Tổng quan các công trình nghiên cứu tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi sử dụng đất phục vụ phát triển sinh kế bền vững khu vực xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (Trang 26)

6. Cấu trúc luận văn

1.4.Tổng quan các công trình nghiên cứu tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành

thành phố Hà Nội

Tản Lĩnh là một xã thuộc vùng đệm (buffer zone) của Vƣờn Quốc gia Ba Vì, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội. Vì vậy, những công trình, dự án nghiên cứu từng đƣợc thực hiện tại đây khá chú trọng tới sự sử dụng đất và sinh kế của ngƣời dân, mà sau đây là một số ví dụ:

- Nghiên cứu của các tác giả D.A. Gilmour và Nguyen Van San về quản lý vùng đệm tại Việt Nam, trong đó dựa trên những kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội từ cấp quốc gia tới cấp xã (trong đó có sử dụng

25

đất và các hoạt động sản xuất tại xã Tản Lĩnh) để đƣa ra hƣớng quản lý phù hợp cho vùng đệm xung quanh những khu vực đƣợc bảo tồn nhƣ Vƣờn quốc gia Ba Vì (Gilmour D.A, Nguyen Van San (1999), “Buffer zone management in Vietnam”, IUCN – The world conservation union – Vietnam programme). - Nghiên cứu của các tác giả Lê Phƣơng Thúy, Japp Zevenbergen, Christiaan

Lemmen, Harry Uitermark, Trần Quốc Bình về sự phù hợp giữa hệ thống quản trị đất đai Việt Nam và mô hình quản lý đất đai, lấy ví dụ tại xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì và quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, trong đó xã Tản Lĩnh đại diện cho các xã miền núi tại khu vực nông thôn và quận Thanh Xuân là một trong các quận mới thành lập tại khu vực thành thị (Le Phuong Thuy, Jaap Zevenbergen, Christiaan Lemmen, Harry Uitermark, Tran Quoc Binh (2012), “Investigating the Conformity between the Land Administration Domain Model and the Vietnamese Land Administration System”, FIG Working Week 2012, Italy).

- Nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Quốc Toản, Adam Pain và Vũ Chí Cƣơng về thực trạng chăn nuôi bò sữa quy mô hộ gia đình năm 2006 – 2007 tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội, mà xã Tản Lĩnh là một trong 9 xã đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên trong 23 xã có ngành chăn nuôi bò sữa và đại diện cho khu vực vùng núi cao của huyện Ba Vì(Nguyễn Quốc Toản, Adam Pain, Vũ Chí Cƣơng (2008), “Thực trạng chăn nuôi bò sữa quy mô hộ gia đình tại Ba Vì 2006 – 2007”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 15, tr. 1-7.)

Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào đề cập tới mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất và sinh kế tại đây. Khu vực này đƣợc lựa chọn để nghiên cứu bởi sự đổi thay dễ nhận thấy trong sử dụng đất và sinh kế của ngƣời dân, nhất là từ khi Luật đất đai 1993 và Luật đất đai mới năm 2003 ra đời. Cụ thể, từ một xã nông nghiệp truyền thống với thu nhập chủ yếu từ trồng trọt, chăn nuôi truyền thống (trồng lúa, chăn nuôi lợn, gà vịt…), thì từ năm 2000 trở lại đây, nhiều hộ dân trong xã đã chuyển sang chăn nuôi bò sữa, thậm chí việc chăn nuôi thuận lợi tới mức một sốkhu vực đã đƣợc chuyển sang trồng cỏđể cung cấp thức ăn cho bò. Sự thay đổi này đặt

26

ra rất nhiều câu hỏi đáng để quan tâm và nghiên cứu trong quá trình thực hiện luận văn nhƣ sau:

- Quá trình biến động sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh giai đoạn 1993 – 2010 diễn ra nhƣ thế nào, đặc biệt đối với các loại hình đất sản xuất nông nghiệp?

- Đặc điểm sinh kế chính của các hộ dân tại xã Tản Lĩnh ra sao?

- Khung sinh kế bền vững đƣợc áp dụng nhƣ thế nào trong nghiên cứu? - Biến đổi sử dụng đất và sinh kế có mối quan hệ thế nào?

Để trả lời đƣợc những câu hỏi trên, những nội dung tiếp theo trong luận văn tập trung giải quyết các nội dung sau:

- Phân tích đặc điểm biến động sử dụng đất tại xã Tản Lĩnh giai đoạn 1993 – 2010 dựa trên kết quả hiện trạng sử dụng đất năm 1993, 2005 và 2010 đƣợc phân loại từ ảnh Landsat tại khu vực nghiên cứu năm 1993, 2005, 2010.

- Từ đặc điểm biến động sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn trên và dữ liệu điều tra kinh tế xã hội về sinh kế của ngƣời dân, đồng thời áp dụng khung sinh kế bền vững của DFID lựa chọn các loại vốn sinh kế.

- Lựa chọn phƣơng pháp phân tích thành phần chính kết hợp với GIS để phân tích mối quan hệ giữa biến đổi sử dụng đất nông nghiệp và sinh kế tại xã Tản Lĩnh.

27

Chương 2 – ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 1993 – 2010 TẠI XÃ TẢN LĨNH, HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến đổi sử dụng đất phục vụ phát triển sinh kế bền vững khu vực xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội (Trang 26)