Tác động tiêu cực 12

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt - Trung trên địa bàn Quảng Ninh giai đoạn 1991-2005 (Trang 131)

Bên cạnh những tác động tích cực đến bộ mặt kinh tế. xã hội và văn hóa của tỉnh, việc mở rộng quan hệ buôn bán với Trung Quốc trên địa bàn Quảng Ninh cũng làm nảy sinh nhiều tiêu cực và hạn chế. Ta có thể kể ra một số vấn đề sau:

*Vấn đề buôn lậu và gian lận thƣơng mại, *Các tệ nạn xã hội

*Vấn đề môi trƣờng sinh thái…

Những vấn đề này làm cản trở không nhỏ đến sự phát triển bền vững của tỉnh.

3.2.1. Vấn đề buôn lậu, gian lận thương mại

Bƣớc vào thời kì đổi mới, cùng với việc phát triển kinh tế thị trƣờng, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đi đôi với việc tăng trƣởng không ngừng của hoạt động xuất nhập khẩu Việt-Trung, hoạt động buôon lậu trên địa bàn Quảng Ninh cũng diễn ra mạnh mẽ, phức tạp. Buôn lậu xuất hiện từ trƣớc khi mở cửa khẩu (1991) song nó thực sự trở thành vấn nạn kể từ khi biên giới Việt –Trung ở Quảng Ninh đƣợc khai thông.

Buôn lậu là hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới; còn gian lận thƣơng mại là chủ hàng khai báo sai tên hàng, số lƣợng, trọng lƣợng, chủng loại xuất xứ [40].

Quảng Ninh là một trong những tỉnh mà hoạt động buôn lậu diễn ra tƣơng đối phức tạp, cả trên bộ và trên biển. Địa điểm buôn lậu chủ yếu ở Móng Cái, Quảng Hà, Bình Liêu và tuyến đƣờng biển. Bọn buôn lậu thƣờng sử dụng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Thông thƣờng, chúng dùng lực lƣợng cửu vạn chia nhỏ hàng, vận chuyển theo đƣờng mòn tập kết hàng ở địa điểm bí mật. Thâm độc hơn chúng còn bắt ngƣời chuyên chở hàng lậu phải cƣợc tiền, mất hàng phải đền. Do đó lực lƣợng này phải tìm mọi cách để bảo

vệ hàng hóa và chống đối lực lƣợng tuần tra kiểm soát một cách quyết liệt. Nhiều đối tƣợng buôn lậu, khi bị các lực lƣợng Hải quan hoặc thuế vụ phát hiện, đã tìm cách mua chuộc hoặc hành hung để tẩu tán hàng. Thống kê của cơ quan Hải Quan Quảng Ninh cho biết, chỉ riêng năm 1996, đã xảy ra 6 vụ các đối tƣợng buôn lậu hành hung cán bộ hải quan ở cửa khẩu Móng Cái và cửa khẩu Hoành Bồ [13, 160].

Trên tuyến biển, bọn buôn lậu thƣờng dùng các tàu biển có trọng tải lớn đi xa để trốn kiểm soát, hoặc dùng thuyền có mã lực cao ra khơi đón hàng. Hàng hóa trên tàu thì phân tán nhiều nơi, cất gidấu nhiều chỗ. Tàu nhập thì giữ kín dự báo giờ đến cảng, k, khi tàu vào địa điểm neo đậu mới thông báo. Tinh vi hơn, có tàu vào trái cảng để đánh lạc hƣớng,; chuyển hàng sang tàu nhỏ tránh bị bắt, có gian thƣơng còn mặc quân phục của các lực lƣợng vũ trang hay thuê những phƣơng tiện mang biển số quân sự để trở hàng lậu, thậm chí thuê thƣơng binh nặng đi trên phƣơng tiện gây khó khăn cho việc kiểm tra kiểm soát.

