã và đang diễn ra trong sản xuất nông nghiệp tại địa phƣơng, giữa một bên là chăn nuôi bò sữa – trồng cỏ và một bên là trồng lúa - chăn nuôi trâu bò, lợn,gia cầm.Ngoài ra, kết quả phân tích thành phần chính tuy thể hiện đƣợc mối quan hệ giữa sử dụng đất và sinh kế, nhƣng sự phân bố về không gian chỉ mang tính đại diện cho đặc trƣng sản xuất nông nghiệp của 198 hộ gia đình đƣợc điều tra tại 13 thôn của xã Tản Lĩnh.

2. Kiến nghị

- Về kích cỡ mẫu thích hợp: Các trƣờng hợp nghiên cứu thƣờng đƣợc cho phải nhiều hơn số biến cần phân tích thành phần chính. Rất nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng số mẫu phân tích dƣới 50 là không phù hợp với phân tích nhân tố. Có một số kinh nghiệm thƣờng đƣợc sử dụng trong thực hành để tính toán số trƣờng hợp tối thiểu cần thiết. Tuy nhiên, trong đề tài này, phƣơng pháp phân tích thành phần chính ở đây không thực sự đi theo những kinh nghiệm này, mà lựa chọn số trƣờng hợp nghiên cứu theo tỷ lệ trƣờng hợp hay đối tƣợng nghiên cứu so với biến [15, 25], cụ thể chỉ có 13 trƣờng hợp đƣợc đƣa vào phân tích trongkhi có tới 7 biến trong mô hình. Tuy nhiên, những biến này đều đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết trong phân tích thành phần chính. Vì vậy, đây là một điểm đáng lƣu ý trong lựa chọn kích cỡ mẫu thích hợp.

- Hƣớng nghiên cứu kết hợp giữa phƣơng pháp phân tích thành phần chính với GIS là một hƣớng nghiên cứu có hiệu quả, có thể tiếp tục vận dụng trong các nghiên cứu tiếp theo, cụ thể nhƣ đánh giá sự bền vững của hai loại hình sinh kế nông nghiệp đã đƣợc rút ra từ mô hình phân tích thành phần chính, hoặc cũng có thể sử dụng để nghiên cứu khía cạnh về mối tƣơng quan giữa sử dụng đất và sinh kế phi nông nghiệp tại khu vực nghiên cứu với điều kiện thu thập đƣợc các số liệu cần thiết và cụ thể hơn.

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu với SPSS, NXB Hồng Đức, Hồ Chí Minh.

2. Lê Thị Hải Uyên (2012), Nghiên cứu đánh giá tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch khu vực xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, Hà Nội, Đề tài NCKH cấp cơ sở, Trung tâm hỗ trợ đào tạo và phát triển đô thị đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan theo tiếp cận kinh tế sinh thái, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Nguyễn Đăng Khôi (1972), “Đồng cỏ Ba vì, Tập san sinh vật – Địa học, 9 (34), tr.97-106, Hà Nội.

5. Phạm Văn Cự, Vũ Kim Chi, Lê Quang Toan, Đinh Thị Diệu, Đỗ Thị Hải Yến, Lƣu Thị Ngoan, Phillippe Charrette, Sarah Turner, Raja Sengupta (2008), “Phân tích định lƣợng và tiệm cận không gian trong nghiên cứu nông thôn (ví dụ huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam và Sapa, tỉnh Lào Cai)”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, tr. 256- 267, Hà Nội.

6. Sally P. Marsh, T. Gordon MacAulay, Phạm Văn Hùng (2007), “Phát triển nông nghiệp và chính sách đất đai ở Việt Nam”, ACIAR Monograph, 123, tr.272. 7. UBND xã Tản Lĩnh (2008), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát

triển kinh tế xã hội năm 2008 - phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2009, Hà Nội.

8. UBND xã Tản Lĩnh (2009), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2009 phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2010, Hà Nội.

Tiếng Anh

9. Amin A.(2004),“Regions unbound: towards a new politics of place”. Geografiska Annaler, 86B (1), p. 33−44.

10. Burrough P.A. (1986),“Principles of Geographic Information System in Land resources Assessment”, Oxford University press, p.193.

73

11. Carney D. (1998), “Sustainable Rural Livelihoods: What contribution can we make”, Department for International Development, London.

12. Carney D. (1999), “Livelihoods Approaches Compared”, DFID, London.

13. Castella J., Quang D. (2002), Doi Moi in the Mountains – Land use changes and farmers’ livelihood strategies in Bac Kan Province, Viet Nam, The Agricultural Publishing House, Ha Noi.