Về phƣơng tiện vận chuyển trên bộ của bọn gian thƣơng cũng rất phức tạp và đa dạng. Chúng sử dụng đủ các loại xe: xe có chất lƣợng cao, xe cơ quan nhà nƣớc.,xXe du lịch chtrở khách cho Trung Quốc cũng đƣợc gia cố thêm các hầm hố, vách ngăn, lợi dụng quy định ƣu tiên để vận chuyển hàng lậu. Hiện tƣợng xe vận tải, xe chở khách mang biển hiệu thƣơng binh tham gia trở hàng lậu vào những năm 2000 gia tăng hơn trƣớc.

Những mặt hàng buôn lậu chủ yếu ở Quảng Ninh là vải quần áo, đồ điện tử, heroin, đồ chơi, pháo tết, thuốc lá, rƣợu ngoại, đồng hồ, gạch men và động vật hoang dã quý hiếm, gỗ quý …. Theo báo cáo hàng năm của cục hải quan Quảng Ninh, từ sau khi mở cửa khẩu, hầu nhƣ năm nào cũng diễn ra nhiều vụ buôn lậu lớn trên địa bàn tỉnh nhƣ vụ tàu Thuận Hải (1992); Vụ 9 xà lan Lash (5-1993); Vụ Phƣớc Thiện (1993-1994); Vụ đuổi bắt tàu trở hàng lậu (1994); Vụ Trần Hữu Hùng (3-1997); Vụ Vƣơng Thị Nhƣợng (3-1997); Vụ

buôn lậu tại km1 (3-1998); Vụ thuốc lá “555”(12-2000); Vụ Lái xe liều lĩnh (7-2002); Vụ 260 chiếc quần bò (2003); Vụ hai thùng thuốc lá (4-2004).... [13, 165-168]. Mặc dù những năm gần đây do sự tăng cƣờng kiểm tra kiểm soát của các cơ quan chức năng nên hoạt động này có giảm song vẫn còn cao và ngày càng tinh vi hơn. Những chủ buôn hàng lậu có thể lợi dụng về biểu thuế xuất nhập khẩu (đánh thuế theo tính chất mặt hàng) hoặc lợi dụng qua giá hàng hóa xuất nhập khẩu hoặc thứ nữa là khai báo sai số lƣợng trọng lƣợng hàng hóa xuất nhập khẩu để trốn thuế. Bên cạnh đó do Móng Cái đƣợc hƣởng nhiều chính sách ƣu đãi mới của nhà nƣớc nên các chủ đầu nậu còn lợi dụng cả quy chế khu thƣơng mại, khu cửa khẩu để buôn lậu và gian lận thƣơng mại.

Bảng 3.7: Bảng thống kê số lượng và trị giá các vụ buôn lậu bị hải quan Quảng Ninh phát hiện và xử lí từ năm 1991 đến năm 2004

ĐVT:Đồng Năm Số vụ Trị giá 1991 28 613.463.000 1992 61 13.000.000.000 1993 109 19.300.000.000 1994 199 2.450.000.000 1995 249 5.694.000.000 1996 512 7.556.770.000 1997 838 8.231.000.000 1998 773 13.786.000.000 2000 870 7.933.000.000 2001 1.257 9.472.000.000 2002 1.293 10.927.000.000 2003 1.385 12.670.000.000 2004 814 14.536.000.000

“ Nguồn: Cục hải quan Quảng Ninh, Lịch sử hải quan Quảng Ninh, Nxb QN, 2005, tr162-165”.

Những số liệu cụ thể và những vụ việc điển hình trên phản ánh tình hình buôn lậu và công tác đấu tranh chống buôn lậu, vi phạm pháp luật hải quan ở Quảng Ninh khá phức tạp, từ kiểm tra kiểm soát địa bàn, địa điểm đến đối tƣợng, phƣơng tiện vận chuyển và thủ đoạn gian thƣơng. Vì những món lời khổng lồ mà nó đem lại, gian thƣơng bất luận trong hoàn cảnh nào cũng tìm mọi cách trốn thuế và trốn phạt và sẵn sàng, có khi liều mạng chống ngƣời thi hành công vụ. Trong hoàn cảnh đó đòi hỏi ngƣời thi hành công vụ phải luôn cảnh giác, tỉnh táo, nhạy bén, phát hiện kịp thời và ngăn chặn mọi hành vi gian trá trong thƣơng mại và xử lý theo pháp luật đồng thời cũng phải hết sức kiên định, tránh mọi cám dỗ, mua chuộc.