14. Chambers R., Conway G. (1992), “Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century”, Institute of Development Studies, Sussex. 15. Costello A.B., Osborne J.W (2005), “Best practices in exploratory factor

analysis: Four recommendations for getting the most from your analysis”,

Practical Assessment Research & Evaluation, 10 (7), p.4.

16. Das R.J (2001), “The Spatiality of Social Relations: An Indian Case- study”,Journal of Rural Studies, 17(3), p.347-362

17. DFID (1999), Sustainable Livelihoods Guidance Sheets, London.

18. Ellis F. (2000), “Rural Livelihoods and Diversity in Developing Countries”,

Oxford University Press, Oxford.

19. Fohrer N., Möller D., Steiner N.,(2002),“An interdisciplinarymodelling approach to evaluate the effects of land use change”, Phys. Chem. Earth,

27(9‐10), p. 655‐662.

20. Lambin E. F, Meyfroidt P. (2010), “Land use transition: Socio-ecological feedback versus socio-economic change”, Elsevier, 27, p. 108-118.

21. Krantz L. (2001), “Sustainable Livelihood Approach to Poverty Reduction. An Introduction”, SIDA, Swedish.

22. McCusker B., Carr E.R (2006), “The co-production of livelihoods and land use change: Case studies from South Africa and Ghana”, Geoforum, 37, p. 790- 804.

23. Nabasa J., Rutwara G., Walker F., Were C. (1995), Participatory Rural appraisal: Practical experiences, Natural Resources Institute, United Kingdom.

74

24. Pallant J. (2001), “SPSS survival manual: a step by step guide to data analysis using spss for windows (version 10)”, Open University Press, Buckingham. 25. Preacher K.J., MacCallum R.C. (2002), “Exploratory Factor Analysis in

Behavior Genetics Research: Factor Recovery with Small Sample Sizes”,

Behavior Genetics, 32, p.160.

26. Que T.T (1998), “Economic reforms and their impact on agricultural development in Vietnam”, ASEAN Economic Bulletin, 15 (1), p. 30-46.

27. Scoones I. (1998), “Sustainable rural livelihoods: a framework for analysis”,

IDS Working Paper 72, Sussex.

28. Seto K. C. (2006), “Economies, societies, and landscapes in transition: Examples from the Pearl River Delta, China and the Red River Delta, Vietnam”, NRC Press, p. 193-218.

29. Weber A., Fohrer N., Moller D.,(2001). “Long‐term land usechanges in a mesocale watershed due to socio‐economic factors:Effects on landscape structures and functions”,Ecol. Model, 140(1‐2), p. 125‐140.

75 PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng hỏi hộ gia đình với các câu hỏi liên quan tới nội dung nghiên cứu của đề tài luận văn

MÃ SỐ PHIẾU: ___________

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM QUỐC TẾ NGHIÊN

CỨU BIẾN ĐỔI TOÀN CẦU

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN DÂN SỐ VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

DỰ ÁN: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN BIẾN ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT VÀ THAY ĐỔI SINH KẾ CỘNG ĐỒNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

BẢNG HỎI HỘ GIA ĐÌNH ĐỊNH DANH VÀ CHẤP THUẬN ĐỊNH DANH MÃ SỐ TỈNH/THÀNH PHỐ: ... [__] QUẬN/HUYỆN: ... [__]__] PHƢỜNG/XÃ/THỊ TRẤN: ... [__]__]__] THÔN/XÓM/TỔ DÂN PHỐ: ... [__]__]__]__] HỘ GIA ĐÌNH SỐ: ... [__]__]__]__] HỌ VÀ TÊN NGƢỜI ĐƢỢC PHỎNG VẤN: ...

HỌ VÀ TÊN ĐIỀU TRA VIÊN: ... [__]__] NGÀY THÁNG NĂM PHỎNG VẤN _____/____/2011 HỌ VÀ TÊN GIÁM SÁT VIÊN: ... [__]__] NGÀY THÁNG NĂM GIÁM SÁT _____/____/2011 ĐTV TỰ GIỚI THIỆU VÀ SỰ CHẤP THUẬN CỦA HỘ GIA ĐÌNH ĐƢỢC PHỎNG VẤN

THÔNG BÁO VÀ CHẤP THUẬN

Chào ông/bà. Tôi tên là_________________________________ và tôi đang làm việc cho

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi sử dụng đất phục vụ phát triển sinh kế bền vững khu vực xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)