VậyTtại sao những năm qua, hiện tƣợng buôn lậu và gian lận thƣơng mại lại gia tăng mạnh ở Quảng Ninh? Chúng ta có thể lý giải một phần từ những nguyên nhân sau:

* Về khách quan

Do đặc điểm địa lý hai nƣớc phần lớn là đồi núi, giao thông đi lại chƣa thật sự thuận lợi, hơn nữa các phƣơng tiện cần thiết cho kiểm tra, giám định hàng hóa chƣa đầy đủ. Bởi vậy việc phối hợp giữa các ngành chức năng trong việc giám sát, thống kê ngƣời và hàng hóa qua lại biên giới chƣa chặt chẽ.

* Về chủ quan

Thời gian đầu mới mở cửa cho phép giao lƣu buôn bán qua biên giới, ta chƣa có sự nghiên cứu đầy đủ về những mặt trái của cơ chế thị trƣờng, của buôn bán qua biên giới để có đối sách phù hợp và từ đó xây dựng một chiến lƣợc phát triển tổng thể của mậu dịch biên giới với các nƣớc láng giềng trong đó có Trung Quốc. Vì vậy ta chƣa có một hệ thống chính sách đồng bộ và có hiệu quả trong việc quản lý ngƣời và hàng hóa qua biên giới đặc biệt là chính sách thuế xuất nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch.

Thêm nữa trong bộ phận quản lý buôn bán qua biên giới Việt-Trung ở Quảng Ninh, có những cán bộ quản lý năng lực còn hạn chế, kể cả bộ phận

quản lí buôn bán hàng hóa trực tiếp qua biên giới và bộ phận quản lí an ninh trật tự trên địa bàn, có những cán bộ chuyên trách quan liêu, vô trách nhiệm để các tệ nạn xã hội hoành hành khắp vùng biên, làm mất dáng vẻ văn minh của một đô thị biên giới, số khác lại bị tha hóa biến chất bởi những đồng tiền tham ô, hối lộ đã tiếp tay cho các đƣờng dây buôn bán trái phép qua biên giới. Mặt khác cũng cần phải thấy là trình độ nhận thức về những mặt trái của buôn bán qua biên giới của ngƣời dân còn hạn chế., mMột thực tế nữa là mức sống của cƣ dân đặc biệt là cƣ dân biên giới còn khá khó khăn, do đó họ dễ dàng sa ngã trƣớc những món lời khổng lồ từ buôn lậu nhất là buôn bán trái phép ma túy mà làm những việc phi pháp.

Buôn lậu dẫn đến thất thu thuế - nguồn thu chủ yếu của nhà nƣớc và nguy hại hơn là nó làm vô hiệu hóa công cụ điều tiết sản xuất của nhà nƣớc, lũng loạn giá cả, thị trƣờng, bóp chết sản xuất trong nƣớc, gây tổn hại đến lợi ích làm ăn chính đáng của các thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế. Trầm trọng hơn khi mà những hàng buôn lậu là những hàng giả hoặc hàng kém chất lƣợng thì sẽ ảnh hƣởng lớn đến quyền lợi ngƣời tiêu dùng, thậm chí làm mất danh tiếng, uy tín của cả một thƣơng hiệu. Ngoài ra buôn lậu còn đi liền với tệ nạn hối lộ, làm tha hóa biến chất một bộ phận không nhỏ các cán bộ có chức có quyền và thi hành pháp luật có liên quan ở khu vực biên giới. Bởi vậy, chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại là một công tác có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu của nhà nƣớc và sự phát triển sản xuất . Đây là một công tác khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chuyên trách của tỉnh bao gồm có: Đồn biên phòng cửa khẩu, Chi cục kiểm lâm, chi cục quản lí thị trƣờng, công an kinh tế tỉnh, cục thuế và đặc biệt là cục hải quan Quảng Ninh.

Những năm qua hải quan cửa khẩu Móng Cái và trạm kiểm soát liên hợp Km 15 là những đơn vị đi đầu trên mặt trận chống buôn lậu và gian lận

thƣơng mại trên địa bàn tỉnh bởi đây là hai cơ quan kiểm tra kiểm soát chủ yếu điểm nóng biên giới của tỉnh đó là Móng Cái. Bên cạnh đó, nhờ có sự hỗ trợ đắc lực của các lực lƣợng chuyên trách khác, hàng năm Hải quan Móng Cái và trạm KSLH km 15 luôn đạt thành tích cao trong chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại, góp phần đƣa Hải quan Quảng Ninh trở thành lá cờ đầu trong ngành hải quan cả nƣớc.

Việc phối hợp với các cơ quan hữu quan trong đấu tranh phòng chống buôn lậu của hải quan Quảng Ninh không chỉ dừng lại ở các cơ quan, ngành thuộc địa phƣơng mà còn mở rộng phối hợp với nƣớc bạn. Tháng 4-1995, theo lời mời của cục trƣởng cục hải quan Quảng Ninh Phạm Văn Duyên, đoàn đại biểu hải quan Nam Ninh –Trung Quốc do ông Mạnh Quốc Tài , trƣởng hải quan Nam Ninh làm trƣởng đoàn đã sang thăm, làm việc và cùng nhất trí cho rằng việc chống buôn lậu ở vùng biên giới là chức năng nhiệm vụ của hải quan hai nƣớc, cần tăng cƣờng hợp tác hải quan hai tỉnh để đẩy mạnh công tác điều tra chống buôn lậu, ma túy. Hai bên cùng cử đại diện để trao đổi thông tin, đề xuất ý kiến giải quyết vụ việc. Hai bên thỏa thuận hải quan Móng Cái và hải quan Đông Hƣng luân phiên gặp nhau vào tháng 5 và tháng 10 hàng năm để trao đổi tình hình [13, 169]. Thực tế, trong các hội nghị hải quan biên giới Việt-Trung ở Quảng Ninh hàng năm, lực lƣợng hải quan hai bên (Quảng Ninh-Quảng Tây) cũng đã đạt đƣợc nhiềunhiều thỏa thuận trong trong việc phối hợp điều tra chống buôn lậu nhƣ: hai bên nhất trí tăng cƣờng các hoạt động điều tra và áp dụng các biện pháp thích hợp chống các hoạt động buôn lậu hình sự thuộc khu vực biên giới mỗi nƣớc, để đảm bảo rằng

hàng hóa đƣợc xuất nhập khẩu từ các cảng nhập do mỗi nƣớc qui định trong trƣờng hợp cần thiết, có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát phối hợp theo yêu cầu mỗi bên. Sự phối hợp này đạt hiệu quả rõ rệt vào khoảng đầu những năm 2000 trở lại đây, khi mà hoạt động buôn lậu ngày càng trở nên phức tạp, tinh vi và các phƣơng tiện giao thông, thông tin liên lạc của các lực lƣợng

chuyên trách xử lí giải quyết các vụ buôn lậu đƣợc trang bị hiện đại hơn. Do đó từ những năm mở cửa, mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hải quan và nhân dân hai tỉnh liền kề biên giới nói chung và quan hệ hợp tác chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại nói riêng ngày một đƣợc củng cố. Mối quan hệ này đƣợc vun đắp hàng năm và đƣợc duy trì bền vững cho đến nay.

3.2.2. Các tệ nạn xã hội.

Hoạt động trao đổi thƣơng mại Việt-Trung trên địa bàn Quảng Ninh càng phát triển thì vấn đề quản lí ngƣời và hàng hóa qua lại biên giới ngày càng khó khăn, phức tạp, đó là điều kiện thuận lợi để những bọn ngƣời xấu tranh thủ, lợi dụng hoạt động.

Từ khi mở cửa đến nay, Quảng Ninh nơi đây đã và đang thu hút rất nhiều đối tƣợng đến sinh sống, làm ăn buôn bán., tTrong quá trình đó nơi đây nảy sinh không ít những hiện tƣợng tiêu cực và tệ nạn xã hội, ảnh hƣởng lớn đến quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc trên địa bàn tỉnh nhƣ: buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới, nạn nghiện hút và mại dâm, buôn bán và vận chuyển ma túy, trộm cắp, cƣớp giật…Trong đó buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới hiện đang là vấn đề rất đáng lƣu tâm trên địa bàn Quảng Ninh.

Các cơ quan chức năng đã thống kê và phát hiện từ năm 1991 đến tháng 9-2004 cả nƣớc có tổng số 2.458 vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới với hơn 4000 đối tƣợng phạm tội [111]. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, có khoảng 22.000 Phụ nữ và trẻ em bị bán sang Trung Quốc [109]. Riêng năm 2005, cơ quan công an các cấp phát hiện 209 vụ với 344 đối tƣợng phạm tội buôn bán phụ nữ và trẻ em trên địa bàn cả nƣớc., Trong đó số vụ diễn ra ở Quảng Ninh là 5 vụ, con số này đến năm 2006 tăng lên là 9 vụ [111] trong đó Quảng Ninh là một trong những tỉnh có số vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em nhiều nhất trong cả nƣớc. Số vụ tăng lên đồng nghĩa với số lƣợng phụ nữ và trẻ em bị buôn bán ngày một tăng. Theo thống kê mới nhất của Thông tấn xã Việt Nam năm 2007, các địa phƣơng có nhiều phụ nữ trẻ em bị lừa gạt buôn bán qua biên giới là Lạng Sơn gần 4.400 ngƣời, Quảng Ninh-Thanh Hoá hơn 2500 ngƣời, Nghệ An –Thái Bình 2500 ngƣời…[111].

Hầu hết những ngƣời bị lợi dụng đều là những phụ nữ còn rất trẻ, thƣờng là ngƣời dân tộc vùng sâu vùng xa hoặc ở nông thôn nhiều tỉnh trên cả

nƣớc. Đa số, họ có học vấn thấp, trình độ hiểu biết hạn chế và hoàn cảnh sống khó khăn, do đó rất dễ bị mua chuộc, dụ dỗ. Họ dễ dàng bị lừa gạt trƣớc những lời hứa giả dối về các công việc đƣợc trả lƣơng hậu hĩnh hoặc các cuộc hôn nhân với đàn ông giàu có ngƣời Trung Quốc. Thực tế, khi bị bán sang Trung Quốc cũng có những ngƣời làm phục vụ trong các gia đình, song phần đa là phải lấy những ngƣời chồng đã quá tuổi ở Trung Quốc. Trẻ em bị bán thì bị buộc lao động trong những điều kiện hết sức tồi tệ, bị bóc lột sức lao động, hoặc sử dụng vào các mục đích thƣơng mại, vô nhân đạo khác. Có thể thấy, buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới là một việc làm hết sức mất nhân tính, vi phạm đạo đức con ngƣời, đáng bị xã hội lên án. Việc làm xấu xa đó đã đẩy những mảnh đời ngƣời phụ nữ và những đứa trẻ vào con đƣờng tăm tối, không lối thoát, ảnh hƣởng đến phẩm giá ngƣời phụ nữ Việt Nam, tƣớc đi các quyền lợi và hạnh phúc của họ, gây mất an ninh xã hội và suy rộng ra là làm tổn hại đến mối thâm giao giữa hai dân tộc Trung -Việt. Thực tế, rất nhiều phụ nữ bị bán qua biên giới đã bị đối xử nhƣ là những cái máy thuần túy, bị lạm dụng tình dục. Một số trƣờng hợp còn bị “mua đi bán lại” cho những

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại Việt - Trung trên địa bàn Quảng Ninh giai đoạn 1991-2005 (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)